Những yếu tố bất bình đẳng trong phân công lao động giới tại xó Tõn Lập.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 50)

Qua phân tích thực trạng phân công lao động giới trong gia đình trên 3 lĩnh vực: sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng chúng tôi nhận thấy các yếu tố bất bình đẳng nổi lên:

- Mâu thuẫn giữa sự tham gia của nam giới vào công việc nội trợ với vai trò của họ trong các công việc sản xuất, mang lại thu nhập chính trong gia đình. Lý lẽ mà nhiều nam giới giải thích cho sự vắng mặt của họ ở công việc nội trợ là do vai trò chủ đạo của họ trong sản xuất. Tuy nhiên, ngày nay khi phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào công việc sản xuất mang lại thu nhập cho gia đình thì sự tham gia của nam giới vào công việc nội trợ lại không tăng lên một cách tương xứng. Nói cách khác, sự chia sẻ từ phía người phụ nữ trong công việc sản xuất không đi liền với sự chia sẻ từ phía nam giới trong công việc nội trợ gia đình. Có thể thấy rằng nam giới ít làm công việc nội trợ không hẳn vì vai trò sản xuất mà do quan niệm của họ về loại việc nào đáng làm và không đáng làm và do dư luận xã hội. Dù lý do gì đi nữa thì mâu thuẫn này có thể dẫn đến việc sử dụng và phân bổ không hợp lý nguồn nhân lực, quỹ thời gian và tiềm năng của các thành viên trong gia đình trên địa bàn xó Tõn Lập.

- Mâu thuẫn giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào lao động sản xuất và tiếng nói của họ có phần hạn chế trong việc gia quyết định những công việc chính trong gia đình. Mặc dù sự bàn bạc trong gia đình tăng lên là một dấu hiệu cho thấy tính hiệu quả hợp lý của những quyết định dựa trên suy nghĩ và tính toán của hai giới đã ngày càng được gia đình lựa chọn. Tuy nhiên mô hình quyết định trong gia đình trên địa bàn xó Tõn Lập vẫn chưa đi đến sự hợp lý tối đa của nó khi phụ nữ quyết định nhiều hơn về những việc nội trợ, thai sản còn nam giới nhiều hơn về công việc lớn trong gia đình. Mô hình này cũn khụng hiệu qủa vì không tính đến tiếng nói, khả năng của người phụ nữ và hiểu biết của nam giới về thai sản.

- Mâu thuẫn giữa công việc nội trợ mà người phụ nữ đảm nhận chủ yếu với nhu cầu phát triển năng lực, tiếp cận thông tin, nâng cao khả năng

cạnh tranh với tư cách là người lao động và người sản xuất. Rõ ràng là để có thể cạnh tranh hiệu quả trên từng hoạt động thì phải được đầu tư hợp lý. Phụ nữ trên địa bàn xó Tõn Lập hiện nay so với nam giới đang được đầu tư quá thấp về thời gian để nâng cao trình độ, để học hỏi, để giao tiếp và tích lũy kinh nghiệm. Điều này cũng có nghĩa là phụ nữ trong xó đó, đang và sẽ tiếp tục gặp nhiều trở ngại trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Đặc biệt nếu bản thân họ không ý thức đầy đủ về khó khăn có tính hệ thống này và họ thiếu quyết tâm vượt qua. Bên cạnh đó, điều này cũng phụ thuộc vào nam giới với tư cách là những thành viên có tiếng nói quyết định trong gia đình cũng như tại địa bàn, và trong xã hội nói chung. Chia sẻ công việc gia đình, cùng trao đổi bàn bạc trong việc ra quyết định là cách tốt nhất mà nam giới có thể làm nhằm mang lại những lợi ích cụ thể đối với phụ nữ và gia đình. Qua đó phụ nữ sẽ có thời gian tiếp tục học tập và có điều kiện để nắm bắt các cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w