Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông (Trang 71)

2.2.2.1. Phân tích yếu tố vĩ mô

Tình hình về kinh tế

Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011- 2015 trở nên khá caọ Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợị Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu

Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững...

Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng caọ

Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục có những bấp bênh rất lớn, phản ánh chiều hướng phục hồi kinh tế trong khó khăn. Trên cơ sở đó, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 sẽ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

GDP cả nước năm 2012 tăng 5,03% so với 2011. Mức tăng này tuy có thấp hơn so với năm 2011, nhưng theo đánh giá của Tổng Cục Thống Kê, trong điều kiện tình hình sản xuất khó khăn, cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là cao và hợp lý.

Sang năm 2013, dựa trên những nhận định về tình hình kinh tế - tài chính của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra nhiều dự báo khác nhau về mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Theo đó, dự báo của Ngân hàng Thế giới cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn thấp và chậm, nhìn chung các nền kinh tế khu vực Đông Á trong năm 2013 sẽ có sự tăng trưởng chậm lạị Do vậy, tăng trưởng của Việt Nam dự báo đạt khoảng 5,5% ở năm 2013. Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 5,7% năm 2013. Còn theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, năm 2013 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, đạt mức 5,9%, cao hơn so với các con số dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giớị

Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tác động tích cực đến kinh tế xã hội, đồng thời đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm ngày càng nhiều, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển và vì thế nhu cầu đóng gói bao bì sản phẩm cũng gia tăng, đặc biệt là bao bì giấy công nghiệp. Điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngành sản xuất nói chung và sản xuất kinh doanh giấy White Top nói riêng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đời sống và thu nhập của dân cư giảm thì nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm cũng sẽ giảm, kéo theo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của ngành sản xuất giấy công nghiệp cũng sẽ giảm.

Bảng 2.15: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 Năm GDP Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2011 6,24 4,02 6,68 6,83

2012 5,25 2,68 5,75 5,90

2013 5,42 2,67 5,43 6,56

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

TỐC ĐỘ TĂNG GDP QUA CÁC NĂM (%)

6,80 6,90 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,50 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 2.5. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Lạm phát

Lạm phát là yếu tố tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam và cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN. Từ năm 2011 đến những tháng đầu năm 2014, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức

khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17% - 18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

Hình 2.6. Tình hình lạm phát qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Lãi suất

Bên cạnh lạm phát, lãi suất là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng mà Công ty phải luôn theo dõi và cập nhật hàng ngày nhằm đưa ra các chiến lược đầu tư hợp lý. Không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có một lượng vốn đủ lớn để tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh mà phần lớn đều phải huy động thêm từ các nguồn bên ngoài, trong đó một kênh phổ biến là thông qua vay vốn và chịu lãi suất sử dụng vốn vaỵ Khi lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì thế, khi lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của Công tỵ

Tình hình chính trị, pháp luật

- Việt Nam có một nền chính trị ổn định là tiền đề hết sức quan trọng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm phát triển sản xuất.

- Trong các năm qua, nhà nước vẫn bảo hộ doanh nghiệp ngành giấy thông qua điều chỉnh tăng giảm thuế xuất nhập khẩu giấy và các nguyên liệu khi biến động của ngành giấy bất lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày 01/09/2008 Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 71/2008/QĐ-BTC.Theo quyết định này, mức thuế suất thuế nhập khẩu giấy in báo giảm từ 32% xuống còn 20% và mức thuế suất thuế nhập khẩu giấy in & viết từ 32% xuống còn 25%. Thực hiện sớm 4 năm so với cam kết WTO (năm thực hiện là 2012).

Tình hình văn hóa xã hội

Yếu tố xã hội tác động tới ngành giấy chủ yếu là quy mô dân số, nhu cầu dân cư tác động đến Ngành Giấỵ Theo dự báo phát triển ngành giấy thì đến năm 2020 dân số của Việt Nam vào khoảng 102 triệu người và nhu cầu giấy là 3.420.000 tấn/năm, mức tiêu thụ bình quân 33,6 kg/người, trong đó giấy in báo là 236.000 tấn, giấy in viết là 947.000 tấn, giấy bao bì là 1.729.000 tấn, loại khác là 445.000 tấn.

Khi xã hội càng phát triển, nhận thức con người càng nâng lên, xã hội quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, thì nhu cầu các loại giấy bao bì, giấy gói thay thế cho nylon càng cao bởi giấy là chất liệu dễ xử lý và tái chế sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là những thuận lơi rất lớn giúp cho Công ty khai thác và chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần.

Tình hình phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, bởi công nghệ sản xuất liên quan trực tiếp tới chi phí sản xuất, tính giá thành phẩm. Những công nghệ mới xuất hiện sẽ tạo thời cơ, sức mạnh cho công ty nắm được công nghệ mới , song nó cũng là sức ép, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông được xem là một trong những công ty có công nghệ hiện đại nhất trong ngành giấy Việt Nam, tuy nhiên công nghệ này cũng có từ những năm 90 của thế kỷ trước, do đó sản lượng thấp, mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cao dẫn đến giá thành sản phẩm caọ Chỉ so với nền công nghệ giấy của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonexia, Thái Lan thì Viêt Nam đã còn thua ở nhiều mặt, do đó khi Việt Nam gia nhập ngày một sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khi nhà nước buộc phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan, nếu không kịp thời thay đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất ngành giấy Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà.

Hiện nay Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông rất quan tâm và đã có những thành công đáng kể trong đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc đổi mới công nghệ được thực hiện trong 3 lĩnh vực:

- Sản xuất bột giấy với việc cải tiến công nghệ TMP sang BCTMP

- Sản xuất giấy với việc chuyển từ công nghệ xeo giấy trong môi trường axit sang môi trường kiềm.

- Lĩnh vực đo lường điều khiển, công ty đã trang bị hệ thống tự kiểm tra chất lượng sản phẩm (QCS).

Chính những cải tiến và đầu tư thiết bị này làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng và giảm chi phí nhân công trong sản xuất, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. Công ty sử dụng hệ thống tự động hóa cao, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất bằng hệ thống DCS, đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm đầu ra và giảm giá thành sản phẩm.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, không nằm trên vành đai núi lửa, động đất của khu vực,…Đặc biệt là vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thương buôn bán trong khu vực và trên thế giới, là cửa ngõ của Đông Nam Á.

Công ty Cổ Phần Giấy Rạng Đông tọa lạc trên một vị trí khá thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệụ Nằm trong hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy huyết mạch của đất nước nên Công ty dễ dàng liên hệ, vận chuyển, phân phối các sản phẩm giấy tới các Tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Ngành giấy là ngành gây ô nhiễm nặng cho môi trường mà công ty thì đang nằm trong địa bàn huyện Diên Khánh nên công ty phải tốn một khoảng chi phí khá lớn cho việc sử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Yếu tố này làm cho giá thành sản phẩm tăng.

2.2.2.2. Môi trường vi mô

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Một vấn đề sống còn đối với các DN trong giai đoạn hiện nay đó là áp lực cạnh tranh, điều này đã đặt ra cho Công ty nhiều thách thức trong việc giữ vững và phát triển thị trường. Vì vậy việc nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với DN.

Ngoài những công ty lâu năm trong nước hoạt động mạnh trên thị trường, đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông là:

- Những công ty liên doanh có nhiều kinh nghiệm và tài chính mạnh;

- Công ty nước ngoài với những sản phẩm chính gốc. Dù giá thành cao nhưng họ có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để hoạt động.

Các đối thủ cạnh tranh:

- Nước ngoài và liên doanh: (Công ty APP - INDONESIA),(CTY Siam Kraft Industry - Thailand)

- Trong nước: Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty TNHH Công nghiệp Thương mại Gò Saọ

Phân tích năng lực cạnh tranh các đối thủ hiện tại:

* Về hoạt động kinh doanh: Nhìn vào kết quả hoạt động kinh, doanh doanh thu và lợi nhuận của Công ty có mức tăng tưởng đứng thứ 2 so với các đối thủ hiện tại, nhờ những nổ lực đầu tư vào công tác nghiên cứu sản phẩm và mở rộng thị trường, đây cũng là mức tăng tưởng đáng khích lệ so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Bảng 2.16 . Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh các công ty giấy

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng lợi nhuận

Tên công ty Doanh

thu năm 2012 Doanh thu năm 2013 LNST 2012 LNST 2013 +/- % +/- % Cổ phần Giấy Việt Trì 998 1.080 10,253 12,310 82 8,2 2,057 2 Cổ phần Giấy Rạng Đông 96,6 155,2 4,098 6,831 58,5 60,66 2,733 66,69 Công ty TNHH

Công nghiệp Thương mại Gò Sao

56,3 74,9 10,253 13,310 18,6 33,03 3,057 29,82

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2012-2013))

* Về hệ thống phân phối: Các công ty có sản phẩm và địa bàn hoạt động khác nhau như: Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì tập trung phân phối chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam…Còn công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông hệ thống phân phối chủ yếu là các tỉnh miền Nam Trung Bộ và một số tỉnh ở miền Nam như:

Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Còn đối với công ty TNHH Thương mại công nghiệp Gò Sao thì phân phối tại các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh là chủ yếụ

Bảng 2.17. So sánh lợi thế về hệ thống phân phối của các doanh nghiệp giấy Tên công ty Sản phẩm chính Địa bàn hoạt động Hệ thống phân phối

Việt Trì

Nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về các loại giấy từ in ấn, giấy bao bì, giấy công nghiệp... Trong đó, hoạt động sản xuất giấy bao bì công nghiệp chiểm tỷ trọng lớn. Thị trường các tỉnh miền Bắc chiếm 75% tổng doanh thụ Trải rộng khắp cả nước Rạng Đông

Giấy White Top là sản phẩm chủ lực của công tỵ Ngoài ra công ty còn sản xuất giấy Medium

Khu vực miền Nam Trung Bộ có thị phần lớn nhất (70% doanh thu), tiếp theo là khu vực miền Trung, miền Nam.

Điểm mạnh của công ty phân phối hàng đến tận nơi cho khách hàng.

Gò Sao

Giấy cuộn, giấy Medium, giấy White Top

Khu vực miền Nam Phân phối các các quận, huyện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận

(Nguồn: Số liệu thu thập của tác giả)

Áp lực xâm nhập từ đối thủ tiềm ẩn

Ngành giấy là một ngành cần sự đầu tư rất lớn để có thể hoạt động sản xuất hiệu quả từ nguyên liệu sản xuất bột giấy do trồng rừng, đến trang thiết bị sản xuất với

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy White Top của Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)