Lý thuyết nền tảng của công tác xã hội nhóm và lý thuyết năng động nhóm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 30)

động nhóm.

Bất kỳ một phương pháp tác nghiệp mang tính nghề nghiệp hay một hoạt động chuyên môn nào cũng cần phải được xây dựng trên nền tảng hệ thống lý thuyết. Tuy nhiên cần phải phân biệt giữa nền tảng lý thuyết với ý nghĩa cơ sở lý thuyết của thực hành với nề tảng lý thuyết với ý nghĩa định hướng của phương pháp tác nghiệp thực tiễn. Phương pháp công tác xã hội nhóm cũng phải có những lý thuyết định hướng và trên cơ sở đú giỳp cho khoa học và hoạt động chuyên môn xác lập những giá trị nhất định.

Thứ nhất: Thuyết hệ thống. Thuyết hệ thống là một lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ là những hệ thống, được tạo nên từ tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Thuyết hệ thống nhấn mạnh vào mối tương tác của con người với môi trường sinh thái.

Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong Công tác xã hội nhúm, giỳp cho nhân viên xã hội hiểu và xác định nhóm là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Thuyết hệ thống cung cấp một mô hình, lý thuyết để giúp hiểu biết và phương cách đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của con người trong môi trường sống. Vì vậy, hiểu biết về thuyết hệ thống là cần thiết và là một trong những yêu cầu quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân viên xã hội trong công tác xã hội nhóm.

Thứ hai: thuyết động năng tâm lý. Chủ yếu vào giả thuyết rằng hành vi con người và các mối quan hệ được hình thành bởi những ảnh hưởng vô thức và có ý thức. Thuyết động năng tâm lý có ý nghĩa rất lớn đối với thực hành công tác xã hội nhóm. Trong tiến trình công tác xã hội nhóm bằng các phương pháp và hình thức khác nhau các thành viên nhóm tái tạo lại các tình huống của một nhúm viờn nào đó trong quá khứ. Sự hình thành các phản ứng chuyển giao giữa các thành viên dựa trên những trải nhiệm quá khứ dẫn đến những tương tác xảy ra trong nhóm phản ánh cấu trúc cá tính và cơ chế tự vệ. Chính những hành động tương tác này giúp thành viên nhóm vượt qua những vấn đề.

Thứ ba: thuyết học tập xã hội. Thuyết cho rằng việc học tập của con người (cả về kiến thức, thái độ và hành vi) được thực hiện thông qua ba quy luật, đó là sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai. Thuyết học tập xã hội được vận dụng trong công tác xã hội nhúm vỡ dựa trên quan điểm rằng trong mọi trường hợp một người sẽ học tập hành vi của người khác và hành vi này sẽ được củng cố.

Ngoài ra, thuyết nền tảng công tác xã hội cũn cú cỏc thuyết khác như thuyết thực nghiệm xã hội, thuyết trao đổi xã hội, thuyết lãnh đạo, thuyết xung đột xã hội, thuyết vai trũ… Cỏc thuyết đã đóng góp vai trò, là cơ sở nền tảng cho việc hình thành công tác xã hội nhóm.

Tiểu kết chương I:

Với nền tảng cơ sở lý luận, những khái niệm liên quan đến đề tài như giới, phụ nữ, phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội. Đõy chớnh là cơ sở, là nền tảng, là căn nguyên để từng bước giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài.

Chương II

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 30)