Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 92)

- Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Cả doanh nghiệp và cá nhân đều chịu ảnh hưởng lớn. Hơn nữa đối tượng cá nhân thường có nhu cầu sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào điều kiện của nền kinh tế, do vậy sự thay đổi nhỏ từ phía nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hành vi tín dụng của cá nhân.

- Cuộc cạnh tranh quá khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh để dành thị phần TDCN. Như đã phân tích ở phần sự cần thiết thì TDCN đang là mảng tín dụng hấp dẫn thu hút được nhiều ngân hàng thuộc hầu hết loại hình tham gia như Agribank ( 100% vốn nhà nước), ngân hàng MHB ( ngân hàng TMCP nhà nước mới đặt chi nhánh tại Khánh Hòa), ngân hàng Quân Đội MB ( ngân hàng TMCP )...

- Tâm lý của người Việt Nam vẫn còn có suy nghĩ ngại tiếp xúc với ngân hàng vì sợ những ràng buộc pháp lý, sợ những thủ tục giấy tờ rườm rà hay ngại khi kê khai tài chính với ngân hàng, mà lựa chọn vay người thân bạn bè để tài trợ nhu cầu vốn. Bên cạnh đó, khách hàng tiếp cận nguồn thông tin khá dễ dàng và rất nhạy cảm đối với những thay đổi về sản phẩm vay giữa các ngân hàng, đặc biệt là yếu tố lãi suất.

- Cơ cấu tổ chức vẫn chưa tách bạch giữa các công việc, một chuyên viên quan hệ khách hàng phải thực hiện hết toàn bộ quy trình cho vay. - Cơ cấu phân chia địa bàn CVKH cá nhân chưa thật sự hợp lý với tình

hình riêng của tỉnh và mạng lưới hoạt động của chi nhánh. Làm tăng áp lực công việc đồng thời làm cho việc giải ngân một số khoản vay bị chậm lại.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 92)