Quan điểm về công bằng xã hội và tiến bộ xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 27 - 30)

1.2.4.1 Quan điểm về tiến bộ xã hội

Tiến bộ được hiểu là sự tiến lên, phát triển theo hướng quá độ từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Dựa trên xu hướng vận động và phát triển của xã hội, có hai quan điểm trái ngược nhau về tiến bộ xã hội: quan điểm bi quan và quan điểm lạc quan.

Thứ nhất: Quan điểm bi quan: Phủ nhận sự tiến bộ của xã hội, cho rằng lịch sử đã qua tốt đẹp hơn lịch sử hiện tại. Họ mơ ước về những xã hội được xem là thịnh vượng trong lịch sử (Trung Quốc cổ đại, Thiên chúa giáo tin vào Kinh Thánh, đạo Phật, cõi niết bàn…). Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, do mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều căn bệnh trầm kha nảy sinh trong xã hội một số người lại cho rằng khoa học kĩ thuật chính là nguyên nhân- nguồn gốc của sự suy thoái nhân cách, đạo đức con người. Sự suy thoái này không thể giải quyết được, vô phương cứu chữa.

Thứ hai: Quan điểm lạc quan: Xuất hiện rất sớm trong lịch sử, đặc biệt trở thành một đặc trưng trong tư tưởng của các nhà Triết học Khai sáng thế kỷ XIII. Các nhà xã hội không tưởng mơ ước và tin tưởng vào việc thiết lập một thế giới tương lai không có hiện tượng người bóc lột người, dựa trên chế độ công hữu và lao động tập thể. Mối quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng, thân thiện công bằng, “người với người sống để yêu nhau”… Những quan điểm tiến bộ của giai cấp tư sản về mục tiêu xây dựng một xã hội “cụng bằng, bình đẳng, bỏc ỏi”- xã hội lý tưởng đã tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy cách mạng tư sản nhanh chóng thành công.

Thứ ba: Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin về tiến bộ xã hội: Xã hội như một cơ thể sống, luôn vận động và phát triển- đó là kết quả của sự thống nhất phép biện chứng vói quy vật lịch sử. Coi tiến bộ xã hội là quá trình phát triển xã hội từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế xã hội cũ lên hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Quá trình phát triển không phải bao giờ cũng suôn sẻ mà quanh co, khúc khuỷu, do tác động của nhiều thế lực, nhất là trong xã hội có đối kháng giai cấp. Hạt nhân cơ bản của tiến bộ xã hội là phương thức sản xuất, làm nền tảng cho sự thay thế của hình thái kinh tế xã hội.

1.2.4.2 Quan điểm về công bằng xã hội

Theo sự phát triển của lịch sử, khái niệm “cụng bằng xã hội” cũng có sự thay đổi và phát triển, nó bị quy định chặt chẽ bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Theo C.Mac và Angghen, Lenin trong chủ nghĩa xã hội thì công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế đóng vai trò là cơ sở và quyết định các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội cụ thể là phương diện quan hệ cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) và hưởng thụ (được hưởng quyền lợi). Trong chủ nghĩa xã hội công bằng cơ bản là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, sản phẩm được phân phối theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” 15,Tr.17].

Ở góc độ triết học, công bằng xã hội là nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người không phải về một phương diện nào đấy bất kỳ mà chính là về một phương diện hoàn toàn xác định: phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi hay giữa cống hiến theo nguyên tắc cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) ngang nhau thì hưởng thụ (được hưởng quyền lợi) ngang nhau. Công bằng xã hội chính là thực hiện một phần bình đẳng xã hội, là thực hiện bình đẳng về một phương diện nhất định- phương diện quan hệ hưởng thụ và cống hiến và là một bước trên con đường lâu dài nhằm đạt tới bình đẳng xã hội một cách hoàn toàn.

Như vậy, công bằng xã hội phải được quan niệm một cách toàn diện bao gồm cả công bằng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội trong đó công

bằng trong kinh tế là gốc, là quyết định. Công bằng trong kinh tế không phải chỉ là công bằng trong hưởng thụ mà trước hết và quan trọng là xự công bằng trong việc tiếp cận với điều kiện làm kinh tế, điều kiện phát huy sức sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w