để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng
2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo
2.2.1.1. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo và khả năng vận dụng để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đường
Đọc là một hoạt động mang tính đặc thù của việc dạy học văn. Đây là bƣớc đầu tiên trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, là xuất phát điểm của hành trình khám phá thế giới nghệ thuật văn chƣơng. Nó cũng đƣợc xem là một trong những hình
thức giảng dạy tác phẩm một cách trực quan, tác động đến trí tƣởng tƣợng và cảm xúc của ngƣời nghe, làm sống dậy những kỉ niệm, trải nghiệm và mở ra những chân trời mới. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhiều GV đã xem nhẹ hoạt động đọc, cho rằng nó là mất thời gian, không cần thiết. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nhất là với việc dạy học thơ Đƣờng. Nếu nhƣ không hƣớng dẫn HS đọc bản phiên âm, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ thì chắc chắn HS không thể có cảm nhận về âm điệu, hình ảnh, chƣa nói đến nội dung ý nghĩa sâu xa của mỗi tác phẩm.
Ở đây, chúng tôi không bàn luận về hoạt động đọc văn bản thông thƣờng mà đi sâu vào phƣơng pháp đọc sáng tạo để tìm hiểu khả năng ứng dụng của nó trong việc tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học thơ Đƣờng ở chƣơng trình lớp 10.
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu, đọc sáng tạo là một phƣơng pháp rất quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn bản gồm cả đọc hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không chỉ là sự đọc (thật đúng, thật hay, thật ấn tƣợng) thuần túy mà còn bao gồm sự tổ chức hƣớng dẫn cho HS đọc có vận động kết hợp của tƣ duy lô gíc, tƣ duy hình tƣợng, tình cảm, giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ... nhằm giúp cho HS có thể nhập vai, tái tạo lại hình tƣợng nghệ thuật, hiểu tác giả, hiểu giá trị nội dung - nghệ thuật của văn bản một cách thấu đáo nhất. Qua đó rèn luyện cho HS kĩ năng tiếp nhận và phê phán, kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn học tập và cuộc sống. Điều cốt yếu với mọi giờ học văn là giúp HS đọc hiểu và cảm thụ nội dung giá trị văn bản, thấm thía đƣợc mối liên hệ khăng khít giữa văn bản với cuộc sống, nhà văn và ngƣời đọc. Mức thấp nhất là đọc - hiểu những thông tin ngay trên “bề mặt” từng dòng văn bản để tìm nghĩa hiển ngôn. Mức cao hơn là biết đọc - hiểu những thông tin ở “bề sâu” văn bản do mối quan hệ giữa các dòng và khoảng cách giữa các lời với nhau. Mức cao hơn nữa là đọc và tìm đƣợc những thông tin nằm ngoài văn bản do mối liên hệ giữa văn bản với những vấn đề ngoài văn bản (cuộc sống, nhà văn) tạo ra. Đọc sáng tạo giúp HS tìm ra các lớp nghĩa hàm ngôn của văn bản nghệ thuật, giúp HS hình thành các kĩ năng phân tích, bình giá, cảm thụ văn bản nghệ thuật. Đọc sáng tạo là một trong những phƣơng pháp đặc thù của phân môn văn, đƣợc vận dụng trong suốt quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm và cả sau khi giờ học trên lớp đã kết thúc.
Có thể nói, đọc sáng tạo là phƣơng pháp đổi mới tích cực trong quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông. Phƣơng pháp này có một số ƣu điểm nổi bật nhƣ:
- Đọc sáng tạo giúp đào sâu vào giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi đọc sáng tạo, ngƣời đọc nhận diện các dòng thơ, nhịp điệu, vần luật, hình ảnh thơ, cao hơn là làm chủ cấu trúc văn bản. Ngƣời đọc cũng sẽ hình dung ra chủ thể của văn bản đang bao trùm cái nhìn, tâm trạng, tình cảm của mình lên tác phẩm, hình dung ra tiếng nói phong phú trong tác phẩm đang cất lên tiếng nói của riêng mình. Ví dụ, khi HS đọc bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có thể (và cần) đặt mình vào vị trí của Lí Bạch, tƣởng tƣởng mình đang đứng trên lầu cao dõi mắt trông theo cánh buồm cô đơn chở bạn đi xa khuất dần trên dòng Trƣờng Giang mênh mông. Nhƣ vậy HS sẽ cảm nhận đƣợc cái ngậm ngùi lƣu luyến của ngƣời đƣa tiễn.
- Đọc sáng tạo hình thành đƣợc bầu không khí văn chƣơng và khắc sâu trong lòng HS ấn tƣợng về tác phẩm. Ví dụ, khi hƣớng dẫn HS đọc bài Thu hứng của Đỗ Phủ, GV nhấn mạnh vào các từ ngữ nhƣ điêu thương, tiêu sâm (có kết hợp với đọc bản dịch nghĩa) để HS có ấn tƣợng về một rừng thu tiêu điều, xơ xác, khí thu lạnh lẽo, âm u bao trùm cảnh vật (cảnh này khác với những cảnh thu êm dịu, trong sáng mà HS đã đƣợc học ở các lớp dƣới).
- Đọc sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, đồng thời giúp HS phát triển tƣ duy và mạnh dạn bộc lộ chính kiến cá nhân. Khi đọc, HS phải huy động đồng thời nhiều năng lực của các giác quan, khả năng phát âm, hình dung, tƣởng tƣợng, phán đoán, liên tƣởng, suy luận, năng lực về văn hóa, cắt nghĩa ngôn từ, điển cố, tái tạo thế giới nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ Đƣờng vốn hàm súc, tinh diệu, để hiểu đƣợc nó HS cần phải huy động vốn văn hóa, khả năng tƣởng tƣợng, suy luận, giải thích các điển tích, điển cố để đi vào tầng sâu ý nghĩa và cảm xúc của tác phẩm. Khi làm đƣợc điều này, thế giới thơ Đƣờng không còn xa xôi mà sẽ trở nên thân thuộc, gần gũi, kích thích HS hào hứng khám phá.
- Đọc sáng tạo giúp HS thực hiện sự giao tiếp nghệ thuật với tác giả thông qua tác phẩm. Việc đọc làm sống lại thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, ngƣời đọc
nhƣ đƣợc thực hiện một cuộc tham quan thú vị. Ví dụ nhƣ với Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, khi HS đã huy động các năng lực đọc sáng tạo nhƣ đã nói ở trên để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm cũng chính là đã có một cuộc tham quan đến với danh thắng Hoàng Hạc lâu, chứng kiến Lí Bạch tiễn bạn với một tình cảm chân thành, tha thiết.
Nếu nhƣ hoạt động đọc đơn thuần có thể khiến HS cảm thấy nhàm chán thì đọc sáng tạo với những ƣu điểm riêng của nó nhƣ trên thực sự có khả năng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học thơ Đƣờng.
2.2.1.2. Điều kiện và nguyên tắc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đường
* Điều kiệnvận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng
Việc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng cần đến những điều kiện sau:
- HS cần có năng lực tri giác ngôn ngữ.
Thơ Đƣờng cũng nhƣ các tác phẩm văn học nói chung tồn tại qua hệ thống ngôn ngữ là vỏ vật chất của tác phẩm. Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật thơ Đƣờng phải bắt đầu từ bƣớc tri giác ngôn ngữ của tác phẩm vốn chỉ là những dấu hiệu câm lặng. Không có khả năng tri giác ngôn ngữ thì việc đọc chỉ dừng lại ở phát âm những con chữ rời rạc, vô nghĩa. Chẳng hạn nhƣ nếu HS không hiểu ý nghĩa sâu xa của hai chữ “cố nhân” thì chắc chắn không thấy đƣợc tình cảm gắn bó thân thiết giữa ngƣời đƣa tiễn và ngƣời ra đi trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Khi đó câu thơ sẽ chỉ đƣợc hiểu là thông tin về một chuyến đi đơn thuần.
- HS cần có năng lực tƣởng tƣởng tái hiện hình tƣợng.
Tri giác ngôn ngữ mới là bƣớc đầu tiên giúp ngƣời đọc đánh thức các kí hiệu ngôn ngữ, để nhìn vào thế giới bên trong của tác phẩm, ngƣời đọc cần có khả năng tái hiện bằng hoạt động tƣởng tƣợng. Có tƣởng tƣợng tái hiện thì thế giới nghệ thuật mới hiện lên đầy đủ, sống động. Nếu hƣớng dẫn HS đọc văn mà chỉ chú ý đọc đúng, phát âm chuẩn mà không rèn luyện trí tƣởng tƣợng tái hiện thì giờ học sẽ nhàm chán, không lôi cuốn HS. Vẫn lấy ví dụ là bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, nếu HS không tƣởng tƣợng đƣợc Lí Bạch đứng trên lầu cao thế nào, nhìn theo cánh buồm xa dần ra sao thì những điều GV giảng về tâm trạng, tình cảm của nhà thơ sẽ trở nên khiên cƣỡng.
- HS có năng lực liên tƣởng.
Năng lực liên tƣởng ở đây đƣợc hiểu là từ gợi ý của nhà văn thông qua những chi tiết, những hình ảnh, những con ngƣời, những tâm trạng, ngƣời đọc với vốn sống trực tiếp hoặc gián tiếp của mình bắt gặp đƣợc tâm tình của nhà văn. Ví dụ nhƣ câu thơ “Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ” trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu gợi liên tƣởng đến truyền thuyết Phí Văn Vi cƣỡi hạc vàng lên tiên. Nếu không bắt gặp đƣợc liên tƣởng này, HS sẽ không cảm nhận đƣợc thi nhân bộc lộ nỗi niềm đau đáu với câu chuyện ngƣời xƣa tu luyện thành tiên.
- HS có năng lực cảm xúc thẩm mĩ: Đây là một năng lực đặc biệt quan trọng trong tiếp nhận văn chƣơng. Hoạt động đọc tác phẩm chỉ thực sự diễn ra khi HS có những dấu hiệu cảm xúc trƣớc thế giới nghệ thuật, trƣớc vấn đề mà nhà văn, nhà thơ đặt ra trong tác phẩm. Nếu không có cảm xúc, đƣơng nhiên HS khó có thể có hứng thú với các giờ học văn nói chung và giờ học thơ Đƣờng nói riêng.
- GV tạo không khí dân chủ, thoải mái cho giờ học.
Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phƣơng pháp đọc sáng tạo có thể phát huy những ƣu thế của nó, góp phần làm cho HS có hứng thú học tập đối với các bài học thơ Đƣờng. Nếu nhƣ HS tri giác đƣợc, liên tƣởng – tƣởng tƣợng đƣợc và có những cảm xúc thẩm mĩ mà lại không đƣợc thể hiện một cách thoải mái thì hứng thú học tập sẽ bị giảm đi rất nhiều.
* Nguyên tắc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng
Việc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đƣờng cần chú ý đến các nguyên tắc sau:
- Phải bám sát vào văn bản: Việc đọc dù sáng tạo đến đâu cũng không thể tách rời văn bản. Đọc thơ Đƣờng lại càng phải chú ý đến điều này. Do rào cản ngôn ngữ, GV và HS không thể tiếp cận với nguyên tác viết bằng chữ Hán mà thƣờng đọc – hiểu qua bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Khi đó, việc dạy học thơ Đƣờng phải bám sát vào văn bản phiên âm Hán – Việt trong SGK chứ không phải
là chú trọng vào bản dịch thơ của các dịch giả Việt Nam. Nếu GV chỉ hƣớng dẫn HS đọc sáng tạo dựa trên câu chữ của bản dịch thơ thì sẽ không thấy hết cái hay của thơ Đƣờng. Bởi lẽ ngôn ngữ thơ Đƣờng hàm súc, cô đọng, tính tƣợng trƣng cao, độ khái quát lớn. Và các bản dịch thơ dù có hay thế nào cũng không tránh khỏi có “độ vênh” nhất định so với nguyên tác.
- Phải phù hợp với trình độ năng lực văn học của HS: Điều này có liên quan đến nguyên tắc vừa sức, tạo sức đã nói ở mục 2.1.
- Phải nắm vững đặc trƣng của loại thể (các đặc trƣng của thơ Đƣờng): Do những đặc trƣng riêng về loại thể của thơ trữ tình nói chung và thơ Đƣờng nói riêng, việc dạy học thơ Đƣờng có mối quan hệ mật thiết với đọc sáng tạo. Đọc sáng tạo có một vị trí đặc biệt quan trọng, gần nhƣ là chủ công để tạo nên một giờ học thơ Đƣờng có hồn, có hứng thú. Vì vậy, để vận dụng tốt phƣơng pháp đọc sáng tạo vào dạy học thơ Đƣờng nhằm tạo hứng thú học tập cho HS yêu cầu phải nắm vững các đặc trƣng của thơ Đƣờng. GV cần trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản này trƣớc khi bƣớc vào việc đọc sáng tạo thơ Đƣờng.
- Vận dụng đa dạng các hành động đọc khác nhau: Đọc sáng tạo trong dạy học thơ Đƣờng không chỉ và không thể là hoạt động đọc đơn thuần mà nó cần có sự kết hợp các hành động đọc khác nhau, từ đọc kĩ đến đọc diễn cảm, từ đọc diễn cảm đến đọc nghệ thuật, từ đọc nghệ thuật đến khám pjhas giá trị mới của tác phẩm. Có thể là hành động đọc để xác định vai trò chủ thể cho HS (đóng vai nhƣ tác giả đi tìm sự đồng cảm, tìm tri âm tri kỉ hay đóng vai là bạn đọc lí tƣởng của tác phẩm). Cũng có thể là hành động đọc tiếp nhận, đọc để nhận diện văn bản thơ: thể thơ, tiết tấu, nhịp, giọng điệu, kết cấu, chủ thể trữ tình, thời gian, không gian… Hoặc có thể là hành động đọc bộc lộ, thể hiện kết quả tiếp nhận, truyền đạt kết quả tiếp nhận và cảm thụ đến ngƣời khác (các thành viên trong lớp). Làm cho HS sinh có nhu cầu đọc bộc lộ cũng chính là HS đã hiểu tác phẩm, rung cảm với tác phẩm và hứng thú với những điều mới lạ, thú vị từ tác phẩm.
Dựa trên các nguyên tắc này, chúng tôi xin đề xuất quy trình vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đƣờng nhƣ ở phần dƣới đây.
2.2.1.3. Quy trình vận dụng phương pháp đọc sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đường
* Các bƣớc tiến hành:
- Bước 1: Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản – kiến thức làm nền cho việc đọc sáng tạo. Đó là kiến thức về tác giả, về các đặc điểm nội dung và thi pháp thơ Đƣờng. Những kiến thức này trong sách giáo khoa chỉ nêu rất ngắn gọn, sơ lƣợc (phần Tiểu dẫn), GV cần gợi lại những kiến thức HS đã đƣợc học về thơ Đƣờng ở lớp 7, kết hợp với việc cho các em tự tìm hiểu thêm. Khi đã cõ vốn kiến thức nền này, HS sẽ không còn thấy thế giới thơ Đƣờng quá xa lạ, các em sẽ dễ dàng có hứng thú với bài học hơn.
- Bước 2 : Hướng dẫn HS đọc văn bản. Ở bƣớc này GV hƣớng dẫn HS đọc kĩ văn bản. Trƣớc hết là giải nghĩa từ trên cơ sở hiểu biết của HS kết hợp chú thích trong SGK. Sau đó cho HS so sánh, đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm ra những từ ngữ, ý nghĩa mà bản dịch thơ chƣa truyền tải đƣợc.
- Bước 3: Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu các mối quan hệ: mối quan hệ giao tiếp giữa tác giả với đối tƣợng đƣợc nói tới, giữa tác giả với nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, đối tƣợng giao tiếp, mục đích giao tiếp trong văn bản và giữa tác giả với độc giả. Thực chất bƣớc này gồm có 2 thao tác cơ bản. Một là, GV hƣớng dẫn HS đọc chính xác ý nghĩa và cảm xúc của ngôn từ. Hai là đọc sâu để tìm cách lí giải các mối quan hệ trong bài thơ. Càng đi sâu tìm hiểu, HS càng khám phá thêm nhiều điều thú vị trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tức là hứng thú học tập dần đƣợc nâng lên.
- Bước 4 : Hướng dẫn HS đánh giá mức độ phù hợp của cách lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp ; hóa thân vào tác giả, nhân vật trong tác phẩm để hiểu tâm tƣ, tình cảm, điều tác giả, nhân vật muốn nói qua văn bản. Ở bƣớc này, chủ yếu là GV hƣớng dẫn HS đọc chậm và bình những điểm sáng thẩm mĩ trong bài thơ.
- Bước 5 : Hướng dẫn HS rút ra những nhận định về giá trị nội dung –