Nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 50)

Trong quá trình dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng có rất nhiều cách thức và PPDH khác nhau nhằm đạt đến mục tiêu. Tuy nhiên, dù GV có sử dụng phƣơng pháp, con đƣờng tiếp cận nào đi nữa thì vẫn phải tuân thủ theo những yêu cầu, nguyên tắc chỉ đạo của việc dạy học nói chung.

Có thể khái quát các nguyên tắc chung thành các nguyên tắc về:

- Về nội dung dạy học: Đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, bám sát các mục tiêu dạy học đề ra, đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn và định hƣớng cho học sinh tới thực tế cuộc sống.

- Về phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học: Đảm bảo phù hợp với nội dung dạy học, kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS mà không làm mất đi tính nghệ thuật của một giờ học Ngữ văn.

- Về các hình thức kiểm tra đánh giá: Đảm bảo kiểm tra đƣợc tất cả các bậc mục tiêu kiến thức, có tác dụng trở lại đối với nhận thức của học sinh.

Từ những nguyên tắc chung, trên cơ sở các đặc trƣng riêng của các giờ học thơ Đƣờng, chúng tôi xác định một số nguyên tắc của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng nhƣ sau:

2.1.1. Đảm bảo tính hình tượng, tính nghệ thuật

Tính hình tƣợng là đặc thù của ngôn ngữ văn học, không có hình tƣợng thì văn học không còn là chính nó. Bên cạnh đó, ngôn ngữ văn học còn có tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao… Bằng quy luật sáng tạo mang tính đặc thù với tính hình tƣợng và tính nghệ thuật, bộ môn Ngữ văn góp phần rất lớn trong việc bồi dƣỡng tình cảm, nâng dần trình độ hiểu biết, trình độ suy nghĩ – cũng chính là trình độ sống của các em HS. Đến với bộ môn Ngữ văn, HS sẽ đƣợc tiếp cận với những văn bản tác phẩm đƣợc thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng hình tƣợng. Với những văn bản này, ngƣời thầy sẽ có cách dạy học phù hợp để đem lại cho các em khoái cảm thẩm mĩ, kích thích để cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống phát triển trong tâm hồn các em. Để làm đƣợc điều đó, việc dạy

văn học phải chịu sự chi phối của quy luật tiếp nhận và cảm thụ văn chƣơng. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng đối với việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng trong trƣờng phổ thông: Phải đảm bảo tính hình tƣợng và nghệ thuật.

Khi dạy học các bài thơ Đƣờng cụ thể, việc đảm bảo tính hình tƣợng và tính nghệ thuật vừa có những thuận lợi vừa có nhiều khó khăn. Thuận lợi vì bản chất của thơ Đƣờng chính là nghệ thuật, là trữ tình, là hình tƣợng và cảm xúc. Trong thơ Đƣờng, tình cảm, cảm xúc chính là mạch nối vô hình liên kết các hình ảnh, ý tƣởng, tình ý, nhạc điệu… để tạo nên sự vận động của ý thơ. Bắt đúng mạch cảm xúc, ngƣời dạy và ngƣời học sẽ dễ dàng hơn trong việc khai phá các tầng nghĩa, các phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và làm rõ giá trị của lớp vỏ hình thức. Tuy nhiên, “bắt đúng mạch cảm xúc” của thơ Đƣờng lại không hề đơn giản bởi những rào cản về ngôn ngữ hay khoảng cách thời đại đã nói ở trên. Ví dụ, một điểm dễ nhận thấy nhất là thơ Đƣờng có tính hàm súc - một bài thơ 20 chữ, 28 chữ hay 56 chữ thƣờng chứa đựng biết bao tình ý, nỗi niềm cùng những vấn đề nhân sinh, thế sự. Hiểu đƣợc những “ý ở ngoài lời” là không dễ dàng với những HS của thời hiện đại khi văn hóa nghe – nhìn đã phần nào hạn chế khả năng tƣ duy trừu tƣợng, cảm thụ, liên tƣởng của học trò. Bên cạnh đó, bút pháp “tả cảnh ngụ tình” thƣờng dùng trong thơ Đƣờng cũng khiến hình tƣợng chủ thể trữ tình trở nên mơ hồ, xa xôi sau những bức tranh thiên nhiên. Do đó, việc cảm nhận tình ý trong bài thơ, nhận ra tâm trạng chủ thể trữ tình hoặc những vấn đề nhân sinh – thế sự càng khó khăn hơn với HS. Nhiều khi các em tiếp nhận những tình ý, tâm trạng trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Khuê oán, Điểu minh giản… một cách khiên cƣỡng, áp đặt theo lời giảng của GV mà không có sự chủ động, hứng thú.

Để xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS một cách hiệu quả, đảm bảo tính hình tƣợng, tính nghệ thuật đặc trƣng của thơ Đƣờng thì một trong những việc đầu tiên của GV là làm cho thơ Đƣờng trở nên gần gũi, thân thuộc với HS bằng cách đƣa thơ Đƣờng đến với thế giới quen thuộc của hiện tại, hoặc giúp HS thâm nhập vào thế giới cổ xƣa của Đƣờng thi. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngƣời GV không chỉ cần nắm vững các PPDH mà phải thƣờng xuyên trau dồi

các kiến thức chuyên môn, các kiến thức văn học, từ đó có thể xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS.

2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức, tạo sức

Tính vừa sức đòi hỏi nội dung dạy học và PPDH phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và lứa tuổi, trình độ phát triển của HS nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi, mà chất lƣợng và khối lƣợng kiến thức vẫn đƣợc đảm bảo. Tính vừa sức phải đi cùng với tính tạo sức, tức là nội dung kiến thức vừa phải nhƣng không dễ dãi, không tạo ra sức ỳ ở ngƣời học. Trái lại, kiến thức đảm bảo vừa sức nhƣng kích thích ở học sinh một năng lực đặc biệt: năng lực hứng thú nhận thức. Tạo hứng thú cho HS trong giờ học thơ Đƣờng đảm bảo tính vừa sức về thực chất là việc giải quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức với năng lực và trình độ có hạn của HS. Khối lƣợng tri thức trong các bài học thơ Đƣờng rất lớn, không chỉ là câu chữ trong văn bản mà là vốn hiểu biết sâu sắc về xã hội, về triết lí nhân sinh, về lí tƣởng hoài bão cùng những quan niệm sống của ngƣời xƣa. Những kiến thức đó HS phải sƣu tầm, tìm kiếm ở bên ngoài văn bản, bài học và GV là ngƣời định hƣớng việc tiếp nhận các kiến thức ngoài văn bản, bài học ấy. Để giúp HS dễ dang tiếp nhận những tri thức của các bài học thơ Đƣờng, GV cần cho HS liên hệ tới kiến thức thực tế đời sống có liên quan và liên hệ tới bản thân nhƣng liên hệ thế nào cho hợp lí, cho vừa sức mà tạo sức cho HS là một kĩ thuật quan trọng mà ngƣời GV phải tự mình tìm lấy.

Tính vừa sức đồng thời tạo sức trong khi tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học phần thơ Đƣờng đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- Khối lƣợng kiến thức đƣa vào trong bài học vừa đủ, nằm trong vùng hiểu biết gần của ngƣời học. Để xác định thế nào là vừa đủ, GV phải căn cứ vào mục tiêu của bài học, căn cứ vào từng đối tƣợng HS để đƣa ra những nội dung bài học quan trọng, cần thiết, cấp thiết nhất. Chẳng hạn, với bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, khối lƣợng kiến thức là rất lớn: GV có thể giải nghĩa từ vựng cho HS hiểu, cho HS đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để tìm hiểu đầy đủ ý tứ của nguyên tác, có thể đi sâu khám phá hình ảnh lầu Hoàng Hạc trong mối liên hệ với điển tích xƣa, hay khai thác hình ảnh cánh buồm cô đơn trong bức tranh thiên nhiên rộng lớn đƣợc vẽ bằng bút pháp chấm phá, liên hệ tình bạn của

ngƣời xƣa với ngƣời nay… Với một số lƣợng rất nhiều kiến thức nhƣ thế, lại đặt trong hệ thống các biện pháp tạo hứng thú với những đặc trƣng riêng của môn học, GV câng lựa kiến thức nào là cần thiết và cấp thiết, kiến thức nào chỉ liên hệ qua để HS biết. GV cần hết sức chú ý tránh sự quá tải kiến thức đối với HS khiến giờ học trở nên nặng nề, áp đặt.

- Các hoạt động tổ chức cho HS nhằm giúp các em có hứng thú học tập phải đảm bảo phù hợp với tâm lí, trình độ phát triển của lứa tuổi. Trong một giờ học, dù biết rằng HS càng đƣợc hoạt động nhiều thì khả năng thu nhận kiến thức của các em càng đƣợc đẩy mạnh, tuy nhiên, nếu tổ chức hoạt động qua nhiều, không phù hợp với HS sẽ khiến tất cả các hoạt động học đều trở nên vô ích.

- Trong nội dung bài học không đƣa ra những nội dung, những vấn đề nằm ngoài vùng hiểu biết ở lứa tuổi các em, không đƣa những kiến thức quá xa với kiến thức nền trong sách giáo khoa.

Việc đảm bảo cung cấp những kiến thức phù hợp, cần thiết để HS hiểu đƣợc, cảm nhận đƣợc các bài học thơ Đƣờng sẽ làm cho HS hứng thú học tập, chủ động khám phá các bài học.

2.1.3. Đảm bảo tính dân chủ

Trong giờ học nào thì tính dân chủ giữa GV và HS, giữa HS với HS cũng luôn là điều cần phải đảm bảo. Nó thể hiện ở việc GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ tình cảm, thể hiện quan điểm cá nhân của mình; giờ học có sự lắng nghe và trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vƣớng mắc hay tâm tƣ, nguyện vọng. Tính dân chủ sẽ tạo cho ngƣời học cảm giác thoải mái, đƣợc tôn trọng trong khi học. Giờ học nhờ đó sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn, HS có hứng thú hơn.

Cũng cần lƣu ý thêm rằng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS phải đảm bảo là kích thích hứng thú tới tất cả mọi thành viên trong nhóm, trong lớp học chứ không chỉ tạo hứng thú cho một bộ phận HS nào đó. Để làm đƣợc điều này, hệ thống các hoạt động, nội dung học tập, kế hoạch bài dạy phải đƣợc thiết kế thật tỉ mỉ, phù hợp với từng đối tƣợng HS.

Để tạo ra tính dân chủ trong giờ học, GV phải là ngƣời nắm rất rõ tâm lí từng HS, tìm hiểu về cá tính của từng em từ đó thiết kế các hoạt động học phù hợp nhất để tạo hứng thú một cách đồng đều nhất đối với lớp học.

2.1.4.Đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú của tập thể

Trong những nội dung kiến thức của một bài học thơ Đƣờng có những nội dung mà mỗi cá nhân HS nếu tự mình tìm hiểu sẽ không đem lại hiệu quả cao do tính phức tạp của nội dung vấn đề. Nếu các HS làm việc cùng nhau, tính hiệu quả của nhận thức sẽ cao hơn do đó kích thích tình cảm, hứng thú say mê làm việc, tìm tòi. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế việc phát huy sức mạnh tập thể là cần thiết. Sức mạnh tập thể ở đây không đơn giản chỉ là sức mạnh của trí tuệ mà còn là sự sáng tạo, say mê, yêu mến, ham muốn của cả nhóm hay cả lớp. Các HS sẽ truyền cho nhau hứng thú của bản thân và qua đó mỗi cá nhân tự nâng cao nhận thức của mình đối với các nội dung trong bài học.

Đối với các bài học thơ Đƣờng, mặc dù mỗi cá nhân HS có năng lực cảm thụ khác nhau, có sự yêu thích khác nhau, nhƣng nếu tạo đƣợc không khí học tập sôi nổi chung trong lớp học, đặc biệt là với các hoạt động nhóm khuyến khích các HS cùng tham gia, chắc chắc các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hào hứng hơn.

Trong các nguyên tắc đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng cần phải đặc biệt chú trọng đến hai nguyên tắc: Đảm bảo tính hình tượng, nghệ thuậtđảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú của tập thể. Nguyên tắc thứ nhất măng tính đặc thù của dạy học văn chƣơng chung và dạy học thơ Đƣờng nói riêng; nguyên tắc thứ hai là cơ sở quan trọng để xây dựng biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong bất cứ giờ học nào. Dựa trên định hƣớng nhƣ vậy, chúng tôi đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đƣờng nhƣ ở phần sau.

2.2. Sử dụng các phƣơng pháp dạy học đặc thù bộ môn một cách có hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng

2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo

2.2.1.1. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo và khả năng vận dụng để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đường

Đọc là một hoạt động mang tính đặc thù của việc dạy học văn. Đây là bƣớc đầu tiên trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, là xuất phát điểm của hành trình khám phá thế giới nghệ thuật văn chƣơng. Nó cũng đƣợc xem là một trong những hình

thức giảng dạy tác phẩm một cách trực quan, tác động đến trí tƣởng tƣợng và cảm xúc của ngƣời nghe, làm sống dậy những kỉ niệm, trải nghiệm và mở ra những chân trời mới. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhiều GV đã xem nhẹ hoạt động đọc, cho rằng nó là mất thời gian, không cần thiết. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nhất là với việc dạy học thơ Đƣờng. Nếu nhƣ không hƣớng dẫn HS đọc bản phiên âm, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ thì chắc chắn HS không thể có cảm nhận về âm điệu, hình ảnh, chƣa nói đến nội dung ý nghĩa sâu xa của mỗi tác phẩm.

Ở đây, chúng tôi không bàn luận về hoạt động đọc văn bản thông thƣờng mà đi sâu vào phƣơng pháp đọc sáng tạo để tìm hiểu khả năng ứng dụng của nó trong việc tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học thơ Đƣờng ở chƣơng trình lớp 10.

Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu, đọc sáng tạo là một phƣơng pháp rất quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn bản gồm cả đọc hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không chỉ là sự đọc (thật đúng, thật hay, thật ấn tƣợng) thuần túy mà còn bao gồm sự tổ chức hƣớng dẫn cho HS đọc có vận động kết hợp của tƣ duy lô gíc, tƣ duy hình tƣợng, tình cảm, giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ... nhằm giúp cho HS có thể nhập vai, tái tạo lại hình tƣợng nghệ thuật, hiểu tác giả, hiểu giá trị nội dung - nghệ thuật của văn bản một cách thấu đáo nhất. Qua đó rèn luyện cho HS kĩ năng tiếp nhận và phê phán, kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn học tập và cuộc sống. Điều cốt yếu với mọi giờ học văn là giúp HS đọc hiểu và cảm thụ nội dung giá trị văn bản, thấm thía đƣợc mối liên hệ khăng khít giữa văn bản với cuộc sống, nhà văn và ngƣời đọc. Mức thấp nhất là đọc - hiểu những thông tin ngay trên “bề mặt” từng dòng văn bản để tìm nghĩa hiển ngôn. Mức cao hơn là biết đọc - hiểu những thông tin ở “bề sâu” văn bản do mối quan hệ giữa các dòng và khoảng cách giữa các lời với nhau. Mức cao hơn nữa là đọc và tìm đƣợc những thông tin nằm ngoài văn bản do mối liên hệ giữa văn bản với những vấn đề ngoài văn bản (cuộc sống, nhà văn) tạo ra. Đọc sáng tạo giúp HS tìm ra các lớp nghĩa hàm ngôn của văn bản nghệ thuật, giúp HS hình thành các kĩ năng phân tích, bình giá, cảm thụ văn bản nghệ thuật. Đọc sáng tạo là một trong những phƣơng pháp đặc thù của phân môn văn, đƣợc vận dụng trong suốt quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm và cả sau khi giờ học trên lớp đã kết thúc.

Có thể nói, đọc sáng tạo là phƣơng pháp đổi mới tích cực trong quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông. Phƣơng pháp này có một số ƣu điểm nổi bật nhƣ:

- Đọc sáng tạo giúp đào sâu vào giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm.

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)