TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) – chi nhánh Khánh Hòa 2.4.1 Các sản phẩm TDCN và các hình thức TDCN tại Sacombank Khánh Hòa
Sacombank Khánh Hòa là một trong những Chi nhánh chính đối với khu vực Nam, Trung bộ và Tây Nguyên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, do vậy Chi nhánh thực hiện tất cả các sản phẩm mà Sacombank triển khai trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm tín dụng cá nhân cùng với đặc điểm, thời hạn cho vay, mức vay, tài sản đảm bảo và lãi suất cụ thể như sau:
Sản phẩm Đặc điểm Mức CV tối đa Thời hạn CV Tài sản BĐ
CV sản xuất
kinh doanh Không giới hạn
Phụ thuộc phương án KD BĐS, phương tiện, máy móc thiết bị, hàng hóa CV du học Công ty du học liên kết 100% học phí và
chi phí sinh hoạt 120 tháng
BĐS, thẻ tiết kiệm/ số dư tiền gửi CV mua nhà Dự án nhà có liên kết với Sacombank 100% giá trị mua/ nhận chuyển nhượng BĐS 15 năm Căn hộ dự án liên kết với Sacombank
CV mua xe Đại lý ô tô có có liên kết với Sacombank 100% nhu cầu, 70% giá trị xe 60 tháng Chính chiếc xe mua CV chứng minh năng lực tài chính Công ty du học liên kết Phụ thuộc KH 12 tháng
Số dư tài khoản tiền gửi, thẻ tiết kiệm hình thành từ vốn vay và vốn tự có CV tiêu dùng CBNV Đơn vị có liên kết với Sacombank 80 triệu với CBNV, 100 triệu với trưởng phó đơn vị 48 tháng Không cần TSBĐ CV tiểu thương chợ Ban quản lý chợ liên kết với Sacombank
500 triệu 3 năm Quyền sử dụng
sạp
Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất áp dụng với khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ: áp dụng theo quy định của Sacombank trong từng thời kỳ.
Lãi suất áp dụng đối với các khoản vay quá hạn: tối đa là 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Đây là những sản phẩm cùng với quy định chung của Sacombank, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm riêng có của từng chi nhánh, từng địa phương và từng thời kỳ mà có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp hay phát triển thêm những sản phẩm mới riêng biệt. Đối với Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, có điều kiện là một tỉnh ven biển phát triển ngư nghiệp và dịch vụ du lịch là chính, đó là đặc điểm riêng biệt cho Chi nhánh Khánh Hòa phát triển sản phẩm liên quan đến đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch.
Chấp nhận
Từ chối
2.4.3 Quy trình nghiệp vụ TDCN tại Ngân hàng Sacombank
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Kiểm tra hồ sơ, thẩm định khách hàng
Kiểm soát
Xét duyệt
Soạn thảo hợp đồng tín dụng
Ký kết hợp đồng
Hạch toán khai báo trên T24 của giao dịch viên, giải ngân khoản vay
Theo dõi việc sử dụng khoản vay
Tất toán khoản vay
Nêu lý do bằng văn bản
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký vay vốn
CVKH tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị vay: giấy đề nghị vay phải có đầy đủ thông tin chính xác và có sự kiểm tra xác nhận của CVKH;
- Giấy chứng minh thư/ hộ chiếu còn hiệu lực trong thời hạn khoản vay;
- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn ( nếu nơi ở khác nơi đăng ký hộ khẩu);
- Tài liệu giải trình mục đích sử dụng vốn; - Tài liệu chứng minh thu nhập để trả nợ; - Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, tùy từng mục đích vay cụ thể mà ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải có thêm một số giấy tờ cần thiết khác. Chẳng hạn, nếu hợp đồng tín dụng là cho vay mua nhà, hồ sơ của khách hàng phải bao gồm cả hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán nhà, tài sản bảo đảm chính là nhà hoặc đất thì số đỏ phải đứng tên người vay nếu không phải người vay đứng tên phải có giấy ủy quyền, đồng thời nếu độc thân phải có giấy xác nhận, còn nếu đã có gia đình thì cả vợ và chồng phải cùng ký vào giấy đề nghị vay vốn; đối với cho vay du học thì người vay phải có giấy chứng minh chi phí du học ( thông báo học phí, sinh hoạt phí từ cơ sở giáo dục ở nước ngoài) hoặc các chương trình tài liệu liên quan đến việc lập thủ tục đi học; cho vay CBNV thì phải có bảng lương 3 tháng gần nhất, quyết định nâng lương ( nếu có) hoặc quyết định bổ nhiệm ( đối với cấp trưởng, phó đơn vị muốn vay trên 80tr).
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định cho vay
CVKH sẽ kiểm tra hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định các tiêu chí theo quy định của Sacombank về thời gian thực hiện thẩm định khách hàng, tài sản
đảm bảo, mục đích vay vốn, phương án trả nợ ... và làm tờ trình trong thời gian không quá 2-5 ngày làm việc tùy vào khoản vay. Trong giai đoạn này, bắt buộc phải xác định chính xác thông tin về khách hàng, ví dụ như:
- Chứng minh nhân dân có còn thời hạn ( không được vượt quá 15 năm). - Khách hàng vay đang đăng ký thường trú hay tạm trú? xác định thời
gian tạm trú tại địa phương.
- Đối với cho vay CBNV, kiểm tra số lượng người phụ thuộc và kiểm tra bảng lương để biết được số lương sau khi trả lãi ngân hàng thì sẽ còn lại bao nhiêu, có đủ để đảm bảo cuộc sống của khách hàng và người phụ thuộc? Ngoài ra, còn gọi cho đồng nghiệp của người vay để hỏi thêm thông tin về mối quan hệ, tính cách....
- Đối với cho vay tiểu thương phố chợ, làm sao để biết được tình hình kinh doanh của chủ sạp? CVKH sẽ photo lại sổ tay ghi chép của người vay xem số lượng nhập, xuất ra định kỳ như thế nào để qua đó đánh giá tình hình hoạt động, ngoài ra còn phải xem thời gian ghi chép có liên tục hay không để đánh giá về tính trung thực của khách hàng. Sau đó, CVKH thực hiện trình hồ sơ lên lãnh đạo Phòng kinh doanh để xem xét phê duyệt khoản vay theo quy định.
Bước 3: Kiểm soát việc thẩm định hồ sơ khoản vay
Trong vòng một ngày làm việc, lãnh đạo phòng Kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ nếu thấy cần thiết để đảm bảo hồ sơ khách hàng đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính pháp lý. Sau đó, lãnh đạo phòng ghi ý kiến ( nếu có), ký và chuyển cho Ban giám đốc/ Người được ủy quyền phê duyệt. Nếu lãnh đạo Phòng là người được uỷ quyền phê duyệt khoản vay thì sẽ trực tiếp phê duyệt khoản vay sau khi có ý kiến của CVKH và nhân viên quản lý rủi ro tín dụng.
Sau khi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có ý kiến và chữ ký kiểm soát của lãnh đạo phòng kinh doanh, CVKH sẽ trình hồ sơ lên Giám đốc chi nhánh hoặc người được Tổng giám đốc Ủy quyền để phê duyệt của các cấp sẽ được Tổng giám đốc quy định cụ thể cho từng mục đích vay cụ thể. Số tiền vay càng lớn, cấp có thẩm quyền phê duyệt càng cao. Thời gian phê duyệt của cán bộ được ủy quyền phê duyệt không quá một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ do cán bộ cấp dưới chuyển lên. Nếu khoản vay không được phê duyệt, CVKH phải soạn thảo lý do từ chối bằng văn bản dựa trên phê duyệt của Giám đốc hoặc người được ủy quyền và thông báo với khách hàng. Nếu hồ sơ được phê duyệt, CVKH thực hiện thông báo bằng điện thoại cho khách hàng về khoản vay đã được phê duyệt và đề nghị họ hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị giải ngân.
Bước 5: Soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ
Sau khi được phê duyệt, CVKH lập hồ sơ chuẩn bị giải ngân, bao gồm: hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị phát tiền vay và khế ước nhận nợ. Sau đó, đưa hồ sơ cho khách hàng và giám sát chứng kiến việc khách hàng ký vào Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ theo mẫu.
Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng
CVKH chuyển Hợp đồng sau khi đã được lãnh đạo phòng kinh doanh ký nháy cho Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ để giải ngân cho khách hàng.
Bước 7: Hạch toán và giải ngân tiền vay
Sau khi ký hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ, CVKH hướng dẫn khách hàng viết giấy lĩnh tiền để giải ngân khoản vay hoặc chuyển khoản để chi trả theo mục đích vay vốn tương tự các khoản vay bán lẻ khác, đồng thời đưa hồ sơ lên bộ phận kế toán để tiến hành hạch toán khai báo khoản vay trên hệ thống T24 của giao dịch viên ngân hàng, thu phí và giải ngân tiền vay.
CVKH sẽ lưu giữ và kiểm soát hồ sơ sau khi giải ngân. Bên cạnh đó, họ có trách nhiệm kiểm tra quá trình trả nợ của người vay theo lịch trả nợ đã thỏa thuận. Trường hợp trả nợ trước hạn, khách hàng phải thông báo bằng văn bản và sẽ chịu mức phí trả trước theo thỏa thuận.
Bước 9: Gia hạn hoặc tất toán khoản vay
Việc gia hạn khoản vay áp dụng theo quy định của Sacombank về điều kiện gia hạn khoản vay. Khách hàng chỉ được gia hạn thời gian tối đa không quá 12 tháng. Khi khoản vay đến hạn tất toán hoặc khách hàng tất toán khoản vay trước hạn, chuyên viên kế toán hoặc chuyên viên phân tích hỗ trợ kinh doanh thực hiện việc tất toán cho khách hàng khi đã hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng.
Bước 10: Lưu hồ sơ
Đây là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng, tất cả thông tin về khách hàng cũng như lịch sử vay vốn ... phải được lưu lại nhằm làm căn cứ thẩm định, và rút ngắn thời gian thẩm định cho những lần vay sau của khách.
Đối với cho vay CBNV thì các bước kiểm soát, xét duyệt, hạch toán và giải ngân khoản vay được thực hiện nhanh chóng ngay sau khi hoàn tất bước thẩm định chỉ sau 15-30 phút.
Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank được thực hiện rất chặt chẽ, thông qua các bước kiểm soát, xét duyệt các cấp từ trưởng phòng đến Ban giám đốc, đảm bảo tính đầy đủ pháp lý, giấy tờ và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay. Bên cạnh đó, quy trình cũng cho thấy vai trò rất quan trọng của CVKH; CVKH phải theo suốt khoản vay từ khâu đầu tiên nhận hồ sơ cho đến khi giải ngân và tất toán khoản vay, trong đó quan trọng nhất là công tác thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo, bởi chính CVKH là người thẩm định và đưa ra ý kiến làm cơ sở cho cấp trên phê duyệt khoản vay, do vậy nếu CVKH không nắm vững chuyên môn, kỹ năng thẩm
định chưa tốt sẽ rất dễ gây thiếu sót trong khâu thẩm định, hơn nữa thời gian thẩm định của CVKH chỉ từ 2 – 5 ngày là quá ngắn đối với khoản vay của khách hàng mới hoặc tài sản đảm bảo phức tạp, càng làm tăng khả năng đưa ra xét duyệt sai lầm.
2.4.4 Quy mô hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank Khánh Hòa 2.4.4.1 Tỷ trọng dư nợ TDCN/ tổng dư nợ
Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ TDCN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
S. Tiền % S. Tiền % S. Tiền %
Cá nhân 581.028 37,37% 542.970 30,64% 567.834 34,33%
Doanh nghiệp 973.972 62,63% 1.229.030 69,36% 1.086.166 65,67%
Tổng 1.555.000 100% 1.772.000 100% 1.457.488 100%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của Sacombank Khánh Hòa)
TDCN chiếm chưa đến 40% trong tổng tín dụng, và có xu hướng biến động khi từ 37,37% năm 2011 giảm xuống chỉ còn chiếm 30,64% tổng cho vay năm 2012, rồi tỷ trọng lại tăng lên chiếm 34,33% năm 2013, cho thấy sự phát triển TDCN còn khá bấp bênh mà chưa thật sự chắc chắn. Tỷ trọng này chưa tương xứng với chi nhánh của một ngân hàng lớn lấy hoạt động bán lẻ làm định hướng phát triển trong tương lai như Sacombank. Hơn nữa, như đã phân tích ở phần sự cần thiết của đề tài thì Khánh Hòa là tỉnh có điều kiện rất tốt để TDCN phát triển; bên cạnh đó nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp đã giảm bởi đầu ra thị trường chưa thật sự ổn định, vì vậy thật phí hoài nếu như với tiềm lực hiện có và sự hỗ trợ từ phía hội sở mà Sacombank Khánh Hòa không phát triển hơn nữa mảng TDCN.
2.4.4.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDCN
Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ TDCN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cá nhân 581.028 542.970 567.834
Tốc độ tăng trưởng -6,55% 4,58%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của Sacombank Khánh Hòa)
Tốc độ tăng trưởng là chỉ số thể hiện mức độ phát triển về giá trị của TDCN. Con số tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt -6,55% cho thấy mức cho vay đối với cá nhân năm 2012 đã giảm 6,55% so với 2011, thật vậy giá trị cho vay đã giảm từ 581.028 triệu đồng năm 2011 xuống còn 542.970 triệu đồng năm 2012. Năm 2013 chỉ tiêu này có giá trị là 4,58% cho thấy tín dụng đối với cá nhân năm 2013 đã tăng 4,58% so với 2012, về giá trị dư nợ cá nhân đã tăng từ 542.970 triệu đồng năm 2012 lên 567.834 triệu đồng năm 2013.
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như định hướng kinh doanh của ngân hàng, tình hình kinh tế của địa phương, thu nhập của người dân.... Đối với Sacombank Khánh Hòa, từ nhiều năm nay Chi nhánh cũng đã có kế hoạch phát triển mảng TDCN theo đúng mục tiêu phát triển của Sacombank là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên năm 2012 thực hiện chủ trương của Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Khánh Hòa và UBND tỉnh, Sacombank Khánh Hòa ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ 30 doanh nghiệp tại Khánh Hòa với mức lãi suất ưu đãi nhằm giúp công ty vượt qua tình hình khó khăn, cũng là giúp chính ngân hàng giải quyết tình trạng nợ quá hạn khi tạo điều kiện cho công ty làm ăn có lãi để trả nợ, do đó lượng vốn dành cho KHCN phần nào giảm xuống. Bên cạnh đó, do tình hình kinh doanh không thuận lợi các doanh nghiệp thực hiện giảm lao động,
giảm lương,... trong khi đó giá cả các mặt hàng lại có xu hướng tăng lên đã làm cho bộ phận cá nhân “ thắt chặt hầu bao” giảm nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh do vậy nhiều cá nhân không có nhu cầu tiếp tục vay và cũng rất ít cá nhân vay mới, làm cho dư nợ của năm 2012 giảm 6,55% so với 2011.
2.4.4.3 Cơ cấu TDCN
Hiện tại ngân hàng Sacombank Khánh Hòa đang triển khai 3 nhóm sản phẩm TDCN bao gồm cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua, sửa chữa, xây dựng nhà và cho vay tiêu dùng với 2 kỳ hạn ngắn hạn và trung dài hạn. Cụ thể cơ cấu dư nợ tín dụng 3 năm 2011 – 2013 như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ TDCN
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ST % ST % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 191.629 123.156 176.579 -68.473 -35,73% 53.423 43,38% 32,98% 22,68% 31,10% Trung dài hạn 389.399 419.814 391.255 30.415 7,81% -28.559 -6,80% 67,02% 77,32% 68,90% Theo nhóm sản phẩm CV SXKD 369.485 341.465 356.748 -28.020 -7,58% 15.283 4,48% 63,59% 62,89% 62,83% CV mua, sửa chữa, xây dựng nhà 25.220 114.623 76.058 89.403 354,49% -38.565 -33,65% 4,34% 21,11% 13,39% CV tiêu dùng 186.323 86.882 135.028 -99.441 -53,37% 48.146 55,42% 32,07% 16,00% 23,78% Tổng 581.028 542.970 567.834 -38.058 -6,55% 24.864 4,58%
Theo kỳ hạn, trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ ưu thế trên 67% tổng cho