Trƣớc hết, có thể thấy là nội dung thơ Đƣờng thƣờng có nhiều điển tích, điển cố, từ ngữ cổ, niêm luật thơ Đƣờng khó nên HS cảm thấy ít hấp dẫn. Thơ Đƣờng hàm súc, cô đọng có lúc gây khó hiểu cho học sinh... Chính những nguyên nhân trên không thu hút sự quan tâm của học sinh khi tiếp cận. Mặt khác, bản phiên âm và bản dịch thơ nhiều khi chƣa sát nghĩa, khiến cho cả HS và GV đều lúng túng khi học và dạy thơ Đƣờng.
Thực tế điều tra cho thấy kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.4. Điều tra về mức độ hứng thú của HS với các bài thơ Đường
HS Mức độ Lí do Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không có ý kiến 185 HS 4 lớp 10 của 3 trƣờng
Bài học gần gũi, dễ hiểu 3 24 Nội dung bài hay, ý nghĩa
sâu sắc 6 22 Có nhiều tƣ liệu phong phú 3 8 Đƣợc trình bày ý kiến một
cách thoải mái, tự nhiên 5 5 Giờ học thƣờng đƣợc tổ 4
điều tra chức với nhiều PPDH khác nhau Không rõ lí do 4 10 76 15 TỔNG SỐ 21 (11,3%) 73 (39,5%) 76 (41,1%) 15 (8,1%)
Số HS rất hứng thú chỉ chiếm 11,3%, đa số là các em chỉ cảm thấy hứng thú bình thƣờng (39,2%), hoặc không hứng thú, tức là giữa các giờ học thơ Đƣờng và các giờ học Ngữ văn khác không có sự khác nhau. Giờ học chƣa có điều gì đó thực sự lôi cuốn các em. Kết quả này cũng phần nào phản ánh thực trạng tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài thơ Đƣờng từ phía GV là chƣa hiệu quả.
Không quan tâm tới các bài thơ Đƣờng trong chƣơng trình nên mặc dù đã đƣợc tiếp xúc và học tập các bài thơ Đƣờng từ chƣơng trình Ngữ văn 7, nhƣng nhiều HS vẫn không nhận diện đƣợc đâu là các bài thơ Đƣờng, đâu là bài thơ Đƣờng luật. Tình trạng này đƣợc phản ánh qua kết quả điều tra về khả năng nhận diện các bài thơ Đƣờng của HS với việc đƣa ra 5 bài học bao gồm cả các bài thơ Đƣờng và thơ Đƣờng luật, yêu cầu HS nhận diện, lựa chọn các bài thơ Đƣờng. Kết quả có đến 96 HS trả lời sai, chiếm 51,9%.
Có thể vẫn còn có sự lựa chọn ngẫu nhiên, nhƣng kết quả trên đã phần nào cho thấy đƣợc tình trạng HS vẫn còn chƣa phân biệt, nhận diện đƣợc các bài thơ Đƣờng và thơ Đƣờng luật.
Nhƣ vậy, thực trạng chung là đa số HS ít hứng thú, chƣa có tâm thế khi học tập. Qua trao đổi với GV, nhiều ngƣời cho rằng HS hiện nay thiếu trí tƣởng tƣợng, lạ lẫm, không hứng thú, khó cảm thụ, đôi lúc cảm thấy xa lạ với lối tƣ duy trong thơ cổ nói chung cũng nhƣ về thơ Đƣờng. Khi lý giải điều này, có nhiều nguyên nhân: Một phần chính là do khoảng cách về không gian, thời gian lịch sử và một phần là do khoảng cách về tâm lí học. Nhịp sống hiện đại với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ trong nhà trƣờng, khiến các em trở nên bận rộn hơn và ít hứng thú trƣớc những tác phẩm văn học của quá khứ.
HS chƣa vƣợt qua đƣợc “rào chắn” của từ ngữ, vì thế chƣa thực sự hiểu và rung cảm với bài học. Lẽ đƣơng nhiên muốn lĩnh hội đƣợc nội dung tác phẩm trƣớc hết phải hiểu cho đƣợc lớp từ ngữ vốn là thứ công cụ vô cùng quan trọng để nhà văn thể hiện đƣợc tƣ tƣởng và tình cảm của mình. Các em còn chƣa hiểu thấu đáo từ ngữ trong tác phẩm thì làm sao có thể hiểu thấu đáo nội dung của nó?
Chính những điều trên đã ảnh hƣởng ít nhiều đến xúc cảm của GV cũng nhƣ HS khi đến với những tác phẩm thơ Đƣờng. Đặc biệt ở HS, tình trạng hứng thú ít trong học tập là rất phổ biến. Điều này đƣợc thể hiện ở thái độ thờ ơ, thụ động, ít phát biểu xây dựng bài, không thắc mắc trong các giờ học. Giờ học vì thế khá đơn điệu và tẻ nhạt, hầu nhƣ chỉ có GV hoạt động.
Nói chung, không hứng thú trong khi học các bài thơ Đƣờng là một thực tế khó tránh khỏi với HS khi mà bản thân các bài thơ Đƣờng có nhiều khoảng cách với HS. Hơn nữa, tâm lí của HS cho rằng đây là các bài học không quan trọng lắm. Trong hầu hết các đề thi, phần thơ Đƣờng nói riêng và văn học nƣớc ngoài nói chung ít đƣợc đƣa vào kiểm tra, điều này vô tình dẫn tới sự xem thường các bài thơ Đƣờng trong chƣơng trình.
Để giờ học gần gũi hơn với HS và đạt hiệu quả, rất cần có các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS. Khi có hứng thú, HS sẽ có sức mạnh để vƣợt qua những rào cản về kiến thức, về sự xa lạ của bài học, về khoảng cách lứa tuổi… Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS là nội dung của chƣơng 2 trong luận văn này.
CHƢƠNG 2
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC PHẦN THƠ ĐƢỜNG