Định hướng của Sacombank Khánh Hòa phát triển TDCN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)

Tùy vào đặc điểm riêng của từng ngân hàng, mục tiêu theo đuổi và tình hình phát triển kinh tế từng thời kỳ mà mỗi ngân hàng có định hướng riêng về phát triển tín dụng nói chung và TDCN nói riêng. Đối với Sacombank Khánh Hòa Chi nhánh đã vạch ra những kế hoạch phát triển bền vững cho TDCN như sau:

- Về khách hàng:

 Ưu tiên xem xét tăng hạn mức tín dụng và đẩy mạnh tăng trưởng đối với khách hàng có đóng góp thu nhập lớn cho ngân hàng, khách hàng có năng lực tài chính tốt, tình hình kinh doanh ổn định, tăng trưởng, khả năng phát sinh rủi ro thấp, có tài sản đảm bảo an toàn.

 Kiên quyết duy trì và giữ vững quan hệ với khách hàng VIP, khách hàng lâu năm, quan hệ uy tín với những giải pháp cụ thể về lãi suất, phí, tính linh hoạt về tài sản đảm bảo.

 Tiếp tục đóng góp xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi và ban hành những hướng dẫn, văn bản về chính sách, quy trình, quy chế liên quan đến cấp tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn hỗ trợ đơn vị nhưng đảm bảo an toàn, thận trọng.

 Tiếp tục tìm kiếm và ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với những khách hàng mới tiềm năng, khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng, những ngành có triển vọng phát triển, có

tiềm năng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng và có biện pháp đảm bảo an toàn.

- Địa bàn hoạt động: tăng cường cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh việc mở rộng địa bàn phòng giao dịch ra huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, mà còn đánh mạnh vào chiều sâu của từng khu vực hiện có. - Sản phẩm TDCN: tiếp tục hoàn thiện sản phẩm hiện có, đồng thời

cũng triển khai các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường nhằm có chiến lược lâu dài phát triển những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu khách hàng.

- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro: đưa tỷ lệ nợ xấu xuống càng thấp càng tốt

 Thận trọng khi xem xét mở rộng hoặc tăng mức cấp tín dụng đối với một số khách hàng có mức dư nợ lớn tại Chi nhánh.

 Thận trọng cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay nhận tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển có tính rủi ro cao, hàng hóa biến động giá mạnh ( gạo, điều, cà phê...), hàng hóa có thời hạn và điều kiện sử dụng có giới hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)