Văn hóa tư tưởng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, mỗi địa phương có những nét văn hóa đặc thù riêng. Tuy nhiên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đó cú từ thời phong kiến ở nước ta, nó đó bỏm rễ sâu trong xã hội Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử và hiện nay vẫn còn tồn tại ở không ớt vựng nông thôn, làng quê Việt Nam.
Ở xó Tõn Lập với đặc thù vùng nông nghiệp nông thôn, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, sõu nột trong các gia đình. Tư tưởng trọng nam hơn nữ, coi thường phụ nữ chưa được hoàn toàn xoá bỏ trong xã hội. Đây là tư tưởng phong kiến, đề cao tính gia trưởng của người nam giới trong gia đình còn tồn tại dai dẳng, nhất là ở nông thôn. Người đàn ông gia trưởng quan niệm người phụ nữ phải đảm nhận công việc trong gia đình, phải phục tùng chồng. Tư tưởng này cản trở phụ nữ thuyết phục và lôi cuốn chồng
cùng tham gia vào công việc gia đình (nội trợ, chăm sóc con cái). Chính tư tưởng này gián tiếp tạo nên tâm lý tự ty, e ngại, không tin vào bản thân mình, thiếu điều kiện học hỏi. Và như khi quan sát chúng tôi thấy phụ nữ đi họp thụn thỡ họ luôn ngồi ở cuối phòng họp gần cửa ra vào và không có ý kiến gì mặc dù được khuyến khích. Họ e thẹn và có phần sợ sệt trước đám đông. Tư tưởng gia trưởng là đặc trưng quan hệ gia đình trong các gia đình trên địa bàn xã. Đàn ông có vị trí rất cao trong đời sống cộng đồng, còn phụ nữ thân phận của họ rất thấp trong xã hội, họ ít có quyền quyết định mọi thứ trong gia đình.
Hơn nữa, nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phân chia bình đẳng công việc trong gia đình ở Việt Nam là quan niệm xã hội: “Cụng việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ’. Không những thế, xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm cho nam giới thiếu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.