Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp, nó là sự kết tinh những tinh hoa của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty và tạo nên năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong đó yếu tố về nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân trong công ty là không thể thiếu vì vậy công ty cần thực hiện giải quyết các vấn đề sau đây:
Xây dựng chế độ khen thưởng và phúc lợi
Hiện nay Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông đang thực hiện cơ chế chi trả tiền lương dựa trên hệ số lương của từng chức danh, công việc và tăng lương theo thâm niên công tác. Điều này tương đối hạn chế khi một số công nhân trẻ có trình độ, năng lực công tác tốt, hiệu quả cao nhưng mức lương đôi khi khá thấp chưa tương xứng với trình độ của họ do có ít thâm niên công tác do đó chưa khuyến khích họ làm việc tốt. Vì vậy Ban lãnh đạo công ty cần phải xây dựng lại chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp với năng lực, trách nhiệm công việc, tính chất công việc của mỗi cá nhân trong từng công đoạn dây chuyền sản xuất khác nhau, như vậy thì mới kích thích đựơc tinh thần làm việc cũng như năng suất của người lao động và những sáng kiến mới để áp dụng trong công việc cũng như trong chiến lược, chính sách phát triển của công tỵ Bên cạnh đó Công ty có thể giữ được những lao động giỏi gắn bó lâu dài với công ty trên con đường tồn tại và phát triển. Việc xây dựng cơ chế chi trả tiền lương thỏa đáng, phù hợp với năng lực, trình độ, trí tuệ sáng kiến và hiệu quả công việc của từng cá nhân cụ thể sẽ giúp nhân viên cảm thấy có sự công bằng, không uổng phí sức lực, trí
tuệ của mình, từ đó luôn giúp họ làm việc hăng say hơn nhiệt tình hơn và không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những ý tưởng mới để phục vụ lợi ích cho công tỵ
Công ty hoạt động sản xuất chia thành 3 ca, thời gian ca 1 từ 7 giờ đến 15 giờ, ca 2 từ 15 giờ đến 22 giờ, ca 3 từ 22 giờ đến 7 giờ. Do đặc thù ngành sản xuất giấy trong nước nói chung và của Công ty cổ phần Giấy Rạng Đông nói riêng thì mọi quá trình sản xuất kiểm soát chất lượng đều chủ yếu do công nhân trực tiếp là chính vì nguyên nhân này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản xuất đầu ra của sản phẩm (ví dụ trong quá trình sản xuất trên máy xeo sau khi qua công đoạn xén, sang cuộn, đóng gói sản phẩm nếu công nhân kiểm tra phát hiện lỗi thì sẽ xử lý như cắt bỏ phần lỗi đó nhưng nếu sơ xuất do khách quan không phát hiện lỗi thì khi giao hàng cho khách hàng, khách hàng sẽ phản hồi về chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của công ty). Do đó công ty nên có chính sách bồi dưỡng cho ca 3 (do thời gian ca 3 vào ban đêm công nhân dễ mất tập trung) như nghỉ ăn uống giữa ca sản xuất nhưng luân phiên tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công tỵ
Ngoài tiền lương ra công ty cũng cần quan tâm đến yếu tố tiền thưởng, công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng cụ thể như khen thưởng theo hiệu quả công việc, khen theo năng suất lao động,.. đây cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ lao động của công nhân và chính những người công nhân này họ sẽ phấn đấu xây dựng hình ảnh công ty ngày một lớn mạnh hơn.
Xây dựng chương trình định hướng nghề nghiệp
Trong xu thế phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay người lao động sẽ không cam kết làm việc tại một DN duy nhất, mà họ sẽ thay đổi để tìm cho mình một tương lai cho sự nghiệp phát triển cho mình tại một doanh nghiệp khác tốt hơn. Do đó Công ty cần xây dựng các chính sách về phát triển nghề nghiệp cho nhân viên một cách rõ ràng, chi tiết hơn giúp cho người lao động định hướng rõ ràng hơn hướng đi của mình, qua đó tạo cho người lao động có mục tiêu phấn đấu cụ thể và làm việc tốt hơn. Để làm được điều này, Công ty nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:
- Tạo điều kiện về thời gian, tài chính,... để công nhân trong công ty không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công khai đầy đủ các thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong công tỵ - Xây dựng tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh và các phương thức bổ nhiệm để công nhân trong công ty phấn đấu phát triển.
3.2.3. Giải pháp về ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
Ngành giấy trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm giấy nhập khẩụ Phần lớn DN mất thế chủ động về hoạt động sản xuất giấy và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu giấy và bột giấy nhập khẩu trong khi giá nguyên liệu giấy và bột giấy thế giới luôn biến động.
Do đó để ổn định nguồn nguyên liệu về giấy phế liệu phục vụ cho sản xuất công ty cần phải có nhiều kênh thu mua để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ giấy vụn trong nước. Hiện nay kênh thu gom giấy phế liệu của công ty còn yếu và làm việc không hiệu quả, để khắc phục tình trạng này công ty cần kết hợp tốt với các đại lý địa điểm thu gom giấy phế liệu trong tỉnh và ngoài các tỉnh lân cận, hoặc chủ động mở các kênh thu gom của chính mình (xây dựng thêm đội ngũ nhân viên và xe tải đi đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan, trường học,... để thu mua các nguồn giấy phế thải hàng ngày). Hệ thống sẽ bao gồm những chi nhánh thu mua chuyên trách riêng cho giấy vụn với hệ thống thu mua chuyên nghiệp, phân cấp và áp dụng giá cạnh tranh phù hợp cho từng chủng loại giấy, một mặt đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty, mặt khác tạo nguồn thu cho hàng ngàn đối tượng lao động tự do và các chủ vựa thu mua giấy phế liệu, tạo cho xã hội một môi trường sạch, thân thiện. Giải pháp này thực hiện trên cơ sở những điểm mạnh mà công ty đang có như nguồn tài chính mạnh và trình độ kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá phân loại nguyên liệu của các cán bộ phòng công nghệ công ty, giúp công ty mở rộng được thị trường, nâng cao được năng suất và giảm chi phí sản xuất từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn, giữ được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mớị
Công ty nên tận dụng thu mua nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước có chất lượng ngang bằng so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác ( Theo Bộ công thương, một trong những khâu quan trọng quyết định đến sự thành bại của ngành giấy là nguyên liệu, vì vậy ngành giấy đã triển khai xây dựng và sẽ sớm đưa vào hoạt động nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy bột và giấy An Hòa, nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa, mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2,… nhằm thay chủ động nguyên liệu bột giấy trong nước), nhằm tránh tình trạng về chi phí nhập khẩu cao làm tăng giá thành sản xuất, thời gian nhập hàng về chậm không đảm bảo kế hoạch sản xuất của công tỵ
Ngoài ra nguyên liệu giấy phế liệu phục vụ cho sản xuất hiện nay trên thị trường trong nước tuy dồi dào nhưng nguồn giấy phế liệu trong nước thường đã được tái chế nhiều lần, điều này đồng nghĩa với chất lượng bột giấy sản xuất ra sẽ không ổn định về mặt chất lượng, đặc biệt bề mặt giấy thường xuất hiện một vài đóm đen (hiện tượng này khách hàng phản ánh nhiều nhưng chỉ xảy ra cục bộ trong vài cuộn giấy). Do đó công ty cũng cần nghiên cứu khai thác nguồn giấy phế liệu (giấy OCC, giấy BBC) từ thị trường nước ngoài để nhập về phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo ổn định về mặt chất lượng sản phẩm và thương hiệu của công tỵ
Bên cạnh những giải pháp quan trọng liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Giấy White Top của Công ty cổ phần Giấy Rạng Đông thì còn có một số biện pháp khác Công ty cần phải thực hiện để hỗ trợ các giải pháp trên.
Chính sách tài chính
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, theo ý kiến của tác giả, Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông cần xây dựng một chính sách tài chính bằng các biện pháp sau:
- Công ty cần nghiên cứu và xác lập cho mình những đối tác cung cấp tín dụng mạnh mang tính chiến lược.
- Công ty cần tiếp tục mở rộng các hình thức hợp tác xản xuất kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước nhằm huy động tối đa các dạng nguồn vốn.
- Lập kế hoạch sử dụng vốn hàng năm cần phải hết sức coi trọng trong công tác tài chính tại công tỵ
- Công ty cần tập trung vào công tác thu hồi công nợ; nên áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán hoặc các chính sách khác nhằm ưu tiên cho các khách hàng thanh toán nhanh.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản trị các chi phí đầu vàọ
Nghiên cứu và phát triển thị trường
Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, thì những bước đi và những quyết định sáng suốt trong kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp.
Công ty cần phải nhanh chóng thành lập phòng Marketing để thu thập, phân tích và xử lý thông tin, xác định rõ nhu cầu tiềm năng của thị trường nhằm chủ động hơn trong việc tìm nguyên liệu cũng như những thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh.
Để hoạt động Marketing có hiệu quả, công ty cần bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác này cho phù hợp với yêu cầu mớị
Việc thiết lập một hệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp cho Công ty nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nắm bắt được sản phẩm, giá cả trên thị trường.Trên cơ sở đó, Công ty sẽ xác định được thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, xây dựng một chiến lược marketing hướng về thị trường mục tiêu đồng thời giúp Công ty giải quyết được một số vấn đề cụ thể sau đây :
- Thứ nhất là, trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về thị trường, sẽ giúp cho Công ty có thể dự đoán được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về sản phẩm. Điều này giúp cho công tác dự báo được chính xác hơn.
- Thứ hai là, giúp Công ty xác định giá sản phẩm hoặc điều chỉnh giá sản hẩm được hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường khiến cho người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
- Thứ ba là, sẽ giúp cho Công ty chủ động đưa ra một chiến lược marketing mix đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của thị trường và từng giai đoạn phát triển của ngành.
KẾT LUẬN
Ngành giấy Việt Nam, trong đó Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông là một thành viên đang trong những giai đoạn khó khăn nhất hiện naỵ Với xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh Việt Nam ngày một tham gia sâu vào thị trường quốc tế thì những thuận lợi và khó khăn ngày càng rõ nét. Những thuận lợi phải kể đến là Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tốt, có nguồn nguyên liệu dồi dào, tuy nhiên với một nền công nghiệp giấy vẫn còn trong giai đoạn đuổi theo nền công nghiệp hiện đại của thế giới thì những khó khăn trước mắt là không thể tránh khỏị
Với luận văn này, tôi mong muốn được đóng góp một phần cho Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông trong việc đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của mình, những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, thách thức để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi và vận dụng một cánh tốt nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top của đơn vị. Luận văn có những đóng góp chính sau đây:
- Hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề như: Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Ẹ Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh,...
- Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong ngành giấy để kiểm nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của sản phẩm giấy White Top làm cơ sở khoa học trong vấn đề cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top.
- Luận văn tập trung phân tích các yếu tố nội bộ (IFE), các yếu tố bên ngoài (EFE) để từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh phẩm giấy White Top của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông thông qua ý kiến chuyên gia trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phẩm giấy White Top của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông thông qua ma trận SWOT.
Với những đóng góp trên đây, luận văn đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của một doanh nghiệp; đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm và góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực nàỵ
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu hết các đối thủ trong nước và ngoài nước một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông chỉ mới chủ yếu mang tính nguyên tắc và định hướng. Trong quá trình thực hiện các giải pháp để thực hiện chiến lược này cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tỵ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2008), Năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công
ty cổ phần Chè Quân Chu, Thái Nguyên trước hội nhập kinh tế Quốc tế, Trường Đại học
Thái Nguyên.
2. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nộị 3. Trần Minh Đạo (2000), Giáo trình Marketing cơ bản, NXB Thống kê, Hà Nộị 4. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị
chiến lược và Phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, Hà Nộị
5. Michael Ẹ Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, dịch giả Nguyên Ngọc Toàn, NXB DT Book và NXB Trẻ, TP.HCM.
6. Michael Ẹ Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, dịch giả Nguyên Phúc Hoàng, NXB DT Book và NXB Trẻ, TP.HCM.
7. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Giáo trình Chiến lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nộị 8. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nộị 9. Nguyễn Hữu Thân, Nguyễn Xuân Quế, Nguyễn Xuân Hiến (1990), Chiến lược
cạnh tranh thị trường, NXB Thống kê, Hà Nộị
10. Tạp chí Công nghiệp Giấy số 61 - tháng 01/2013, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt
Nam, Hà Nộị
11. Tạp chí Công nghiệp Giấy số 65 - tháng 05/2013, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt
Nam, Hà Nộị
12. Tạp chí Công nghiệp Giấy số 66 - tháng 06/2013, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt