Đánh giá những hoạt động đã can thiệp tại địa phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 54)

Nhận thức rõ tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn xã, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và lợi ích của phụ nữ. Mặt khác tình trạng này diễn ra làm hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ vào việc tham gia hoàn thiện bộ máy chính quyền xã cũng như nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình trên địa bàn xã.

Dưới sự chỉ đạo của các cấp trên, tiếp thu đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước, Hội liên hiệp phụ nữ xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra trong các gia đình trên địa bàn xã.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình hạnh phỳc…đó được coi là những vấn đề trọng tâm và sự biến động của dân số hay sự xô bồ, va chạm, mâu thuẫn trong gia đình luôn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình. Hiện nay Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xó đó trực tiếp giao chỉ tiêu thi đua cho các chi hội, các đoàn thể, các thôn dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chính sách dân số, các chỉ tiêu thi đua xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và lấy đó làm tiêu chí bỡnh xột thi đua trong các dịp như cuối năm, ngày quốc tế phụ nữ 8- 3, ngày phụ nữ Việt Nam 20- 10….Giao cho ban dân số xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch giao chỉ tiêu kế hoạch về công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình cho từng cộng tác viên từng thôn làng, đồng thời chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân số và cộng tác viên làm tốt công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức.

Công tác tuyên truyền vận động: Hội liên hiệp phụ nữ và chính quyền địa phương đã phối kết hợp với các đoàn thể dân cư tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền pháp lệnh dân số tới toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân trong toàn xã. Đồng thời Hội phụ nữ tổ chức phát động chiến dịch truyền thông

vào dịp đầu năm và các dịp hội họp thôn dân cư, vào dịp phụ nữu 8/3, sơ kết, tổng kết các đoàn thể phụ nữ và nhân dân tham dự và phát động mùa xuân dân số. Tuyên truyền “nâng cao nhận thức trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới, xây dựng người phụ nữ có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Công tác ngày càng đi sâu vào chiều sâu và được cán bộ hội viên đồng tình hưởng ứng, nội dung tuyên truyền phong phú đa dạng. Như tuyên truyền vận động hội viên và nhân tích cực tham gia các lớp chuyển giao khoa học- kỹ thuật, đưa các cây con giống vào sản xuất chăn nuôi để đạt năng suất cao.

Để nâng cao kiến thức cho phụ nữ trong việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan Hội đã chủ động phối kết hợp với trạm y tế tổ chức mỗi năm từ 2- 3 lớp tuyên truyền chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình, tổ chức các hội nghị truyền thông về phòng chống ma túy HIV…cụng tỏc chăm sóc sức khỏe được quan tâm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, ở địa phương còn duy trì giúp nhau thường xuyên, giúp nhau đột xuất, giúp nhau phát triển kinh tế,đó vận động 568 chị tổng số tiền không hoàn lại trên 25.5.000.000đ, điển hình làm tốt chi hội thôn Thụy Điền giúp chị Hoa sập nhà chết 1.3000.000đ và thôn Xy giúp 1 cháu sập nhà chết 1.000.000đ...[6,tr.17]

Hội liên hiệp phụ nữ xó đó tổ chức phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phỳc” tới 100% người dân trong xã, đặc biệt là các chi tổ phụ nữ trong 8 thôn dân cư. Với sự hưởng ứng tích cực của cán bộ hội viên và các đoàn thể phụ nữ trong xó đó cú 920 cán bộ hội viên và phụ nữ đăng ký thực hiện. Phát huy vai trò là tổ hòa giải ở các thôn dân cư, hang năm đã tổ chức hòa giải và trong 5 năm đã hòa giải thành được 128 vụ việc như tranh chấp đất đai, mâu thuẫn hàng xóm, hôn nhân 3 vụ, bạo lực gia đình 5 vụ…[7,Tr.20]

Như vậy, với các biện pháp địa phương đã phát động mang lại những biến chuyển tích cực, góp phần nâng cao phát triển mọi mặt cho phụ nữ, vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững tại địa phương.

2.5.2 Hạn chế

Nhìn chung các biện pháp đã thực hiện tại địa phương mang lại những chuyển biến tích cực, song bên cạnh đú cũn một số hạn chế.

Về công tác dân số đã đạt tỷ lệ sinh nhưng chưa bề vững, công tác kế hoạch hóa gia đình chỉ tiêu kế hoạch đề ra đạt chưa cao dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 của toàn xã 14 trường hợp chiếm 18,9%. Có thể nói là một xã có tỷ lệ sinh son thứ 3 cao nhất trong toàn huyện.

Tình trạng bạo lực gia đình vẫn xảy ra không ít ở các gia đình, công tác hòa giải chưa mang lại hiệu quả cao.

Mặc dù phụ nữ được khuyến khích tham gia các tổ chức cộng đồng, bồi dưỡng chính trị nâng cao vị thế nhưng con số phụ nữ lãnh đạo và đảng viên rất hạn chế. Nhận thức về bình đẳng giới ở địa phương chưa đúng mức, công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật trên địa phương tới người dân chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 54)