Thơ Đƣờng trong chƣơng trình Ngữ văn 10

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 25)

1.2.1. Nội dung dạy học thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10

1.2.1.1.Khảo sát các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10

Di sản Đƣờng thi còn để lại đến ngày nay vô cùng đồ sộ với hơn 48000 bài của trên 2300 nhà thơ. Trong đó, những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đƣờng là Lí Bạch (701– 762), Đỗ Phủ (712– 770), Bạch Cƣ Dị (772– 846),… Ngoài ra còn có các nhà thơ tuy sáng tác không nhiều nhƣng vẫn để lại những tuyệt tác bất hủ. Ví dụ nhƣ Thôi Hiệu với Hoàng Hạc lâu – kể ra 10 nhà thơ tiêu biểu nhất đời Đƣờng chƣa chắc đã có Thôi Hiệu, nhƣng nếu nói đến 10 bài Đƣờng thi hay nhất thì trong đó chắc chắn có Hoàng Hạc lâu.

Trong số rất nhiều tác giả, tác phẩm nhƣ trên, chƣơng trình Ngữ văn lớp 10 (chƣơng trình chuẩn) chỉ tuyển chọn 5 bài thơ Đƣờng là:

Bảng 1.1. Các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Ghi chú

1 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Lí Bạch

2 Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Đỗ Phủ

3 Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Thôi Hiệu Đọc thêm 4 Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) Vƣơng Xƣơng

Linh

Đọc thêm 5 Khe chim kêu (Điểu minh giản) Vƣơng Duy Đọc thêm

Mỗi tác phẩm đƣợc lựa chọn ở trên đều là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tác giả và các trƣờng phái thơ Đƣờng. Lí Bạch là “Thi tiên” – nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc với phong cách thơ hào phóng, bay bổng, lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đỗ Phủ đƣợc gọi là “Thi thánh” – nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc với giọng thơ trầm uất, nghẹn ngào. Vƣơng Xƣơng Linh đại diện cho trƣờng

phái thơ biên tái, Vƣơng Duy là đại biểu của phái thơ sơn thủy. Mỗi ngƣời một vẻ, mỗi tác phẩm là một nét riêng, đem đến cho HS cái nhìn cơ bản nhất về một trong những di sản văn học độc đáo nhất của nhân loại.

So với các chƣơng trình trƣớc đây, tuy số lƣợng các văn bản thơ Đƣờng có giảm đi nhƣng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong phần văn học nƣớc ngoài. Có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng sau:

Bảng 1.2. Các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THPT hiện hành

Lớp Tên tác phẩm Tác giả

10

1. Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi-xê) Hô-me-rơ (Hi Lạp) 2. Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) (Đọc thêm) Sử thi Ấn Độ 3. Tam quốc diễn nghĩa

+ Hồi trống Cổ Thành

+ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Đọc thêm)

La Quán Trung (Trung Quốc)

4. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Lí Bạch (Trung Quốc)

5. Cảm xúc mùa thu Đỗ Phủ (Trung Quốc) 6. Lầu Hoàng Hạc (Đọc thêm) Thôi Hiệu (Trung

Quốc)

7. Nỗi oán của người phòng khuê (Đọc thêm) Vƣơng Xƣơng Linh (Trung Quốc)

8. Khe chim kêu (Đọc thêm) Vƣơng Duy (Trung Quốc)

9. Thơ hai-cƣ Ba-sô (Nhật Bản)

11

10. Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người khốn khổ)

V. Huy-gô (Pháp)

11. Người trong bao A.P. Sê-khốp (Nga) 12. Tôi yêu em A. Pu-skin (Nga) 13. Bài thơ số 28 (Đọc thêm) R. Ta-go (Ấn Độ) 14. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Đọc thêm) Ăng-ghen (Đức)

15. Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Sếch-xpia (Anh)

12

16. Thuốc Lỗ Tấn (Trung Quốc)

17. Số phận con người M.Sô-lô-khốp (Nga) 18. Ông già và biển cả Hê-minh-uê (Mĩ) 19. Đô-xtôi-ép-xki (Đọc thêm) X.XVai-gơ (Áo) 20. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống

AIDS, 1-12-2003

Cô-phi An-nan 21. Tự do (Đọc thêm) Pôn Ê-luy-a (Pháp)

(Các bài số 2 và 14 mới chuyển thành bài đọc thêm theo chƣơng trình giảm tải từ năm học 2011 – 2012)

Có thể thấy, trong 21 bài văn học nƣớc ngoài, thơ Đƣờng chiếm một số lƣợng khá lớn là 5 bài (23,81%). Điều này là phù hợp vì thơ Đƣờng không chỉ là thành tựu của thơ ca nhân loại mà nó còn có ảnh hƣởng sâu sắc đến văn học Việt Nam. Tuy nhiên thời lƣợng dành cho phần này lại không nhiều : Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng và Cảm xúc mùa thu mỗi bài học trong 1 tiết, ba bài còn lại đƣợc hƣớng dẫn đọc thêm trong 1 tiết. Thời gian đó là quá ngắn ngủi, rất khó để GV có thể giúp HS cảm nhận đƣợc hết cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm.

1.2.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt khi dạy học thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10

Chƣơng trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10 quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với chủ đề thơ Đƣờng nhƣ sau :

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch, Thu hứng – Đỗ Phủ ; các bài đọc thêm : Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu, Khuê oán – Vƣơng Xƣơng Linh, Điểu minh giản – Vƣơng Duy) : đề tài, cấu tứ, bút pháp tình cảnh giao hòa ; phong thái nhân vật trữ tình; tính cách luật và vẻ đẹp hàm súc, cổ điển.

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đƣờng ; biết liên hệ để hiểu một số đặc điểm của thơ Đƣờng luật Việt Nam.

Trong đó, chuẩn kiến thức, kĩ năng cụ thể với từng bài là:

Bảng 1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở từng bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10

Tên bài Mức độ cần đạt Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

Kiến thức Kĩ năng 1. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Cảm nhận đƣợc tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch. - Hiểu đƣợc phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.

- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn. - Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tƣơi sáng, gợi cảm. - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trƣng thể loại. - Phân tích theo những đặc trƣng cơ bản của thơ.

2. Cảm xúc mùa thu

- Hiểu đƣợc tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nƣớc loạn li: nỗi nhớ quê hƣơng và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của ngƣời xa quê. - Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ Đƣờng luật: kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ.

- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con ngƣời cũng buồn nhƣ cảnh. - Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đƣờng luật.

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trƣng thể loại. - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ. 3.Lầu Hoàng Hạc - Cảm nhận những suy tƣ sâu lắng đầy tính triết lí trƣớc cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và lòng nhớ quê hƣơng của tác giả. - Nắm đƣợc nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lời thơ ngắn gọn, ý hàm súc, cô đọng.

- Suy tƣ sâu lắng đầy tính triết lí của tác giả về mối tƣơng quan giữa cái hữu hình và vô hình, giữa quá khứ và hiện tại thể hiện qua lời thơ. - Nỗi buồn, lòng thƣơng nhớ quê hƣơng của nhà

Đọc - hiểu một bài thơ Đƣờng luật theo những mối quan hệ đặc trƣng.

thơ.

- Thơ giàu tính triết lí, suy tƣởng, tạo nhiều mối quan hệ trong thơ.

4. Nỗi oán của người phòng khuê

- Thấy đƣợc diễn biến tâm trạng của ngƣời chinh phụ, qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa, đề cao khát vọng sống hạnh phúc của con ngƣời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận ra đƣợc cấu tứ độc đáo của bài thơ.

- Tâm trạng ngƣời thiếu phụ diễn biến theo ngoại cảnh; tinh thần phản đối chiến tranh của bài thơ. - Bài thơ có cấu tứ độc đáo.

Nhận biết cấu tứ của bài thơ

5. Khe chim kêu

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh. - Thấy đƣợc mối quan hệ giữa động và tĩnh trong cách thể hiện của bài thơ.

- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh. - Mối quan hệ giữa tĩnh

động trong bài thơ.

Đọc – hiểu thơ Đƣờng theo đặc trƣng thể loại.

Có thể hiểu, viêc dạy học thơ Đƣờng vừa phải hƣớng dẫn để HS khám phá những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật đồng thời phải hình thành những kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Đƣờng. Từ đó, HS tự chiếm lĩnh để có kiến thức nền tảng trong việc học một số đặc điểm thơ Đƣờng luật Việt Nam. Điều quan trọng là giúp HS thấy đƣợc đặc điểm của thơ ca Việt Nam trung đại tiếp thu các tinh hoa văn học Trung Quốc nhƣng cũng có những sáng tạo để tạo nên tính dân tộc, độc đáo.

Với một thời lƣợng dạy học hạn chế nhƣ đã nói ở trên cùng nhiều nguyên nhân khác, việc đạt đƣợc các mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định không phải là điều dễ dàng. Và càng khó khăn hơn để giúp HS đạt đƣợc mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trên với một niềm say mê, hứng thú học tập thật sự.

1.2.2. Ý nghĩa của việc dạy học thơ Đường

Về việc đƣa thơ Đƣờng vào giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông, cụ thể là chƣơng trình Ngữ văn 10, không phải ngẫu nhiên mà thơ Đƣờng giữ một vị trí quan trọng trong phần văn học nƣớc ngoài. Những bài thơ ra đời cả nghìn năm trƣớc đƣợc chọn đƣa vào sách giáo khoa để giới thiệu cho HS lớp 10 không phải với tƣ cách một “cổ vật” thiêng liêng để chiêm ngƣỡng mà thực sự là những bài học có nhiều ý nghĩa. Nếu GV giúp HS khám phá và thấy đƣợc vẻ đẹp huyền diệu sâu xa của các bài thơ Đƣờng, HS sẽ bƣớc đầu cảm nhận đƣợc giá trị đích thực của một trong những di sản văn học độc đáo nhất của nhân loại. Hiểu thơ Đƣờng chính là hiểu tiếng nói của ngƣời xƣa, rung cảm, thấm thía đƣợc những tâm hồn cao đẹp. Thời đại nhà Đƣờng cách đây hơn một ngàn năm nhƣng việc đọc thơ Đƣờng vẫn có những bài phù hợp với ý nghĩa tƣ tƣởng của thời đại mới. Ví dụ nhƣ “Cái buồn thiên cổ trong thơ Đƣờng vẫn là vẻ đẹp vĩnh hằng để con ngƣời hiện đại khỏe khoắn hơn, bớt đi sự ham sống cuồng nhiệt và cũng không yếm thế đến sầu muộn” (TS. Nguyễn Viết Chữ). Hay cuộc chia tay của Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên “giữa mùa hoa khói” trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng vẫn để lại cho thế hệ trẻ ngày nay bài học về một tình bạn chân thành, sâu sắc...

Ở một phƣơng diện khác, thơ Đƣờng có mối liên hệ mật thiết và ảnh hƣởng sâu sắc với thi ca Việt Nam cả về nội dung và nghệ thuật. Do đó, giúp HS hiểu và yêu thơ Đƣờng, các em sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn đối với văn học Việt Nam từ việc chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tứ đến sử dụng ngôn ngữ, bút pháp hay thi liệu... Nắm đƣợc thi pháp thơ Đƣờng sẽ có điều kiện để lí giải nhiều hiện tƣợng của thi pháp thơ cổ điển Việt Nam. Không có những hiểu biết nhất định về thơ Đƣờng thì HS sẽ gặp khó khăn ngay trong việc cảm thụ văn học Việt Nam, từ thơ ca trung đại với những sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,... đến thơ ca hiện đại với những thành tựu của Thơ mới (1930 – 1945), với Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh,... Nếu hiểu đƣợc nỗi niềm “khuê oán” của ngƣời thiếu phụ trong thơ Vƣơng Xƣơng Linh, chắc chắn HS sẽ dễ dàng hơn khi tìm hiểu tâm trạng của ngƣời chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Còn nếu không hiểu nỗi niềm “Quê hƣơng khuất bóng hoàng hôn” của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu thì HS khó cảm nhận hết tâm trạng của Huy Cận “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(Tràng giang – Ngữ văn 11). Nếu không biết đến những cánh chim, những áng mây trong thơ Lý Bạch, Thôi Hiệu thì cũng khó thấy hết đƣợc vẻ đẹp cổ điển của bài Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 11). Hoặc nếu không nhớ, không hiểu thơ Đƣờng thì HS lớp 12 sẽ không hiểu đƣợc liên tƣởng tuyệt vời của Nguyễn Tuân khi đứng trƣớc dòng sông Đà gợi cảm với “nắng tháng ba Đƣờng thi”… Có thể nói, nếu hiểu và yêu thơ Đƣờng, học sinh sẽ cảm nhận sâu sắc, thấu đáo vẻ đẹp của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam.

1.3. Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh

1.3.1. Các khái niệm

1.3.1.1. Hứng thú

Hứng thú là một cấu tạo tâm lí phức tạp của cá nhân. Vấn đề hứng thú lâu nay vẫn đƣợc các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú. N.Ph-đô-bru-nhin cho rằng hứng thú biểu hiện ra nhƣ là một khuynh hƣớng lựa chọn của chú ý con ngƣời. Đ-Phrei-et thì coi hứng thú là động lực của những cảm xúc khác nhau trong khi đó Sbiule quan niệm hứng thú là tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ em.

Trong khi đó, ở các công trình nghiên cứu của mình, một số nhà tâm lí học Liên Xô nhƣ Miaxisop, RubinStein và Ivanop…lại nhìn hứng thú ở khía cạnh nhận thức. X Ananhin cho rằng hứng thú chính là nhu cầu đã đƣợc nhận thức.

Sau khi phê phán những quan niệm về hứng thú của các nhà tâm lí học đi trƣớc, nhà tâm lí học Cô-va-li-nôp đƣa ra quan niệm của mình. Quan niệm của Cô- va-li-nôp đã phản ánh đầy đủ những đặc điểm cơ bản của hứng thú, bảo đảm tính trọn vẹn của quá trình tâm lí cá nhân phức tạp, sinh động. Theo đó, hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với hiện tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong dời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó.

Định nghĩa của Cô-va-li-nôp đã làm sáng tỏ một số đặc trƣng cơ bản của hứng thú nhƣ sẽ phân tích ở phần sau. Trƣớc khi làm rõ các đặc điểm cơ bản của hứng thú, cần phải phân biệt hứng thú và nhu cầu.

Sở dĩ có quan niệm qui hứng thú về nhu cầu là vì ngƣời ta thấy rằng khi có hứng thú thì tính tích cực của hoạt động đƣợc nâng cao, năng suất lao động tăng lên

rõ rệt. Mà nguồn gốc tính tích cực của con ngƣời là vì nhu cầu do vậy có thể nhầm tƣởng hứng thú và nhu cầu là một.

Sự thực, hứng thú và nhu cầu là 2 thuộc tính khác nhau của xu hƣớng cá nhân. Hai thuộc tính này có những mối liên quan chặt chẽ với nhau. Hứng thú nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu, hay nói cách khác nhu cầu là cơ sở để hình thành hứng thú.

Thế nhƣng hứng thú lại không đồng nhất với nhu cầu, có nhiều khi hứng thú không chỉ dừng lại ở nhu cầu. Trong thực tế có nhiều trƣờng hợp hứng thú và nhu cầu không trùng khớp với nhau. Nhu cầu là sự cần thiết và trong cuộc sống có những cái ta cần mà ta không thích nó. Chẳng hạn, có HS không thích học thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhƣng vì nhu cầu cần đạt điểm cao trong bài thi học kì, HS ấy phải đọc và nghiên cứu kĩ các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.

Hứng thú và nhu cầu có thể chuyển hóa lẫn nhau. Bản thân hứng thú có thể trở thành nhu cầu của cá nhân hoặc ngƣợc lại. Những hứng thú nhận thức hoặc hứng thú thẩm mĩ đã đƣợc hình thành có thể biến thành nhu cầu thiết thân của con ngƣời.

1.3.1.2. Hứng thú học tập môn Ngữ văn

Hoạt động học tập với tƣ cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo là một quá trình căng thẳng, đòi hỏi ngƣời học phải có sự nỗ lực thƣờng xuyên. Để nâng cao tính tích cực của ngƣời học và tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, cần có hứng thú nhận thức, trong trƣờng hợp này chính là hứng thú học tập.

Theo Cô-va-li-nôp, hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ đường (Trang 25)