Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank – Chi nhánh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 39)

Nhận thức được những khó khăn và thách thức, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV đã đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp để hội nhập và phát triển. Trong đó, Chi nhánh đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cho đây là yếu tố quyết định, cần phải có con người có trình độ, có năng lực phẩm chất và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện tại cơ cấu tổ chức và tình hình về CBNV trong chi nhánh như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank Khánh Hòa

Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Ban Giám đốc:

Một Giám đốc là thủ trưởng đơn vị do Hội đồng Quản Trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị và trước pháp luật trong việc điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định mọi công

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI NGHIỆP Phòng Kế Toán và Quỹ Phòng Kinh doanh Quỹ Tiết kiệm Phòng Giao dịch Phòng Kiểm soát rủi ro Bộ phận Quản lý tín dụng Bộ phận Kế toán Bộ phận Hành chính Bộ phận Xử lý giao dịch GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

việc hằng ngày của Chi nhánh theo quyết định ủy nhiệm của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Hai Phó giám đốc ( gồm PGĐ Kinh doanh và PGD Nội nghiệp) giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy nhiệm của Giám đốc đã được chuẩn y của Tổng giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đã được Giám đốc ủy quyền; đề xuất ý kiến giải quyết những vấn đề vướng mắc, những khó khăn trong phạm vi trách nhiệm; miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, có ý kiến tham mưu của Trưởng phòng quản lý nguồn nhân lực và trung tâm huấn luyện Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Phòng giao dịch: có gần đầy đủ các chức năng như Chi nhánh với quy mô nhỏ.

- Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ cấp phát tín dụng, lập và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm đồng thời theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch; đề xuất các biện pháp, chính sách và các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh tài chính. - Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh trình Tổng giám đốc cho

phép triển khai các nghiệp vụ mới theo nhu cầu thực tế tại Chi nhánh.

Quỹ tiết kiệm: được phép thực hiện các chức năng là huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, và làm dịch vụ đại lý chi trả kiều hối và dịch vụ chuyển tiền trong nước.

Phòng kinh doanh ( cá nhân và doanh nghiệp)

- Tiên phong làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng.

- Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Sacombank.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng phân theo cấp ủy

quyền.

- Thường xuyên theo dõi, quản lý dư nợ, nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục kịp thời.

Phòng kiểm soát rủi ro

Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý thông tin hồ sơ vay, theo dõi quản lý các tài khoản vay của khách hàng. Thực hiện công tác tín dụng trong lĩnh vực pháp lý chứng từ và quản lý tài sản đối với tài sản đảm bảo của khách hàng.

Phòng Kế toán và Quỹ Bộ phận Kế toán:

- Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ Ngân hàng và các ngân hàng khác.

- Tổ chức bộ máy kế toán, kho quỹ, kiểm ngân, thiết lập và lưu trữ chứng từ sổ sách, bảng biểu theo quy định thống nhất của Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày, tổng hợp lên bảng cân đối cuối ngày và chuyển số liệu về Hội sở.

Bộ phận hành chính:

- Thực hiện việc mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ theo quy định.

- Theo dõi và quản lý tình hình nhân sự tại Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, công tác phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất của Chi nhánh.

Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các giao dịch với khách hàng liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng. Thực hiện thu chi tiền mặt các loại, tiếp thị cho khách hàng.

2.2 Đánh giá kết quả một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của

Sacombank - Chi nhánh Khánh Hòa trong thời gian 2011 – 2013 2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế cả nước và Khánh Hòa nói riêng. Trong khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, hay thực hiện kinh doanh... chứa đựng quá nhiều rủi ro thì việc gởi tiền vào ngân hàng được xem là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất, do vậy dù lãi suất huy động đã giảm theo chủ trương của NHNN thì lượng vốn huy động của Sacombank Khánh Hòa vẫn ổn định qua các năm.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Sacombank Khánh Hòa 2011–2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 (+)/(-) % (+)/(-) % Tổng 1.750.000 1.798.551 1.670.000 48.551 2,77% -128.551 -7,15% 100% 100% 100% I. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 161.012 517.366 228.818 356.354 221,32% -288.548 -55,77% 9,20% 28,77% 13,70% Có kỳ hạn 1.588.988 1.281.185 1.441.182 -307.803 -19,37% 159.997 12,49% 90,80% 71,23% 86,30%

II. Theo đối tượng

Cá nhân 1.553.197 1.558.080 1.515.414 4.883 0,31% -42.666 -2,74% 88,75% 86,63% 90,74% Doanh nghiệp 196.803 240.471 154.586 43.668 22,19% -85.885 -35,72% 11,25% 13,37% 9,26%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của Sacombank Khánh Hòa)

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn qua các năm 2011 - 2013

Nhìn chung, lượng vốn huy động qua các năm tương đối ổn định, mức tăng giảm biến động không nhiều. Năm 2011 lượng vốn huy động được là 1.750.000 triệu đồng; đến năm 2012 huy động được 1.798.551 triệu đồng, tăng 48.551 triệu đồng, tương ứng tăng 2,77% so với 2011, 2012 là năm khủng hoảng của nền kinh tế khi các kênh đầu tư khác chứa đựng quá nhiều rủi ro thì gởi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn tối ưu cho dù lãi suất đã giảm 5% từ 14% xuống còn 9% và mặc cho những khủng hoảng của ngành ngân

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.750.000

1.798.551

hàng ( tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Agribank, vụ Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm chiếm đoạt 4.900 tỷ đồng, Bầu Kiên cùng 6 đồng phạm gây thiệt hại 1.700 tỷ đồng và hàng loạt những vụ M&A các ngân hàng yếu kém) thì Sacombank Khánh Hòa vẫn thu hút được khách hàng gởi tiền bởi Sacombank là một trong những ngân hàng lâu đời và uy tín nhất trên địa bàn; tuy nhiên, năm 2013 mức huy động đã giảm xuống 128.551 triệu đồng, tương ứng giảm 7,15% so với 2012 và đạt mức 1.670.000 triệu đồng, bởi nền kinh tế năm này đã có dấu hiệu hồi phục, cả cá nhân và tổ chức giảm dòng tiền gởi vào ngân hàng để chuẩn bị đầu tư cho những kế hoạch phát triển đón đầu thị trường.

Huy động vốn phân theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.2 Hoạt động huy động vốn phân theo kỳ hạn

Lượng vốn huy động có kỳ hạn cao hơn nhiều so với vốn không kỳ hạn và luôn chiếm trên 71%, thậm chí năm 2011 chiếm đến hơn 90% tổng vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là khoản tiền của khách hàng để trong các loại thẻ của Sacombank. Trong khi lượng tiền gửi có kỳ hạn giảm nhẹ 19,37% vào năm 2012 và tăng 12,49% vào năm 2013, thì tiền gửi không

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 161.012 515.366 228.818 1.588.988 1.281.185 1.441.182 Không KH Có KH

kỳ hạn gần như ngược lại với mức tăng mạnh 221,32% so với 2011 vào năm 2012 và giảm xuống 55,77% so với 2012 vào năm 2013. Năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn có mức tăng mạnh đột biến lên đến 356.354 triệu đồng tương ứng tăng đến 221,32% so với 2011, lý giải cho sự tăng mạnh của tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 là trong năm này cụ thể trong tháng 7/2012 Sacombank Khánh Hòa triển khai chương trình “ tuần lễ thẻ” với nhiều khuyến mãi cho khách hàng như miễn phí phát hành thẻ ( 99.000 VNĐ), miễn phí thường niên năm đầu tiên ( 66.000 VND) và chỉ cần 10.000 VNĐ để phong tỏa tài khoản, đã thu hút một lượng lớn khách hàng mở tài khoản mà đặc biệt là thẻ thanh toán và thẻ visa. Đồng thời, trong năm này khách hàng được quảng cáo, giới thiệu và cũng hiểu nhiều hơn về những tiện ích của thẻ ATM, cùng với đó Sacombank Khánh Hòa cũng thực hiện triển khai mạnh việc thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, nạp tiền điện thoại.... mọi lúc, mọi nơi thông qua dịch vụ iBanking và Mplus, đồng thời khách hàng có thể thanh toán tiền một cách tiện lợi hơn khi mua sắm tại những nơi có máy POS của Sacombank, những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank mang lại đã thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia thanh toán qua thẻ, do đó lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng đột biến trong năm 2012. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, một bộ phận khách hàng phản hồi rằng họ không kiểm soát được hành vi tiêu dùng của chính họ, vì việc thanh toán quá thuận lợi nên mức mua sắm, chi tiêu nhiều hơn bình thường đã làm cho khoản tiền dành cho chi tiêu của họ tăng mạnh, vì thế họ quyết định khắc phục bằng cách hạn chế lượng tiền gởi vào thẻ ATM, và thay vào đó gởi tiền có kỳ hạn nhằm thu được lợi từ lãi suất cao hơn khi gởi tiền không kỳ hạn.

Huy động vốn phân theo đối tượng

Biểu đồ 2.3: Hoạt động huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng

Đối tượng huy động vốn chủ yếu của Sacombank Khánh Hòa vẫn là cá nhân với mức huy động luôn chiếm trên 86% tổng huy động. Điều này cũng là dễ dàng để lý giải, bởi Khánh Hòa đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng tiền gởi vào chủ yếu là để vừa đủ thanh toán tiền hàng hóa, chứ không nhằm đầu tư lấy lãi. Trong khi huy động về phía cá nhân khá ổn định vì đặc điểm của cá nhân khi gởi tiền là nhằm tiết kiệm cho lâu dài do vậy thay đổi trong lượng tiền huy động của cá nhân qua các năm ít có sự biến động, cụ thể là năm 2012 tăng 4.883 triệu đồng tương ứng tăng 0,31% so với 2011 và 2013 có mức giảm nhẹ 42.666 triệu đồng tương ứng giảm 2,74% so với 2012. Thì huy động về phía doanh nghiệp có sự biến động khá mạnh hơn cá nhân, bởi đối tượng khách hàng này có nhu cầu vốn lớn và thường xuyên thay đổi theo chu kỳ kinh doanh, năm 2012 tăng 43.668 triệu đồng tương ứng tăng 22,19% và 2013 giảm 85.885 triệu đồng tương ứng với mức giảm 35,72% so với 2012; vì 2013 có dấu hiệu ấm lên của nền kinh tế các doanh nghiệp giảm lượng tiền gởi vào để đầu tư đón đầu thị trường.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.553.197 1.558.080 1.515.414

196.803 240.471 154.586

2.2.2 Hoạt động cho vay vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm qua 2011- 2013, được xem là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, do đó tình hình cho vay của Sacombank Khánh Hòa cũng gặp nhiều thách thức.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay vốn của Sacombank Khánh Hòa 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 (+)/(-) % (+)/(-) % Dư nợ 1.555.000 1.772.000 1.654.000 217.000 13,95% -118.000 -6,66% I. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 552.107 718.980 671.451 166.873 30,22% -47.529 -6,61% 35,51% 40,57% 40,60% Trung dài hạn 1.002.893 1.053.020 982.547 50.127 5,00% -70.473 -6,69% 64,49% 59,43% 59,40%

II. Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 581.028 542.970 567.834 -38.058 -6,55% 24.864 4,58% 37,37% 30,64% 34,33% Doanh nghiệp 973.972 1.229.030 1.086.166 255.058 26,19% -142.864 -11,62% 62,63% 69,36% 65,67%

Biểu đồ2.4: Hoạt động cho vay qua các năm 2011 - 2013

Nhìn chung, dư nợ cho vay qua các năm cũng tương đối ổn định, sự biến động xảy ra không nhiều. Năm 2011 dư nợ đạt 1.555.000 triệu đồng, năm 2012 thực hiện chủ trương của tỉnh và ngân hàng nhà nước chi nhánh Khánh Hòa Sacombank đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn bằng cách giảm lãi suất làm cho dư nợ năm này tăng 217.000 triệu đồng tương ứng tăng lên 13,95% so với 2011 và đạt mức 1.772.000 triệu đồng; năm 2013, tình hình các doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện tuy nhiên đầu ra của sản phẩm chưa thật sự ổn định nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay thêm làm dư nợ của Sacombank Khánh Hòa giảm xuống 118.000 triệu đồng tương ứng giảm 6,66% so với 2012 và đạt giá trị 1.654.000 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế, khi mà nền kinh tế phát triển hay GDP tăng trưởng tốt, người dân và các tổ chức mới có nhu cầu vay vốn để nâng cao cuộc sống và mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng nếu kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn thì nhu cầu vay giảm xuống hoặc có vay cũng chỉ để tháo gỡ khó khăn hiện tại.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.555.000

1.772.000

Cho vay phân theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.5: Hoạt động cho vay vốn phân theo kỳ hạn

Về tỷ trọng, cho vay trung và dài hạn luôn chiếm trên 59% tổng vốn cho vay so với cho vay ngắn hạn. Giai đoạn 2011 đến 2013 cho thấy sự thay đổi trong tỷ trọng cho vay, trong khi cho vay ngắn hạn tăng dần từ chiếm 35,51% lên đến 40,60% thì cho vay trung dài hạn lại giảm dần từ 64,49% xuống còn 59,40%, phần nào cho ta thấy được xu hướng cho vay của Sacombank Khánh Hòa tăng cho vay kỳ hạn ngắn và giảm cho vay dài hạn, do sự biến động từ phía thị trường kinh tế đem lại cho các khoản cho vay dài hạn quá nhiều rủi ro.

Về giá trị, cả cho vay theo kỳ hạn ngắn và trung dài hạn đều có sự biến đổi theo chiều hướng tăng vào năm 2012 và giảm xuống vào năm 2013. Năm 2012, cho vay ngắn hạn tăng tương đối mạnh, từ 552.107 triệu đồng năm 2011 lên 718.980 triệu đồng tương ứng với mức tăng 30,22%, còn cho vay trung dài hạn tăng nhẹ 5% từ 1.002.893 triệu đồng lên mức 1.053.050 triệu đồng. Năm 2013 thì cả ngắn hạn và trung dài hạn đều giảm với tỷ lệ gần như nhau lần lượt giảm 6,61% và 6,69% so với 2012.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 552.107

718.980 671.451

1.002.893 1.053.020 982.547

Cho vay theo đối tượng

Biểu đồ 2.6: Hoạt động cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm ưu thế hơn đối với cá nhân, dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm trên 62% trong tổng cho vay, bởi lẽ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mức vay ngân hàng dành cho đối tượng doanh nghiệp sẽ luôn cao hơn bởi tính rõ ràng khi thẩm định doanh nghiệp cao hơn cá nhân. Cho vay đối với cá nhân như cho vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng... chủ yếu là phục vụ nhu cầu cuộc sống. Còn với các công ty mục đích vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thay đổi máy móc thiết bị,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)