Nhóm giải pháp đối với văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 63 - 65)

Văn hóa với hệ thống giá trị, chuẩn mực, quy tắc và thói quen chứa đựng trong hệ tư tưởng, trong tập quán và luật tục đang chi phối mạnh mẽ sự phân công lao động giới trong các gia đình tại xã. Có thể nói trong phân công lao động giới của người dân trong xã đó toỏt lờn bản sắc văn hóa của họ, chúng ăn sâu và tiềm thức và hành vi con người từ thế hệ này sang thế hệ khỏc. Chỳng tạo nên những khuôn mẫu có sẵn cho phụ nữ và nam giới và để cho xã hội hóa vai trò lao động của mình dựa trên khuôn mẫu ấy từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi họ thực sự rời bỏ công cụ lao động. Có thể núi cỏc yếu tố văn hóa tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự hình thành và tồn tại của mô hình truyền thống trong sự phân công lao động giới trong gia đình của người dân xó Tõn Lập trên cả 3 lĩnh vực: Sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng.

Do vậy để làm mờ đi và dần đi tới xóa bỏ tư tưởng, văn hóa lạc hậu còn tồn tại trong xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền những tư tưởng, quan điểm của Đảng, Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình, thôn xóm với nét văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tác động trực tiếp vào phụ nữ, giúp họ xóa bỏ tâm lý tự ty, e ngại sợ sệt. Mạnh dạn tham gia các công việc cộng đồng, đóng góp, xây dựng ý kiến cho các công việc mang tính tập thể, cộng đồng. Và trong việc bàn bạc, quyết định cùng chồng những công việc trong gia đình.

Có thể nói một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình ở xó Tõn Lập là do nhận thức, hành vi sai lệch gia trưởng của người đàn ông. Do vậy, ngoài việc tác động vào phụ nữ cần có những biện pháp tác động vào tư tưởng của nam giới. Giúp họ hiểu rằng bình đẳng giới không có nghĩa là chồng làm gì thì vợ cũng phải làm như vậy, chồng làm việc nặng vợ cũng phải làm việc nặng mà mọi thành viên đều có trách nhiệm đối với các công việc gia đình. Vợ cồng cùng

chia sẻ, gánh vác công việc gia đình. Có như vậy mới góp một phần nhỏ vào thay đổi tư tưởng, nhận thức của nam giới nâng cao tính bình đẳng trong phân công công việc gia đình.

Các giải pháp khác

- Tăng cường vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong việc thúc đẩt quá trình bình đẳng giới là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Thúc đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống mới, làng văn hóa, gia đình văn hóa. Xây dựng và nhân rộng các điển hình gia đình văn hóa, đồng thời có động viên khen chê kịp thời. Chính quyền đoàn thể địa phương cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hhành vi xâm hại đến đời sống của phụ nữ trong gia đình cũng như các hủ tục tác động không tốt đến cuộc sống gia đình ở nông thôn.

Để làm tốt các nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các thôn xóm trong xã cần phải coi đây là công việc thường xuyên chứ không phải là công cuộc vận động tuyên truyền mang tính chất chiến dịch. Không giao khoán cho bất cứ các ban ngành hoặc tổ chức nào, mà đòi hỏi mỗi tổ chức cán bộ ban ngành các cấp, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp cùng hành động.

Tăng cường lồng ghép giới vào hành động hành pháp và tư pháp đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình.

Lồng ghép giới là một chiến lược quan trọng để thực hiện bình đẳng giới, bởi vì phương pháp này đảm bảo cho các thể chế, chính sách chương trình phát triển đáp ứng được nhu cầu và mối quan tâm cảu phụ nữ và nam giới, phân bổ nguồn lực và lợi ích phát triển một cách bình đẳng cho cả nam và nữ. Vì vậy tăng cường lồng ghép giới vào hoạt động hành pháp và tư pháp là mụt vấn đề quan trọng.

Các giải pháp nêu trên chỉ mang tính chất tương đối, mỗi giải pháp đều mang tính độc lập tương đối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy muốn tạo lập phát huy việc thực hiện bình đẳng giới trong phân công lao

động gia đình tại xã Tân Lập trong hiện tại và trong tương lai cần tiến hành đồng bộ các giải pháp trên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình ở xã Tân Lập-Sông Lô- Vĩnh Phúc. (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w