Dạy học thơ Đƣờng luôn là một thử thách hết sức khó khăn đối với giáo viên. Không phải chỉ học sinh mới cảm thấy khó, nhiều giáo viên cũng chƣa cảm nhận đƣợc hết những giá trị độc đáo, vẻ đẹp tinh tế của thơ Đƣờng. Một thực tế đang xảy ra là hiện nay, nhiều giáo viên e ngại, thậm chí né tránh dạy các giờ thao giảng, giờ dạy mẫu với các bài thơ Đƣờng. Khi đƣợc hỏi có lựa chọn các bài thơ Đƣờng để dạy thao giảng hay không, 83,5% GV đƣợc hỏi đã không ngần ngại trả lời là không chọn, vì các bài này rất khó dạy, HS cũng khó hiểu.
Về phƣơng pháp dạy học, qua dự giờ các tiết dạy học thơ Đƣờng kết hợp với điều tra bằng bẳng hỏi, chúng tôi nhận thấy phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu vẫn là thuyết trình. Các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm có đƣợc sử dụng nhƣng rất ít. Đặc biệt, khi dạy học thơ Đƣờng nhiều giáo viên vẫn dạy học theo hƣớng giảng văn truyền thống. Có thể nhận thấy, một số GV có vốn tri thức tƣơng đối sâu rộng về văn học cổ, về các điển tích, điển cố, các địa
danh trong văn học Trung Quốc, năng lực về Hán Nôm tƣơng đối tốt, nhƣng với cách dạy này, có thể “ru ngủ” mà khó hình thành những kĩ năng cần thiết cho ngƣời học. Trái ngƣợc với phƣơng pháp giảng văn truyền thống, một số không ít GV lại dạy đọc hiểu thơ Đƣờng theo hƣớng diễn nôm. Họ chủ yếu diễn nôm các bài thơ Đƣờng, thậm chí chỉ cắt nghĩa đƣợc nội dung và nghệ thuật của bài thơ một cách đơn giản, thuần túy. Chính vì vậy, khi gặp một tình huống, một vấn đề nào đó về thơ Đƣờng, GV lúng túng, dẫn đến hiểu một cách hời hợt, hiểu sai về thơ Đƣờng.
Trên thực tế, cả hai hƣớng dạy học này đều là dạng thuyết trình và không tạo đƣợc sự tích cực học tập của HS, gây nên sự chán nản đối với cả ngƣời dạy và ngƣời học. Kết quả là dạy đọc hiểu một bài thơ Đƣờng mà không thấy đƣợc những giá trị độc đáo của thơ Đƣờng so với những bài thơ Đƣờng luật của Việt Nam. Biết rằng, dạy học các văn bản văn học nƣớc ngoài là hết sức khó khăn những thiết nghĩ cần có những biện pháp phù hợp để cả ngƣời dạy và ngƣời học đều có hứng thú và sự say mê.
Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận định thực trạng đã nêu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân nhƣ sau:
- Do phân phối thời lƣợng chƣơng trình chƣa hợp lí:
Việc phân bố thời gian dạy chỉ bốn mƣơi lăm phút cho một bài thơ là quá ít, không đủ để phân tích đầy đủ nội dung và thi luật. Chính do phân phối thời gian giảng dạy trong khuôn khổ tiết học đã đƣợc quy định sẵn nhƣ vậy nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả thăm dò cho thấy có 70,5% GV cho rằng việc phân phối thời gian giảng dạy thơ Đƣờng trong chƣơng trình chƣa hợp lý. Đối với các bài đọc thêm, GV và HS chƣa chú trọng, mặc dù một số GV ý thức đƣợc việc tiếp xúc với những bài đọc thêm ngoài chƣơng trình chính khóa là một cơ hội để học sinh tìm hiểu thêm về thơ Đƣờng, mỗi bài thơ đều có một vẻ đẹp riêng. Phỏng vấn một số GV, chúng tôi đƣợc biết họ hầu nhƣ không có thời gian dành cho việc hƣớng dẫn học sinh đọc thêm. 3 bài đọc thêm hƣớng dẫn trong 1 tiết thì không GV nào có thể giúp HS cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của những bài thơ hàm ý sâu xa ấy.
- Do sự nhận thức chƣa đúng, đánh giá sai về ý nghĩa và tầm quan trọng của thơ Đƣờng. Một số GV cho rằng thơ Đƣờng không có vai trò gì đối với thơ ca trung đại Việt Nam, không liên quan nên không cần dạy kĩ. Thậm chí, phần lớn GV xác
định thơ Đƣờng không nằm trong nội dung liên quan đến thi cử, ngay cả các đề thi học kỳ cũng không có nội dung này, vì thế thơ Đƣờng nói riêng và văn học nƣớc ngoài nói chung trong chƣơng trình Ngữ văn 10, 11 không đƣợc chú trọng (chỉ có Ngữ văn 12 liên quan đến thi tốt nghiệp).
- Khó khăn do khoảng cách ngôn ngữ, thời đại: Thơ Đƣờng là nội dung của phần văn học nƣớc ngoài. Dạy học văn học nƣớc ngoài về căn bản theo bản dịch nên ít nhiều các giá trị độc đáo của văn học nƣớc ngoài không thể hiện đƣợc qua bản dịch. Trong thế hệ giáo viên trẻ hôm nay, có năng lực cảm thụ, nhạy bén trong tƣ duy nhƣng lại hạn chế về vốn Hán Nôm nên ngay cả giáo viên thậm chí cũng chƣa chiếm lĩnh đƣợc giá trị độc đáo của thơ Đƣờng nên khó thành công trong dạy học phần thơ Đƣờng.