Công nghệ thông tin với việc tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học thơ

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 90)

thơ Đường

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc Bộ Giáo dục Đào tạo phát động, khuyến khích và đƣợc nhiều giáo viên hƣởng ứng tích cực. Cụ thể, năm học 2008 - 2009 đã đƣợc lấy làm “Năm học Công nghệ Thông tin”, và trong công văn số 9584/BGDĐT- CNTT ban hành ngày 07/09/2007, Bộ đã “khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ, tham khảo giáo án qua mạng”, “đồng thời phát động các phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách dạy và học, làm phong phú nguồn tư liệu điện tử, chia sẻ dùng chung”.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nhiều hình thức, trong đó quen thuộc nhất là sử dụng phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh họa trên lớp với Projector, nói ngắn gọn là giáo án điện tử (hay bài giảng điện tử - cần phân biệt với bài giảng điện tử e-learning). Qua các năm thực hiện, việc sử dụng giáo án điện tử để dạy học các môn học trong nhà trƣờng phổ thông nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng đã đem lại những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng môn Ngữ văn trong nhà trƣờng có những đặc thù rất riêng. Nó vừa là một môn học, lại gắn với tính chất của một bộ môn nghệ thuật. Mục đích chính của dạy học văn là giúp HS cảm thụ đƣợc cái đẹp, hƣớng tâm hồn các em đến với Chân – Thiện – Mĩ. Với đặc thù nhƣ vậy, đã có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và sử dụng giáo án

điện tử trong dạy học Ngữ văn. Có ý kiến cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn sự chú ý của các em, đặc biệt khi giảng những nội dung có minh họa bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ… Cũng có nhiều ý kiến nhận định: Đƣa công nghệ thông tin điện tử vào dạy học môn Ngữ văn sẽ làm hạn chế hiệu quả bởi môn văn hấp dẫn ngƣời đọc bởi tính hình tƣợng và tính gợi hình gợi cảm, sự dụng máy móc sẽ làm thiếu đi độ rung cảm của tâm hồn, tiết dạy khó thành công. Hoặc là: Sử dụng giáo án điện tử không làm rõ đƣợc sự đổi mới phƣơng pháp, bởi lạm dụng máy chiếu sẽ không gợi đƣợc trí tƣởng tƣợng của học sinh, giờ học sẽ rời rạc, xơ cứng, học sinh sẽ không cảm thụ đƣợc nét đẹp của văn chƣơng…

Đối với dạy học các bài thơ Đƣờng nói riêng, việc ứng dụng công nghệ thông tin lại càng phải lƣu ý. Làm thế nào để các em cảm đƣợc cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của bài thơ mà vẫn thấy bài học sinh động, dễ hiểu, hấp dẫn là điều rất khó. Và việc xác định nội dung, bài học nào có thể ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin để nó phát huy tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS là công việc đòi hỏi sự tinh tế của ngƣời GV.

Về cơ bản, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thơ Đƣờng sẽ có tác dụng tích cực tới việc tạo hứng thú cho HS, bởi những lí do sau:

- Các kiến thức về thơ Đƣờng sẽ trở nên sinh động và gần gũi hơn với HS qua các hình ảnh, các tài liệu đƣợc xử lí qua các phƣơng tiện công nghệ thông tin. Qua đó thế giới nghệ thuật thơ Đƣờng sẽ đến với HS một cách tự nhiên và lôi cuốn hơn, gần gũi và cụ thể hơn so với nội dung văn bản đơn thuần trong sách giáo khoa. - Các kiến thức chỉ thực sự đi vào nhận thức của HS một cách sâu sắc khi chúng phải đƣợc HS tự trải nghiệm, tự nghiên cứu, tìm tòi và thể hiện. Phƣơng tiện giúp HS thực hiện tốt công việc “tự mình” ấy chính là công nghệ thông tin với internet giúp tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh minh họa; với các phần mền hỗ trợ tạo bài trình chiếu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin khi kết hợp với các biện pháp dạy học khác nhƣ đọc sáng tạo, đàm thoại tích cực, học theo phƣơng pháp nhóm, dạy học nêu vấn đề, trò chơi học tập… trong dạy học thơ Đƣờng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho giờ học. Nhờ các phƣơng tiện công nghệ thông tin, HS có thể dễ dàng hoàn thành đƣợc các bài tập, các nhiệm vụ nhóm, các vấn đề thảo luận đƣợc nêu ra.

Chẳng hạn nhƣ khi thực hiện nhiệm vụ nhóm là thuyết trình trƣớc lớp về một bài thơ Đƣờng trong phần đọc thêm, HS cần dùng internet là công cụ chủ yếu để tìm kiếm thông tin, cần dùng phần mềm PowerPoint có kết hợp nội dung thuyết trình với các hình ảnh minh họa. Cách phối hợp nhƣ thế, chắc chắn HS sẽ thấy hứng thú hơn với một giờ học Ngữ văn, cụ thể là một giờ học thơ Đƣờng vốn bị coi là nặng nề, khó hiểu.

2.4.2. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy thơ Đường

2.4.2.1. Xây dựng thư viện tư liệu phục vụ dạy học thơ Đường

Đối với môn Ngữ văn nói chung và phần thơ Đƣờng nói riêng, việc tích lũy tài liệu dạy học là rất cần thiết. Nếu trƣớc đây không có công nghệ thông tin, ngƣời GV có thể tích lũy kiến thức bằng cách đọc nhiều, ghi chép chọn lọc. Với công nghệ thông tin, GV có thể xây dựng cho riêng mình một thƣ viện tƣ liệu về các kiến thức bộ môn Ngữ văn trong đó có một phần kiến thức thơ Đƣờng. Thƣ viện này có thể bao gồm:

- Tranh ảnh về các tác giả thơ Đƣờng.

- Hình ảnh liên quan đến cảnh thiên nhiên, con ngƣời trong tác phẩm.

- Các bài nghiên cứu về các tác phẩm thơ Đƣờng cũng nhƣ việc dạy học thơ Đƣờng.

Việc khai thác tƣ liệu có thể lấy từ các nguồn:

+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tƣ liệu bài giảng về thơ Đƣờng từ mạng Internet.

+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí qua mạng.

Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scanner quét ảnh và lƣu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tƣ liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.

+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ... thông qua chức năng của máy tính.

Bằng cách tìm kiếm tƣ kiệu và xây dựng tƣ liệu nhƣ trên, GV sẽ có một nguồn tài liệu dạy học phong phú, đa dạng.

2.4.2.2. Xây dựng giáo án điện tử trong dạy học thơ Đường

Chúng tôi xin nêu ra quy trình thiết kế giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học thơ Đƣờng nói riêng nhƣ sau:

Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp

Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc từng kiểu bài và bài học cụ thể. Về cơ bản, sự xác định này dựa trên các yếu tố sau:

- Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi, kích thích sự liên tƣởng và tƣởng tƣợng của học sinh.

- Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tƣởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.

- Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác nhƣ băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của ngƣời biên soạn).

Bước 2: Lập dàn ý trình bày

Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà ngƣời soạn nhất thiết phải hình dung rõ ràng và hoạch định cụ thể bằng giáo án trên MS Word. Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ đƣợc trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ,… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Trƣớc hết, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động.

Từ dàn ý này, giáo viên xác định nội dung sẽ trình bày trên các slide cũng nhƣ mối liên quan giữa các slide với nhau.

Bước 3: Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ biên soạn

Tƣ liệu có thể đƣợc tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách báo, tạp chí rồi nhập vào máy tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop; trong các băng CD, VCD, DVD, nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm ACDSee (xử lý ảnh trên CD), Herosoft 3000 (cắt và làm phim), Hero Video Converter (chuyển phim *DAT thành *MPG trƣớc khi cắt và sử dụng), Honestech Video Editor, Ultra Video Converter; trên Internet; do tự tạo bằng cách sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động)…

Trong quá trình sƣu tập tƣ liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà ta định đƣa vào các slide. Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện pháp – hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tƣ liệu ấy theo cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Cần tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần.

Mặt khác, một số tƣ liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể đƣợc thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của HS. Về phƣơng diện này, HS sẽ đƣợc yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà giáo viên khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lƣu ý là hình ảnh và âm thanh đƣa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hƣớng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.

Ngoài ra cần chú ý đến việc lƣu trữ và tổ chức hệ thống tƣ liệu để có thể sử dụng lâu dài và cho những bài dạy khác.

Bước 4: Thiết kế giáo án theo ý tưởng

Dựa trên dàn ý đã hoạch định, các tƣ liệu và công cụ đã chuẩn bị, GV thiết kế giáo án bằng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 (hoặc Microsoft Office PowerPoint 2007). Việc thiết kế này dựa trên khoảng 20 thao tác cơ bản nhƣ: Khởi động chƣơng trình, thiết lập giao diện, chọn kiểu trang trình chiếu, thiết lập các mặc định (Font, Background), nhập ngữ liệu, tạo hiệu ứng…

Trong quy trình thiết kế giáo án điện tử trên cần lƣu ý các điểm sau: - GV phải biết lựa chọn thật kĩ lƣỡng nội dung trƣớc khi ứng dụng công

nghệ thông tin.

- Tích hợp công nghệ thông tin trong các PPDH tạo hứng thú cho HS nhƣ: Phƣơng pháp nhóm, dạy học nêu vấn đề…

- Các sản phẩm bài tập của HS, các bài trình bày của HS nên trình bày bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Ứng dụng công nghệ thông tin khi thực sự cần thiết, không lạm dụng. Luôn chú ý về vấn đề thời gian, tính hiệu quả.

2.4.2.3. Hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuẩn bị cho bài học và thực hành sau bài học

Tận dụng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin rất nhanh nhạy, thông thạo và sáng tạo của HS hiện nay, GV có thể hƣớng dẫn các em khai thác tƣ liệu, kiến thức về các chủ đề nhật dụng bằng cách tận dụng thế mạnh của internet, của các phần mềm trình chiếu tạo sản phẩm học.

GV có thể cung cấp cho HS địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập của mình.

Từ các tài liệu mà các em sƣu tầm đƣợc, GV cũng có thể hƣớng dẫn HS tạo các sản phẩm thuyết trình, trình bày trƣớc lớp bằng phần mền Powerpiont hay Violet.

Kết hợp việc ứng dụng công nghệ thông tin với phƣơng pháp học nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú đối với HS. Trong các bƣớc của quy trình dạy học theo nhóm, với các hoạt động dành riêng cho HS và GV, có thể tích hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí.

Chẳng hạn, với bƣớc 1 của quy trình phƣơng pháp nhóm: Định hướng chuẩn bị, khơi gợi hứng thú, với hoạt động của HS là thu thập và xử lí các thông tin theo khả năng, hứng thú, các em hoàn toàn có thể tận dụng tối đa ƣu thế của internet trong việc tìm kiếm và xử lí tài liệu. Hoặc ở bƣớc 3, các em có thể tạo ra các sản phẩm học tập của mình thành các bài trình chiếu trên phần mềm Powerpoint; thành các thƣ viện dữ liệu trên máy tính mà GV và các nhóm khác có thể tham khảo bất

cứ khi nào.... Với công nghệ thông tin, tất cả các sản phẩm của nhóm sau giờ học sẽ thực sự khiến chính bản thân HS rất hứng thú.

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học tập môn Ngữ văn nói riêng; nghiên cứu về những đặc trƣng cơ bản cũng nhƣ nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học thơ Đƣờng, chúng tôi đã lựa chọn và đƣa ra những biện pháp có ý nghĩa nhất, có khả năng tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học các bài thơ Đƣờng đem lại hiệu quả dạy học cao, đó là: Phƣơng pháp đọc sáng tạo, phƣơng pháp đàm thoại tích cực, vận dụng PPDH theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học bằng trò chơi học tập, ứng dụng công nghệ thông tin. Với mỗi biện pháp, chúng tôi đã nghiên cứu và đƣa ra quy trình áp dụng cụ thể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nghiên cứu về mặt lí thuyết, để kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các biện pháp đã đƣa ra, cần phải có kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đƣờng mà chúng tôi đã đề xuất trong đề tài, bao gồm:

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng thông qua việc áp dụng PPDH mang tính đặc thù bộ môn: Phƣơng pháp đọc sáng tạo, phƣơng pháp đàm thoại.

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng thông qua việc vận dụng các PPDH tích cực: Phƣơng pháp dạy học theo nhóm, phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, phƣơng pháp dạy học bằng trò chơi học tập.

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập.

Kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm sƣ phạm sẽ là cơ sở để kết luận về tính khoa học, tính đúng đắn của các nguyên tắc trong khi tạo hứng thú trong dạy học thơ Đƣờng, là minh chứng để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của những biện

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)