Phân công lao động trong gia đình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 35)

2.2.1.1 Công việc sản xuất vật chất

Sản xuất là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Việc sản xuất ra của cải vật chất được sử dụng cho sự tồn tại và là kế sinh nhai của con người. Tùy từng vào loại hình sản xuất mà mang lại thu nhập khác nhau.

Xó Tân Lập 100% người dân trong xã làm nghề nông nghiệp bao gồm cấy lúa, trồng các loại hoa màu như ngô, lạc, đậu, vừng, khoai sắn, chăn nuôi gia súc gia cầm. Một bộ phận rất nhỏ dân cư trong xã làm thêm buôn bán dịch vụ. Do sản xuất còn manh mún, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên mức thu nhập, năng xuất lao động của người dân chưa cao, cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Chính điều này làm hạn chế khả năng nâng cao tính bình đẳng giới trong gia đình.

Do tính chất là nghề nông nờn cỏc công việc đồng áng cả phụ nữ và nam giới đảm nhận nhưng sự đóng góp của hai giới là khác nhau ở những nức độ khác nhau. Như trong cấy lúa, làm hoa màu phụ nữ hầu hết đảm nhận ở những khâu như chọn giống, gieo mạ, chăm sóc, phơi sấy, cất trữ và bán sản phẩm, những công việc mang tính nhẹ nhàng hơn, không phải dùng quá nhiều đến cơ bắp. Còn nam giới đảm nhận chính những công việc mang tính nặng nhọc hơn như cỏc khõu làm đất, phun thuốc trừ sõu…những công việc vừa nặng nhọc, vừa độc hại. Sự phân công như vậy dường như trở thành một thói quen và ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Bởi nam giới bao giờ sức cũng dẻo dai và khỏe mạnh hơn nữ giới. Mặt khác, tuy phụ nữ không nhiều sức bằng nam giới nhưng họ khéo léo nên việc đảm nhiệm việc chăm sóc, cất trữ là đương nhiên. Tuy nhiên, hiện nay cũng không ít người nam giới đi

làm ăn xa nên mọi công việc sản xuất cũng như tái sản xuất đều do người phụ nữ gánh vác, họ cũng làm đất, phun thuốc trừ sâu và tất cả những công việc của nhà nông. Điều đáng nói ở đây là cả hai giới cùng tham gia sản xuất công việc đồng áng nhưng khi về đến nhà người phụ nữ lại đi nấu cơm, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, còn nam giới thì ngồi xem tivi hoặc đi chơi nhà hàng xóm. Người phụ nữ tất bật với mọi công việc phục vụ chồng và các thành viên trong gia đình, mà nam giới không hiểu được sự vất vả của người phụ nữ. Cùng chia sẻ công việc gia đình, giúp đỡ nhau trong công việc gia đình chính là biện pháp nâng cao tính bình đẳng hơn trong gia đình.

Với câu hỏi “Ai là người mang lại thu nhập chính trong gia đỡnh?” kết quả chúng tôi thu được 61% từ chồng và 39% từ phụ nữ. Như vậy, người nam giới trong gia đình trên địa bàn xã mang lại thu nhập chính cho gia đình. Nam giới với vai trò là trụ cột trong gia đình ngoài những công việc đồng áng nam giới còn tham gia các công việc ở các thành phố lớn trong thời gian rảnh rỗi nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình, phụ nữ ở nhà trông nom nhà cửa và chăm sóc con cái. Chính điều này mang lại tiếng nói của người nam giới trong gia đình. Vì thực tế cho thấy ai nắm quyền lực về kinh tế sẽ có quyền quyết định và chi phối quyền lực. Chính vì vậy người nam giới luôn quyết định những công việc quan trọng trong gia đình. Theo đó với câu hỏi “Ai là người kiểm soát những nguồn lực chính trong gia đình (vay vốn, sổ bìa đỏ…)?” thỡ cú tới 70% là nam giới, 17% là phụ nữ và 13% cả hai. Như vậy cho ta thấy với những công việc chính trong gia đình nam giới luôn là người nắm giữ và chi phối. Phụ nữ là người nắm giữ tiền nhưng chi phối và sử dụng những công việc lớn là do chồng. Phân công lao động như vậy chỉ ra sự khác biệt và sự biến đổi vai trò của vợ và chồng trên hai lĩnh vực, một là thực hiện công việc, hai là ra quyết định về các công việc của gia đình.

Khi bàn về phân công lao động xã hội Marx và Engels cho rằng: “Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà trong việc sinh con, đẻ cỏi”

Như vậy, nếu bắt đầu với phân công lao động theo giới thì có thể đi từ khởi điểm của nó là phân công lao động trong tái sản xuất. Tái sản xuất không chỉ đơn thuần là việc sinh đẻ mà còn là sự chăm sóc, nuôi dưỡng không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn nữa trong trường hợp những người này bị ốm đau hay già cả qua hàng loạt các công việc nội trợ hàng ngày. Công việc tái sản xuất trong gia đình trên địa bàn xó Tõn Lập bao gồm các hoạt động như công việc nội trợ, kế hoạch hóa gia đình, dạy dỗ và chăm sóc con cỏi…Đõy là các chỉ số cơ bản mà khi đo lường được chúng sẽ cho ta thấy bức tranh về phân công lao động giới trong hoạt động phi sản xuất nhưng thường hay biểu lộ những mặt trái của quan hệ giới.

Sinh sản:

Tái sản xuất ra con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ một cộng đồng người nào nhằm duy trì nòi giống và duy trì lực lượng lao động. Đối với người dân xó Tõn Lập công việc này cũng không đơn giản mặc dù ngày nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng y tế miền núi và nâng cao nhận thức cho người dân về sức khỏe sinh sản. Hầu hết phụ nữ trên địa bàn khi sinh được hỏi “khi sinh chị sinh ở đõu?” thỡ cú tới 65% chọn sinh ở nhà, 35% chọn sinh ở cơ sở y tế. Như vậy cho ta thấy số phụ nữ chọn sinh ở nhà nhiều hơn ở cơ sở y tế. Phần vì do ngại, phần vì thiếu phương tiện đi lại nên sinh luôn ở nhà. Điều này cho ta thấy nhận thức không đúng của phụ nữ về sinh nở. Bởi khi sinh ở nhà có điều gì bất trắc xảy ra rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bất bình đẳng giới về nhận thức những thông tin đầy đủ về sức khỏe sinh sản. Với câu hỏi “Ai là người tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản?” thì kết quả thu được là: phụ nữ 85%, nam giới 15%. Kết quả cho ta thấy nam giới rất ít tiếp cận, tìm hiểu những thông tin về sức khỏe sinh sản. Đa số

những nam giới ở Tân Lập đều cho rằng sinh nở là “thiên chức” của phụ nữ, do vậy mà kiến thức về sức khỏe sinh sản bỏ qua, không quan tâm. Thực tế cho thấy chưa bao giờ nam giới trong xã đến gặp nhân viên y tế để hỏi và tìm hiểu về tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ khi mang thai, khi sinh và các biện pháp tránh thai. Phần nữa, có một bộ phận nam giới muốn tìm hiểu hoặc có hiểu biết nhưng lại ngại cho rằng đó là việc cảu phụ nữ nên không dám trao đổi và chia sẻ. Vì vậy mà trong thời kỳ mang thai phụ nữ ít được sự trao đổi chia sẻ từ chồng. Sản phụ thường tự đi tìm hiểu lấy trong điều kiện khi mang bầu đi lại rất khó khăn và nguy hiểm.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn tồn tại khá đậm nét trong không ít gia đình trong xã. Theo quan niệm truyền thống thì việc sinh con trai nối dõi tông đường là trọng trách lớn. Chính vì vậy, không ít các cặp vợ chồng khi siêu âm biết con gái hủy luôn bao thai. Gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ, thậm chí còn nguy hiểm đến khả năng sinh con sau này. Hơn nữa, điều đó làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức, nhân cách của con người. Chỉ vì do thiếu hiểu biết kiến thức về sinh sản và quan niệm truyền thống. Theo Báo cáo của Hội phụ nữ xó thỏng 12/ 2010 cho biết toàn xó cú 28 bé trai và 12 bé gái được sinh ra trong năm 2010. Nếu tình trạng này diễn ra trong những năm tiếp theo sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính trên địa bàn xã. Mặt khác, do muốn có con nối dõi tong tường nờn cú những gia đình đó cú 4,5 người con gái vẫn cố sinh nữa để mong được con trai. [5,Tr.10]. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhà đông con càng thêm khó khăn. Chất lượng cuộc sống gia đình không đảm bảo, việc nuôi dạy con không được chú ý đúng mức. Càng làm cho chất lượng cuộc sống gia đình thấp, ảnh hưởng đến thôn, làng. Người phụ nữ không sinh được con trai thường bị gia đình nhà chồng ghẻ lạnh, hắt hủi và chịu tai tiếng “khụng biết đẻ”. Chính tư tưởng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người phụ nữ, đến cuộc sống gia đình. Không ít phụ nữ gánh chịu những hậu quả của bạo lực gia đình.

Như vậy sự thiếu hiểu biết của nam giới về kiến thức sinh sản, sự tồn tại của tư tưởng trọng nam khinh nữ đã gây nên tình trạng bất bình đẳng trong gia đình mặc dù chính quyền cơ sở luôn khuyến khích, phát động các buổi tập huấn về sức khỏe sinh sản. Không thu hút được người dân tham gia nhiệt tình. Làm cho tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại.

Kế hoạch hóa gia đình:

Kế hoạch hóa gia đình là sự nỗ lực có ý thức của người phụ nữ và nam giới nhằm xác định số con và khoảng cách lần sinh con. Quyền của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng được tự do lựa chọn và hoàn toàn có trách nhiệm về số con và khoảng cách sinh con. Bởi vậy mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng phải làm tròn nghĩa vụ của mình với nhà nước và xã hội trong việc kế hoạch hóa gia đình. Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt.

Tuy nhiên ở xó Tõn Lập không ít gia đình sinh đến con thứ 3, thứ 4 thậm chí thứ 5 chỉ mong được con trai để nối dõi tông đường. Theo số liệu của Báo cáo thổng kết năm 2010 của Hội phụ nữ cho biết trong năm 2010 có hơn 200 phụ nữ đến đặt vòng, uống thuốc tránh thai là 153 người, đình sản nữ là 7 người, trong khi đó nam giới dùng bao cao su là rất ít, triệt sản nam là 3 người. [5,tr.6]. Như vậy cho ta thấy thực hiện kế hoạch hóa gia đình chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm. Điều này cho thấy tính không công bằng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Các ông chồng cho rằng việc sinh nở là việc trực tiếp của phụ nữ nên thực hiện công việc kế hoạch thuận lợi hơn nam giới. Mặt khác, phụ nữ cũng nhận thức được bất lợi về sức khỏe với bản thân nên họ đã sử dụng các biện pháp tránh thai.

Tình trạng phụ nữ mang thai thiếu sắt, thiếu máu ở xó Tõn Lập còn rất cao. Năm 2010 có tới 25 sản phụ sinh con thiếu tháng và có 5 bé sinh ra nhẹ hơn 2,7kg. Như vậy do thiếu hiểu biết kiến thức chăm sóc khi mang thai của sản phụ, hoặc do điều kiện gia đình hạn chế đã dẫn đến những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe cho phụ nữ và thai nhi. [5,tr.12]

Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái:

Nuôi dạy con cái là chia sẻ trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ cùng chung một mái nhà. Nuôi dạy con từ khi sinh ra đến khi con cái xây dựng gia đình và có thể lâu hơn nữa. Nuôi dạy con cái cần phải diễn ra trong suốt quá trình chung sống vợ chồng. Nuôi dạy con được hai vợ chồng đưa ra những hình thức giáo dục khác nhau.

Ở xó Tõn Lập, trong việc giáo dục, dạy dỗ và chăm sóc con cái đều được cả hai giới quan tâm chăm sóc nhưng thời gian và mức độ chăm sóc khác nhau. Bởi như trên đã phân tích, người nam giới đảm nhận chính trong những công việc sản suất, mang lại thu nhập chính cho gia đình. Thậm chí đi làm ăn xa khi rảnh rỗi, do vậy cho con ăn, chế độ dinh dưỡng, mua đồ dùng cho con đều do người phụ nữ đảm nhiệm. Ngược lại, người nam giới sẽ có quyền quyết định cho con học trường nào. Rõ ràng cho ta thấy người đàn ông trong gia đình vẫn quyết định những công việc lớn, phụ nữ quyết định trong những việc nội trợ, vặt vãnh.

Hình thức giáo dục cho trẻ em trong gia đình được chú ý đúng mức như con trai được mua đồ chơi, chơi những đồ chơi mang tính mạnh mẽ, kỹ thuật như súng, ô tô, mô hình lắp rỏp…và những chò trơi vận động mạnh hơn con gái. Còn con gái được khuyến khích chơi những trò chơi mạng tính nhẹ nhàng, khéo léo như búp bê, sắm vai…Điều này cho thấy cách nhìn nhận đúng mức về sự hình thành nhân cách và tính cách của trẻ sau này.

Tuy nhiên, tính bất bình đẳng trong giáo dục con cái trên địa bàn xã thể hiện ở con trai luôn được khuyến khích học hành cao hơn con gái. Được học ở cấp học cao nếu năng lực có thể. Còn con gái thì vấn đề học xem nhẹ hơn. Con gái có thể không đi học khi đã học hết tiểu học, trung học cơ sở mà không học cao lên nữa mặc dù có năng lực, đặc biệt trong những gia đình đông con thì điều này được thể hiện rõ nét.

Công việc nội trợ trong gia đình được cụ thể trong những khía cạnh như đi chợ, mua sắm, nấu ăn, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa…Mặc dù đây là những công việc thiết thực trong gia đình các thành viên trong gia đình cần thiết sử dụng nhưng mức độ tham gia của người phụ nữ và nam giới rất khác nhau, có sự chênh lệch. Kết quả thu được như sau:

Câu hỏi “ai là người đảm nhận chính những công việc?”

Loại công việc Chồng (%) Vợ (%) Cả 2 (%)

Đi chợ 5 75 10

Nấu ăn 15 65 20

Giặt quần áo 3 87 5

Dọn nhà 7 71 12

Chăm sóc con 34.0 47.0 19.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm sóc người già, ốm. 15.0 65.0 20.0

Dạy trẻ học 35.0 40.0 25.0

Như vậy có thể thấy được rằng những công việc nội trợ trong gia đình đều do người phụ nữ đảm nhận chính, chiếm % rất cao như đi chợ 75%, giặt quần áo 87%. Trong khi nam giới chỉ có 5% và 3% tương đương. Điều này một mặt phản ánh thực trạng lao động hiện có ở gia đình, mặt khác phản ánh thực trạng tồn tại của định kiến giới trong phân công lao động. Áp lực từ định kiến giới cho rằng công việc nội trợ không phải là công việc của đàn ông, mà là do người phụ nữ đảm nhiệm. Hơn nữa, có những người chồng muốn giúp đỡ vợ trong việc nội trợ lại bị dư luận xã hội lên án, chê bai cho rằng “mất chí khí nam nhi”, tức là xã hội không trông chờ nam giới làm các công việc nội chợ trong gia đình. Mặt khác, người phụ nữ cho rằng đó là những công việc của nữ giới và không đánh giá cao sự tham gia của nam giới. Cùng với đó, quá trình xã hội hóa trẻ em trai và trẻ em gái tương xứng với giới của mỡnh nờn hầu hết trẻ em trai không có kinh nghiệm và kỹ năng nội trợ do không được luyện tập từ nhỏ. Và như vậy tất cả mọi công việc đều do người phụ nữ đảm nhận, phụ nữ cho rằng đó là bổn phận, trách nhiệm và thiên chức của mình. Đây là cách nhìn nhận phổ biến và được nhiều người phụ nữ và nam giới trong địa bàn xó Tõn Lập tán thành.

Vì quan niệm về giá trị của công việc tái sản xuất như vậy cho nên từ chỗ “ai làm gì chẳng được” các công việc này đã bị nam giới lãng quên, để lại phần việc cho người phụ nữ mà họ chẳng mấy khi biết rằng người phụ nữ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 35)