- Thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại, thu chi hộ cho các doanh nghiệp trong quan hệ
B ẢNG 3: ẢNG: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN (2005 2006) ĐVT:Tri ệu đồng
BIỂU ĐỒ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
95740 724776 724776 78779 31607 83598 788973 65998 60645 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 DNNN DNNQD CBCNV Hộ cá thể năm 2005 năm 2006
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tếđã có nhiều thay đổi. Thể hiện như sau: + Hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn cho vay ( chiếm gần 80%). Doanh số cho vay đối
tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 64197 triệu đồng tương ứng tăng 8,86%. Ngược lại thì thành phần kinh tế nhà nước
lại có tỷ trọng nhỏ, đứng thứ 2 trong các thành phần kinh tế và có xu hướng giảm
dần. Doanh số cho vay đối tượng doanh nghiệp nhà nước năm 2006 giảm so với
năm 2005 là 12142 triệu đồng tương ứng giảm 12,68%.. Lý do dẫn tới điều này là một vài yếu tố sau:
- Thành phần kinh tế nhà nước không còn chiếm vị trí chủ đạo trong các hoạt động
kinh tế của tỉnh nữa. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đang dần được tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương chính sách của nhà nước, nhằm tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong nền kinh tếđể chuẩn bị gia nhập vào tổ chức kinh tế quốc tế
(WTO). Các doanh nghiệp nhà nước như công ty kinh doanh chế biến thuỷ hải sản, thu mua xuất khẩu,… được cổ phần hoá nên không được sự bảo lãnh và ưu đãi hơn
trong việc tạo điều kiện vay vốn từ ngân hàng, tạo sự công bằng giữa các tổ chức
kinh tế. Ngược lại thì, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ được tăng lên thay cho các doanh nghiệp nhà nước
- Sự gia tăng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó là một
dấu hiệu đáng chú ý cho sự phát triển mới nền kinh tế Thái Bình. Đó là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế phát huy hiệu quả, sự hoạt động có hiệu quả
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang lại lợi nhuận cao và có thể trả vốn, lãi
đầy đủ. Hơn nữa đã có nhiều lĩnh vực mới phát triển mà thành phần kinh tế này có thể tham gia hiệu quả, làm cho thành phần kinh tế này luôn giữ vị trí cao về tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn cho vay. Hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển hơn để mang lại hiệu quả kinh doanh ổn định cho ngân hàng.
+ Hoạt động cho vay theo hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên đã sụt
giảm đáng kể. Cụ thể năm 2006 giảm hơn so với năm 2005 là 12781 triệu đồng
tương ứng giảm 16,22%. tỷ trọng cho vay trên tổng doanh số giảm từ 8,46% năm 2005 xuống còn 6,6% năm 2006.
Nguyên nhân của sự suy giảm này là :
- Chi phí cho vay chiếm khá cao, các món vay thường nhỏ lẻ, địa bàn cho vay thường rộng. Mặt khác, số cán bộ tín dụng không đủđể thực hiện các món vay này. - Một số cán bộ công nhân viên thường có tâm lý ỷ lại không chịu trả các món vay khi đến hạn. Mà việc xử lý khá mất thời gian, tốn kém nhưng không hiệu quả. Nên chi nhánh đã chủ động giảm hình thức cho vay này.
+ Hoạt động cho vay đối với hộ cá thểđã có những bước phát triển khả quan. Năm
2006 tăng hơn so với năm 2005 là 29038 triệu đồng tương ứng tăng 91,87%. Đây là một tỷ lệ tăng khá cao làm cho tỷ trọng của đối tượng này tăng lên rõ rệt, năm 2005 tỷ trọngđối tượng này chỉ là 3,4% trong doanh số nhưng sang đến năm 2006 đã có tỷ trọng là 6,07% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do hoạtđộng của hộ
cá thể thường mang lại hiệu quả, sự mạnh dạn thế chấp các tài sản để vay vốn sản
kinh tế của tỉnh ; đặc điểm thiếu vốn của hộ sản xuất nông nghiệp khi cần phải
chăm sóc vườn cây, mua sắm phương tiện, con giống mới.
Nhìn một cách xuyên suốt, có thể nói cơ cấu vốn cho vay của Ngân hàng Công thương Thái Bình đã gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.