“Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” tại lớp thực nghiệm
Chỉ với 3 câu hỏi ngắn nhƣng kết quả thu đƣợc cũng là một bằng chứng rất đáng tin cậy để khẳng định tính hiệu quả trong việc tạo hứng thú cho HS trong các giờ học thơ Đƣờng.
Với câu hỏi thứ nhất, khi hỏi về mức độ hứng thú của HS sau khi học xong giờ học thực nghiệm:
Bảng 3.2. Điều tra về mức độ hứng thú của HS sau giờ học thực nghiệm
Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 46 HS lớp thực nghiệm 37 80,43% 8 17,4% 1 2,17%
80,4% số HS tỏ ra rất hứng thú với giờ học mà các em đã học chứng tỏ hiệu quả cao của việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm trong việc tạo hứng thú cho HS. Việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm tạo hứng thú đã khẳng định tính khả thi trong dạy học.
Với câu hỏi thứ 2, khi hỏi về mức độ hứng thú của HS thay đổi thế nào giữa việc học trong giờ học có áp dụng các biện pháp sƣ phạm tạo hứng thú với giờ học đƣợc dạy học theo phƣơng pháp truyền thống, hầu hết HS đều chọn phƣơng án: Hứng thú đã tăng lên (với 40 HS lựa chọn trên tổng số 46 em). Nhƣ vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú và hơn hết là làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở các em, năng lực hứng thú nhận thức.
Và cũng hầu hết số HS đƣợc hỏi đã nhận xét, giờ học thực nghiệm là một giờ học sôi nổi, HS rất hiểu kiến thức. Một điều làm các em thích thú trong giờ học ấy là các em đƣợc tự mình làm việc để khám phá kiến thức, thể hiện các ý kiến, cách nhìn nhận của mình.
Trên đây là một số biện pháp, hình thức, phƣơng pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học phần thơ Đƣờng mà chúng tôi đã đề ra và tiến hành thực nghiệm. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, không có một biện pháp hay phƣơng pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng. Mỗi một biện pháp đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau nhƣ thế nào để có hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ sƣ phạm và chuyên môn của mỗi giáo viên.
KẾT LUẬN
Việc lựa chọn các biện pháp sƣ phạm phù hợp với bản chất môn học, bài học nhằm gây hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học là một việc làm không đơn giản. Nó đòi hỏi công việc nghiên cứu phải đảm bảo đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó đƣa ra đƣợc những giả thuyết và phải kiểm nghiệm tính hiệu quả của những giả thuyết ấy trong thực tiễn dạy học.
Việc nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng ở các trƣờng THPT đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của nhà trƣờng và của GV bộ môn Ngữ văn. Một vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết đúng mực là phải có những biện pháp sƣ phạm phù hợp, khả thi, hiệu quả để gây hứng thú cho HS trong các giờ học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Xuất phát từ điều này, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường với việc đƣa ra và giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu lí thuyết về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học môn Ngữ văn của HS nói riêng với những nội dung về bản chất khái niệm, về đặc trƣng, các điều kiện tạo hứng thú.
- Nghiên cứu những đặc trƣng của thơ Đƣờng, những nguyên tắc cần tuân thủ trong việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng .
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng dạy học các bài thơ Đƣờng trong chƣơng trình Ngữ văn 10.
- Đề xuất các biện pháp sƣ phạm nhằm tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài thơ Đƣờng gồm: Phƣơng pháp đọc sáng tạo, phƣơng pháp đàm thoại tích cực, vận dụng PPDH theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học bằng trò chơi học tập, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Thực nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi đi đến kết luận nhƣ sau:
Thứ nhất: Cần khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập Ngữ văn nói chung và dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng cho học sinh THPT. Tạo
hứng thú học tập sẽ thúc đẩy năng lực hứng thú nhận thức phát triển. Nó giúp học sinh say mê học tập, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh và làm chủ hoàn toàn kiến thức, từ đó có thể liên hệ tới bản thân, những vấn đề trong cuộc sống. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần thơ Đƣờng càng thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thành mục tiêu đƣa môn Ngữ văn trở thành chiếc cầu nối thế giới nghệ thuật và cuộc sống, giữa hiện tại với quá khứ.
Thứ hai: Với thực trạng dạy và học Ngữ văn nói chung và dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sƣ phạm nhằm tăng cƣờng hứng thú cho HS trong quá trình học tập là một việc làm cần thiết. Với các biện pháp sƣ phạm phù hợp, tƣơng thích với đặc trƣng cũng nhƣ nguyên tắc dạy học các bài thơ Đƣờng, thực trạng dạy học phần thơ Đƣờng xét từ góc độ tạo hứng thú sẽ đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy học nói chung.
Thứ ba: Để HS thực sự hứng thú với môn học, GV cần sử dụng các biện pháp sƣ phạm sao cho phát huy đƣợc tối đa năng lực nhận thức của HS trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, đặc biệt là phải tạo cơ hội cho HS phát huy hoạt động cá nhân, tự trải nghiệm và chiếm lĩnh kiến thức, biến chúng trở thành kinh nghiệm, kĩ năng sống. Với các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc đề xuất trong luận văn, nếu GV biết sử dụng một cách hợp lí, nhuần nhuyễn, có kết hợp, phối hợp hài hòa, tƣơng thích với từng nội dung dạy học, thì sẽ đem lại những tác dụng đáng kể trong việc tạo dựng ở HS một niềm say mê hứng thú không đơn giản chỉ là sự hứng thú tức thời mà là sự hứng thú bền bỉ, lâu dài. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng trong dạy học. Để các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất phát huy đƣợc tối đa những ƣu thế của chúng thì ngƣời GV phải thực sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc phối kết hợp các biện pháp PPDH, phải xem xét tới mọi điều kiện của nội dung dạy học, tâm lí chủ thể HS, các phƣơng tiện dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá...Đặc biệt GV phải là ngƣời luôn chủ động trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, luôn luôn là ngƣời làm chủ nội dung và PPDH.
Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả các biện pháp đã đề xuất vào việc dạy học thơ Đƣờng ở lớp 10, cần có những điều kiện sau:
Thứ nhất: Việc dạy học rất cần đƣợc đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, các phƣơng tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt, để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học, hay để việc vận dụng các PPDH hiện đại: dạy học theo nhóm, đàm thoại nêu vấn đề.. thì yêu cầu về phòng học bộ môn, phòng học đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kĩ thuật là một điều cần thiết. Cần cung cấp thêm máy tính, máy chiếu, đồ dùng trực quan và tài liệu tham khảo cho các trƣờng THPT để đảm bảo cho việc dạy học của GV và HS có điều kiện thuận lợi nhất, nâng cao chất lƣợng dạy học.
Thứ hai: Để gây hứng thú học tập cho HS, tạo cho các em một niềm ham thích thực sự với môn Ngữ văn, các GV cần chú ý sử dụng hợp lí, kết hợp đa dạng, hài hòa, tƣơng thích các phƣơng pháp, biện pháp dạy học với từng bài học, từng nội dung, chủ đề dạy học, phù hợp với tâm lí, trình độ HS.
Hi vọng những điều mong mỏi trên sớm đƣợc thực hiện để những giờ văn nói chung và những giờ dạy – học thơ Đƣờng nói riêng thật sự có hiệu quả, đem lại hứng thú và niềm vui cho các HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ban, Nguyễn Thúy Hồng (2001), “Những yêu cầu cần thiết
khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập môn Văn – Tiếng Việt ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học giáo dục (4), tr.34 – 36.
2. Nguyễn Thị Ban, Trần Hoài Phƣơng (2008), “Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học Tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học giáo dục (202), tr.30 – 33.
3. Lê Huy Bắc (2009), Dạy – học văn học nước ngoài Ngữ văn 10 (cơ bản và
nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, môn
Văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Ngữ văn lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Ngữ văn 10, tập một. Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ môn Phƣơng pháp và công nghệ dạy học – Khoa Sƣ phạm,
ĐHQGHN (2006), Bài giảng về phương pháp và công nghệ dạy học. Hà Nội.
8. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong
nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Đỗ Thị Hà Giang (2012), “Giảng dạy thơ Đƣờng trong trƣờng phổ thông bằng cách tiếp cận văn hóa”, Tạp chí Giáo dục (294), tr. 35 – 38.
10. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn. Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
12. Đặng Thành Hƣng (2001), Dạy học hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN (2005), Tập bài giảng chương trình, phương
pháp dạy học Ngữ văn. Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lí
15. Phan Trọng Luận (2005), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16. Phan Trọng Luận (2006), Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Trọng Luận (2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hồng Nam (2006), Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ
văn. Trƣờng Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
19. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
20. Bùi Minh Tuân (1998), Cảm xúc văn chương & Vấn đề dạy văn ở trường
Phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Anh Tuấn, Mai Quang Huy (2006), Tập bài giảng Giáo dục học đại
cương. Khoa Sƣ phạm, ĐHQG HN, Hà Nội.
22. Tiêu Vệ, Hoàng Kim (2004), Phương pháp học tập thoải mái. Nhà xuấ bản
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Phiếu điều tra về hứng thú của HS trong giờ học thơ Đƣờng
Các em học sinh thân mến!
Để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học chƣơng trình Ngữ văn 10 nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học phần thơ Đƣờng nói riêng, tôi xin ý kiến của các em về thực trạng dạy học phần thơ Đƣờng, hứng thú của các em trong khi học các bài học này cũng nhƣ những ý kiến đóng góp của các em về các biện pháp phù hợp nhất có thể tạo hứng thú cho các em trong khi học những văn bản, bài học này.
Với các thông tin thu đƣợc, chúng tôi hoàn toàn sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
1) Em có hứng thú học các bài thơ Đường không? (Hãy chọn 1 ô duy nhất phù hợp với ý kiến của em và đánh dấu X)
Mức độ Lí do Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không Hứng thú Không có ý kiến Bài học gần gũi, dễ hiểu Nội dung bài hay, ý nghĩa sâu sắc
Có nhiều tƣ liệu phong phú
Đƣợc thể hiện ý kiến của mình một cách thoải mái, tự nhiên
Giờ học thƣờng đƣợc tổ chức với nhiều PPDH khác nhau
Không rõ lí do
2)Trong số các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
a) Quy hứng b) Thu hứng c) Khuê oán
d) Đọc Tiểu Thanh kí e) Điểu minh giản
3)Khi dạy học các bài thơ Đường, GV sử dụng các phương pháp nào sau đây là chủ yếu? a) PPDH theo nhóm b) Phƣơng pháp thuyết trình c) Phƣơng pháp vấn đáp d) Đáp án khác:………
4)Theo em để học tốt các bài thơ Đường cần phải làm gì?
a) Chỉ cần nghiên cứu văn bản và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp nghe giảng trên lớp
b) Học sách giáo khoa, tham gia hoạt động trên lớp và sƣu tầm các tài liệu liên quan ngoài văn bản, bài học.
c) Tự học, tự đọc tài liệu nghiên cứu mà không cần tham gia hoạt động học trên lớp
Phụ lục 3
Đề kiểm tra cho HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi học xong bài
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa ở trước ý trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
1. Đặc trƣng phong cách thơ Lí Bạch là: A. Trầm uất, nghẹn ngào
B. Bay bổng, tinh tế, giản dị C. Trong trẻo, thanh tân
2. Ý nào sau đây không phải là nội dung thơ Lí Bạch? A. Ƣớc mơ vƣơn tới lí tƣởng cao cả
B. Bất bình với hiện thực tầm thƣờng C. Cuộc sống của tƣớng sĩ nơi biên cƣơng D. Khát vọng giải phóng cá tính
3. Đáp án nào dƣới đây nêu đúng nhất ý nghĩa của từ cố nhân trong bài thơ? A. Bạn cũ từ lâu
B. Ngƣời bạn gắn bó, thân thiết từ lâu, đáng trân trọng và kính mến C. Ngƣời bạn thân hơn tuổi mình đáng trân trọng, kính mến
D. Ngƣời xƣa
4. Ý nào sau đây nêu đúng về không gian của buổi chia li trong bài thơ? A. Không gian mĩ lệ, khoáng đạt, cảnh thần tiên, tuyệt đẹp B. Không gian khoáng đạt, cảnh tƣơi vui, tấp nập
C. Không gian vắng lặng thể hiện nỗi buồn của buổi chia li
5. Hai từ tam nguyệt và yên hoa gợi ra thời gian của buổi chia li nhƣ thế nào? A. Khoảng thời gian cuối mùa xuân, khí trời lạnh lẽo nhiều sƣơng âm u B. Khoảng thời gian giữa mùa xuân nhiều nắng ấm
C. Khoảng thời gian đẹp cuối mùa xuân, tiết trời mát lành
6. Mối quan hệ giữa thời gian – không gian - con ngƣời trong hai câu thơ đầu là:
A. Thống nhất B. Đối lập
C. Không có mối quan hệ gì
7. Điều gì là khác thƣờng ở hai câu thơ cuối?
A. Tác giả nhìn theo cánh buồm mất hút vào khoảng không xanh biếc B. Tác giả lên tận lầu cao để dõi mắt nhìn theo cánh buồm chở bạn xa dần C. Tác giả chỉ nhìn thấy cánh buồm lẻ loi, cô độc dù trên sông tấp nập
thuyền bè
8. Tâm trạng của tác giả ở hai câu cuối là: A. Đau buồn vù phải chia tay bạn
B. Vừa lƣu luyến bịn rịn vừa cô đơn, lẻ loi C. Vừa vui lại vừa buồn
9. Bài thơ đã tạo ra mối quan hệ nào thƣờng thấy trong thơ Đƣờng? A. Tiên và tục