Dạy học tác phẩm văn học Bắc Giang tr1975:

Một phần của tài liệu Khái quát ngữ văn địa phương Bắc Giang (Trang 40)

II- hớng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:

2. Dạy học tác phẩm văn học Bắc Giang tr1975:

Chọn một trong 5 văn bản (văn học trung đại: bài ký đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (bài hoạ)); văn học hiện đại : Tiếng chim tu hú, Hơng cỏ mật. Trong những món ăn truyền lại để dạy học trên lớp.

bài ký đề tên tiến sĩ khoa nhâm tuất, niên hiệu đại bảo thứ 3

(Trích)

I- Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Hiểu đợc sơ bộ t tởng, chính sách giáo dục, đào tạo và bồi dỡng hiền tài của cha ông ta xa.

2. Hiểu đợc sơ bộ quan điểm về hiền tài của Thân Nhân Trung (hiền tài là nguyên khí của đất nớc).

3. Có thái độ đúng và có chí tiết thủ trong học tập.

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

Năm 1484, trong thời kỳ cực thịnh của Nhà nớc phong kiến Việt Nam, vua Lê Thánh Tông, ngời đã có công xây dựng một đất nớc phát triển về mọi mặt: kinh tế - xã hội - chính trị, văn hoá, đặc biệt là giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nớc, đã giao cho Thân Nhân Trung soạn một bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu để nói về khoa thi hội năm 1442, dới thời Lê Thái Tông. Đây là khoa thi tiến sĩ đầu tiên sau gần nửa thế kỷ gián đoạn vì chiến tranh và loạn lạc, đợc nhà vau tổ chức với quy mô rộng lớn, với nguyên tắc chặt chẽ, với sự tham gia chấm thi của nhiều bậc hiền tài nổi tiếng. 33 vị tân khoa đỗ trong kỳ thi này đều là những bậc tài danh. Lê Thái Tông còn xuống chiếu cho dựng bia đá ở Văn Miếu để ghi danh các bậc đại khoa, tiếc rằng những ý định tốt đẹp ấy cha kịp thực hiện thì vị hoàng đế trẻ tuổi đã đột ngột băng hà.

Gần 20 năm sau, triều Lê lại có một vị hoàng đế "thiên t sáng suốt, anh minh quyết đoán, văn võ song toàn, nâng đỡ ngời tài" (lời Vũ Quỳnh). Đó là Lê Thánh Tông (1460-1497). Chính Lê Thánh Tông là ngời thực hiện ý nguyện của tiên đế Thái Tông cho dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Văn Miếu. Tấm bia đầu tiên đ- ợc dựng vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484) dành để khắc tên những ngời đã đỗ khoa thi năm Nhâm Tuất, trong đó có vị đã thành danh nh Ngô Sĩ Liên nhờ có những cống hiến lớn lao.

Hoạt động 2: Đọc - hiểu chú thích:

- Giáo viên hớng dẫn học sinh p hân đoạn và đọc. Có thể chia văn bản thành ba đoạn,

+ Đoạn 1: từ đầu cho đến cân nhắc bổ dụng (chính sách giáo dục và đào tạo thiên tài của vua Lê Thái Tổ).

+ Đoạn 2: Từ vẻ vang thay đến không ai không theo con đờng ấy (chính sách giáo dục và đào tạo hiền tài của vua Lê Thái Tông)

+ Đoạn 3: Từ Kính nghĩ đến hết (quan điểm và chính sách giáo dục, đào tạo hiền tài của bua Lê Thánh Tông).

- Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích và giải nghĩa thêm những từ khó trong văn bản.

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản.

- Giáo viên hớng dẫn học sinh trao đổi thảo luận các câu hỏi:

1. Chính sách giáo dục và đào tạo, bồi dỡng hiền tài của vua Lê Thái Tổ thể hiện ở 4 điểm chính sau:

- Xây dựng trờng học: ban chiếu khắp thiên hạ để mở mang trờng học, trong kinh có Quốc Tử Giám, ngoài phủ có các nhà học.

- Tuyển chọn học sinh. giám định: ngời thân hành tuyển chọn con cháu các quan, các bậc tuấn tú trong dân: mở rộng phạm vi tuyển chọn trong nhân dân, lấy con em những nhà lơng thiện. Nền tảng bồi dỡng nhân tài thật là rộng rãi.

- Thi cử: quan tâm, coi trọng, đổi mới thi cử - Bổ dụng: tuỳ tài mà cân nhắc bổ dụng.

2. Chính sách giáo dục và đào tạo bồi dỡng hiền tài của vua Lê Thái Tông. - Sắp xếp chính sự, trau dồi tục hay.

- Mở mang việc học: xem xét nhân văn, giáo hoá thiên hạ, trọng đạo sùng nho.

- Trọng dụng nhân tài: kén kẻ sĩ là việc làm trớc tiên trong phép trị nớc, mở khoa thi Hội năm Đại Bảo thứ 3 với quy mô rộng lớn và nguyên tắc chặt chẽ.

- Xuống chiếu dựng bia đá ghi danh các bậc đại khoa đặt ở Văn Miếu. 3. Quan điểm và chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dỡng hiền tài của vua Lê Thánh Tông.

- Quan điểm giáo dục quyết định chính sách giáo dục của một quốc gia. Thân Nhân Trung đã nêu lên những điểm cơ bản trong quan điểm về hiền tài của Nhà nớc phong kiến triều Lê. Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí của đất nớc..."

Nói hiền tài là nguyên khí của đất nớc ý nói hiền tài là nhân tố đầu tiên, là thớc đo tiêu chuẩn của một đất nớc. Có hiền tài sẽ có tất cả. Hiền tài là một thứ tài nguyên đặc biệt, là nhân tố đóng vai trò quyết định sự hng thịnh của mỗi quốc gia.

+ Thế nào là hiền tài? Hiền tài là ngời có đủ đức hạnh và tài năng (có đủ đức, tài), đem hết tài năng và đức hạnh ấy phục vụ cho đất nớc.

+ Thế nào là nguyên khí? nguyên khí là khí đầu tiên sinh ra các khí khác, vật khác. Phàm phép đo lờng đều có tiêu chuẩn nhất định, cái đồ để làm tiêu chuẩn ấy gọi là nguyên khí. Vì thế, hiền tài có quan hệ rất mật thiết đối với sự

phát triển của đất nớc, sự suy thịnh của đất nớc gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài.

Hiền tài là nguyên khí của đất nớc là một chân lý có ý nghĩa phổ biến đối với mọi quốc gia, qua mọi thời kỳ lịch sử.

- Chính từ quan điểm về hiền tài đúng đắn ấy, Lê Thánh Tông không những đã tiếp tục sự nghiệp của các vua tiền triều mà còn đặc biệt quan tâm đến chính sách giáo dục và đào tạo hiền tài. Ngoài việc đãi ngộ đầy đủ về vật chất và tinh thần theo nh lệ cũ, nhà vua còn truyền lệnh dựng bia đá khắc tên những ngời thi đỗ và đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, để lời khen tiếng thơm truyền lại hậu thế, để động viên kẻ sĩ rèn luyện danh tiết, gắng sức phụng sự đất nớc. Quan điểm giáo dục và đào tạo hiền tài của Lê Thái Tông. Chính Lê Thánh Tông là ng- ời đã minh oan cho Nguyễn Trãi và thực hiện ý nguyện của Lê Thái Tông cho dựng tấm bia đá ghi danh tiến sĩ đầu tiên này. Lê Thánh Tông đã thấm thía bài học đau xót tự vụ Lệ Chi Viên dẫn tới cái chết oan khốc của Nguyễn Trãi - ngời trí thức tài hoa đã từng là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Minh và đã có những đóng góp kiệt xuất trong buổi đầu xây dựng đất nớc. Nguyễn nhân không cso gì khác là sự đố kị ghen ghét tài năng của một nhóm quan lại bất tài nhng giỏi đục khoét và nịnh bợ. Chỉ trong 4 tháng mà xảy ra hai sự kiện lớn trái ngợc nhau nh vậy quả là một bài học lịch sử đáng suy ngẫm.

Hoạt động 4: Liên hệ với quan điểm và chính sách giáo dục, đào tạo của Đảng và Nhà nớc ta hiện nay.

Thế kỷ 21 là thế kỷ các quốc gia đang đi vào một sự hội nhập kinh tế rộng lớn trong xu hớng toàn cầu hoá và kinh tế tri thức. Đất nớc ta đang bớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã chủ động hội nhập kinh tế thế giới và phát huy cao nhất tài năng, trí tuệ của nhân dân trong nớc... Quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu đang động viên cả dân tộc vào trận mới, xây dựng một xã hội học tập, xây dựng một chiến lợc phát hiện, đào tạo, bồi d- ỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.

bèo

( bài hoạ)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

1. Tự hào về sức mạnh, tài năng và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam

2. Tích hợp với những bài thơ viết theo thể Đờng luật những văn bản có nội dung yêu nớc và tự hào dân tộc.

II- những điều cần lu ý:

Xuất xứ bài thơ hoạ: Một lần, nhà Minh sai sứ sang hạch sách nhà Mạc đòi phải cắt đất, cống ngời vàng. Trớc khi sang xâm lợc nớc ta, Mao Bá Ôn - quan Đô ngự sử gửi sang triều đình nhà Mạc bài thơ vịnh Bèo (bài xớng) Nguyên văn nh sau:

Phiên âm chữ Hán:

Tuỳ điền trục thuỷ mạo ơng châm, Đáo xứ khan lai thực bất thâm

Không hữu căn miêu, không hữu diệp, Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm

Đồ tri tụ xứ ninh tri tán,

Đãn thức phù thời ná thức trầm Đại để trung thiên phong khí ác, Tảo quy hồ hải tiện nan tầm. Dịch thơ:

Mọc theo ruộng nớc bóp nh kim Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im Nào có gốc sâu nào có lá

Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim Tụ rồi đã chắc không tan tác

Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm Đến lúc trời cao bùng gió dữ Quét về hồ bể hẳn khôn tìm

Nội dung bài thơ của Mao Bá Ôn coi khinh dân tộc ta nh bèo bọt, đồng thời báo trớc thảm hoạ chiến tranh với dụng ý đòi ta khuất phục. Lúc này, Giáp Hải đang làm quan trong triều, vua Mạc giao cho ông nhiệm vụ hoạ lại bài thơ của Mao Bá Ôn để kịp thời gửi bài thơ ra ải Nam Quan. Xem xong bài thơ hoạ của trạng nguyên Giáp Hải, Mao Bá Ôn cho rằng không thể đánh đợc nớc ta, bèn kéo quân về.

III- tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Giáo viên dựa vào phong phú chú thích trong ngữ văn địa phơng Bắc Giang và phần những điều cần lu ý ở trên để giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Đọc - hiểu chú thích.

Bài thơ có thể chia làm bốn đoạn dựa vào kết cấu của thể thơ Đờng luật thất ngôn bát cú: để (giới thiệu) thực (triển khai); luận (bàn luận); kết (kết thúc)

- Giáo viên hớng dẫn học sinh giải nghĩa các từ Hán Việt trong văn bản. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản

Bài thơ có hai lớp nghĩa đen tả thực cây bèo và lớp nghĩa bóng là hình ảnh con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Hai câu đề: Miêu tả đặc điểm nổi bật của cây bèo ken dày vẩy gấm, rễ lá liền nhau nên khó luồn kim, động vẫn im, qua đó ca ngợi dân tộc Việt Nam tuy nhỏ nhng đoàn kết thành một khối thống nhất, tạo ra sức mạnh vô địch, không gì lay chuyển nổi.

- Hai câu thực: Nói điều kiện sống đặc biệt của cây bèo phải thờng xuyên tranh giành mặt nớc với mây trắng, không chịu để cho mặt trời rọi xuống đáy sóng, qua đó nêu lên đặc điểm của dân tộc Việt Nam là một dân tộc sinh ra ở chiến trờng nên có khả năng và sức sống mãnh liệt.

- Hai câu luận: Nói khả năng chống trọi thiên nhiên của bèo, qua đó khẳng định tính cách dũng cảm, bất khuất của con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Hai câu kết: Nói tác dụng của bèo, qua đó khẳng định tiềm năng to lớn niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động 4: Tổng kết

Hìanh ảnh bèo hiện lên trong bài thơ dày đặc, gắn kết chặt chẽ với nhau, có sức sống mãnh liệt bất chấp ma gió bão bùng nh con ngời Việt Nam đông đảo, đoàn kết thành một khối vững chắc, đây là tài năng và khí phách, đầy tiềm năng và sức mạnh, nhất định không chịu khuất phục bất cứ kẻ địch nào.

Hoạt động 5: Liên hệ với truyền thống đánh giặc giữ nớc của dân tộc Việt Nam qua trờng kỳ lịch sử.

tiếng chim tu hú I- Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Cảm nhận đợc tâm t tình cảm của ngời nữ cán bộ cách mạng gác việc nhà lo việc nớc, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân đi theo tiếng gọi của Đảng, của cuộc kháng chiến,

2. Nắm đợc những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, giàu ý tởng tợng.

3. Rèn năng lực cảm thụ và phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.

II- những điều cần lu ý:

1. Tiếng chim tu hú đánh dấu bớc chuyển căn bản trong quá trình sáng tác của Anh Thơ.

2. Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tiếng chim tu hú đợc khai thác từ chính hiện thực tâm trạng của nữ sĩ Anh Thơ (tham khảo hồi ký Từ bến Sông Thơng).

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Giáo viên dựa vào phần chú thích về tác giả, tác phẩm trong ngữ văn địa phơng Bắc Giang và mục những điều cần lu ý ở trên để giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Đọc - Hiểu chú thích

Giáo viên hớng dẫn học sinh phân đoạn và hớng dẫn học sinh đọc. - Bài thơ có thể chia làm hai đoạn:

+ Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu (bức tranh quê hơng Bắc Giang)

+ Đoạn 2: Năm khổ thơ tiếp theo (tâm trạng của ngời nữ cán bộ cách mạng). - Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích giải nghĩa những từ khó. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản

Giáo viên hớng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận các câu hỏi

1. Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Tiếng chim tu hú? Bài thơ đợc gợi ý, gợi tứ từ một tiếng chim. Tiếng chim tu hú tác động đến tâm hồn nhà thơ vì những lý do sau: đặc điểm loài chim tu hú có tiếng kêu khắc khoải, rất gợi nhớ choi ngời đi xa; chim tu hú kêu đúng vào mùa vải chín; tác giả (hình ảnh ngời nữ cán bộ trong bài thơ) đi công tác cũng vào đúng màu vải chín, cách thời điểm sáng tác bài thơ đúng 10 năm. Bắc Giang là một trong số ít tỉnh trồng vải thiều; ngời cha có nhiều kỷ niệm từ nhoe với tác giả (tham khảo hồi ký Từ bến Sông Thơng) nên tác giả đè từ Kính tặng cha thân yêu

2. Phân tích đoạn 1 bức tranh quê hơng Bắc Giang

Bức tranh quê hơng Bắc Giang có đờng nét, hình khối, có màu sắc âm thanh đợc tả bằng những chi tiết, hình ảnh điển hình chỉ có ở Bắc Giang, đúng là Bắc Giang.

Hoa gạo đỏ nh thắp những chiếc đèn lửa trên bờ đê Sông Thơng cùng với nắng đầu hè rực rỡ - ở đây có sự cộng hởng của hai màu sắc: náng hè làm cho hoa gạo đỏ hay hoa gạo làm đỏ nắng hè.

- Sông Thơng - chảy qua địa phận thành phố Bắc Giang - quê hơng nhà thơ, bản thân nó đã là biểu tợng của tình yêu dang dở, biểu tợng của sự chia ly, thơng nhớ (Sông Thơng nớc chảy đôi dòng...)

- Tiếng chim tu hú bỗng vang lên từ vờn vải xa đúng vào mùa vải chính rộ, chín đỏ (chín lự) khắp một vùng rộng lớn của mấy huyện trung du miền núi Bắc Giang.

- Nhng đây là một bức tranh tâm cảnh, nhà thơ trải lòng mình ra nh để cho nó thấm vào từng cảnh vật. Nỗi nhớ nhà ngọt nh vị vải chín lự. Hình nh tác giả muốn cố nén nỗi nhớ lại, rảo bớc cùng với Sông Thơng nớc trôi nhanh cho quên đi những nỗi nhớ cứ dồn tới lần lợt. Một bức tranh quê hơng thấm đẫm tâm trạng (giáo viên có thể so sánh với một vài hình ảnh trong Bức tranh quê để thấy sự khác nhau trong bút pháp miêu tả).

3. Phân tích đoạn 2: Tâm trạng của ngời nữ cán bộ cách mạng.

Hình ảnh cha già chống gậy bớc lên đồi, từng bớc, khó khăn lắm, để lên cao thêm một chút nữa, cho nhìn xa thêm một chút nữa, để thấy hút ngời con gái lên đờng đi xa lần cuối, thật là cảm động. Bao nhiêu thơng yêu dồn nén trong

Một phần của tài liệu Khái quát ngữ văn địa phương Bắc Giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w