Nhóm giải pháp đối với nhận thức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 61)

Sự nhận thức yếu kém về bất bình đẳng giới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong phân công lao động giới tại địa bàn.

Do vậy để nâng cao trình độ nhận thức của người dân về bình đẳng giới sao cho có sự điều chỉnh phù hợp hơn, mang lậi công bằng hơn cho giới nữ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn là một biện pháp rất cần thiết. Để phát huy vai trò và tiềm năng của phụ nữ, cần tập trung nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới thông qua việc tôn vinh phụ nữ điển hình tiên tiến, phê phán những biểu hiện phân biệt đối xử, lạm dụng bóc lột, buôn bán phụ nữ, giáo dục ý thức bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xã hội. tạo điều kiện cho sư phát triển phụ nữ thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về giới, nhất là giúp phụ nữ nghốo vựng nông thôn, vựng sõu, vựng xa được phổ cập giáo dục phổ thông, tiếp cận thông tin, thụ hưởng văn hóa, xóa đói giảm nghèo. Chỉ có giúp phụ nữ nâng cao kiến thức về mọi mặt(sản xuất, đời sống, pháp

luật, văn húa…) thỡ giới nữ trong xã mới có điều kiện vươn lên đóng góp và hưởng thụ cùng với nam giới.

Cần tập trung các vấn đề chính sau:

Cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho cả hai giới nam và nữ, cho cả cộng đồng các nội dung về vị thế, vai trò của phụ nữ, về giới, bình đẳng giới trong gia đình, ngoài xã hội. Các hình thức truyền thông phải đa dạng, ngắn gọn, dễ hiểu qua phát thanh, truyền hình, báo chí, qua hội họp, tập huấn và hệ thống panụ, áp phích, tờ rơi.

Về phía các cơ quan văn hoá và truyền thông đại chúng: Tăng cường những tài liệu kêu gọi sự bình đẳng trong gia đình, ca ngợi sự yêu thương, sống có trách nhiệm với nhau, hi sinh vì nhau của cả hai giới. Tất cả các công việc trong gia đình, kể cả chăm sóc và nuôi con, là trách nhiệm chung của cả hai giới.

Cần nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, cho các thành viên gia đình bởi vì trình độ học vấn luôn đóng vai trò quyết định và tỷ lệ thuận với những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình. Trình độ học vấn cao sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của các thành viên gia đình. Nhà nước cần có chiến lược phát triển giáo dục với nhiều hình thức khác nhau nhằm từng bước nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận thức xã hội của các thành viên gia đình. Đầu tư thích đáng cho việc thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở cho cỏc vựng nông thôn; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường học cho các gia đình nông dân nghèo v.v…

Phối hợp với các cơ quan chức năng trang bị và nâng cao kiến thức về giới và bình đẳng giới trong nhân dân.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ đạt mục tiêu bình đẳng, tiến bộ và phát triển.

Ngoài ra cũng cần tập trung chú ý nâng cao nhận thức, tuyên truyền với giới nam. Để nam giới cùng chia sẻ với người phụ nữ những công việc

nội trợ, cùng phụ nữ tham gia quyết định những công việc lớn trong gia đình cũng như việc chăm sóc nuôi dạy con cái.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w