THÁI BÌNH
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình là một trong những Chi nhánh cấp
1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được tái thành lập từ năm 1991 trên cơ sở
của Ngân hàng Thị xã, có trụ sở chính tại số 100, đường Trưng Trắc, Thị xã Thái Bình
Ra đời muộn hơn so với các Chi nhánh khác trong hệ thống, khới nghiệp từ nền
tảng con người và cơ chế quan liêu bao cấp. Những ngày đầu mới thành lập cơ sở
vật chất còn nghèo nàn, phương tiện làm việc thô sơ, trình độ quản lý còn mang nặng tính bao cấp, hiểu biết về quản trị kinh doanh Ngân hàng chưa có. Hơn nữa, môi trường kinh doanh lại ở một tỉnh nông nghiệp, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, thị trường vốn hạn hẹp …
Trước những khó khăn, thách thức lớn đó, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực vươn lên và luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, NHNN tỉnh và sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam đã giúp cho Chi nhánh đang từng bước khắc
phục khó khăn, ổn định và phát triển kinh doanh. Mạng lưới kinh doanh của Chi nhánh đã được mở rộngđến những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Ngoài Hội sở
chính, một Chi nhánh cấp II Thái Bình, Chi nhánh còn có 4 phòng giao dịch trên khu vực Thành phố, một phòng giao dịch ở huyện miền biển Tiền Hải và một hệ
thống 7 quỹ tiết kiệm sẵn sàng phục vụ khách hàng . Tuy quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh chưa phải là dài nhưng đó là một chặng đường xây dựng và vươn lên về mọi mặt từ con người đến cơ sở vật chất. Để có được những thành quả
khi phải trả giá để vươn lên phát triển và đóng góp vào sự phát triền cho nền kinh tế
trong tỉnh. Qua quá trình phát triển, đổi mới, hoạt động của Ngân hàng Công thương Thái Bình đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng ngày càng đa năng, nhiều loại, cung ứng một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Hiện tại Chi nhánh đang quản lý tổng giá trị tài sản có trên 1000 tỷđồng và một Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trên địa bàn của tỉnh
. Cũng như các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác đóng trên địa bàn tỉnh
Thái Bình. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được giao chức năng,
nhiệm vụ là : Huy động vốn và thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng đảm bảo an toàn, hiệu quả, tổ chức nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc
tế, kế toán kho quỹ trên địa bàn và thực hiện nhiệm vụ do Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam giao phó. Mặc dù chi nhánh có tuổi đời còn non trẻ so
với các Ngân hàng thương mại hoạt động trên dịa bàn đã có bề dày hoạt động, song
tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng đạt được những thành tích trong kinh doanh, đạt kết quả trong huy động vốn, lợi nhuận và dư nợ năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt.
Đội ngũ cán bộ nhân viên không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó, cán bộ
nghiệp vụ đạt 100 % là đại học, trung cấp và không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn.
Với thành tích đạt được, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình đã khẳng định vị trí một trong các Ngân hàng thương mại chủ chốt của nhà nước cung cấp
vốn cho hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Bình.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành :
Cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình bao gồm các phòng ban trực thuộc sau:
Ban giám đốc
Phòng tín dụng (phòng khách hàng)
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
Phòng tổ chức- hành chính
Ban kiểm soát nội bộ
Giám đốc chi nhánh quy định chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động các phòng ban theo quy trình nghiệp vụ và quy định của Ngân hàng Công thương Việt
Nam
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH THÁI BÌNH
2.1.3 Vai trò của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình với sự nghiệp phát triển kinh tế : phát triển kinh tế :
Với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, Thái Bình là địa phương có tiềm năng phát triển các thành phần kinh tế, các ngành nghề. Trong những năm gần đây nền
P.TC-HC P,KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KHO QUỸ GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN P. GIÁM ĐỐC P. GIAO DỊCH P. TÍN DỤNG
kinh tế của Thái Bình đã có những bướcđột phá quan trọng trên các lĩnh vực : đóng
tàu, xây dựng ,chế biến thuỷ hải sản, thương mại và dịch vụ … Do đó nhu cầu vốn
cho sản xuất của các doanh nghiệp và hộ cá thể rất là lớn, cần phải có nguồn cung cấp vốn cho các hoạtđộng này để các hoạt động kinh tếđược diễn ra thường xuyên, kịp thời với tiếnđộ của nó. Từđó giúp nền kinh tế ngày một phát triển hơn
Mục đích cung cấp vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình, Chi nhánh mở rộng đầu tư, cho nhiều thành phần kinh tế vay chứ không chỉ
bó hẹp trong một lĩnh vực, một thành phần nào.Tạo sự cân đối, đa dạng trong kinh doanh giúp nền kinh tế tăng trưởng theo nhịp độ cả nước. Doanh số cho vay đầu tư
trong hoạt động đóng tàu, hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại …ngày càng tăng đáng kể. Ngoài ra đặc biệt quan tâm đến hai huyện có lợi thế về kinh tế biển
như Thái Thụy và Tiền Hải. Nghị quyết XVI của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã đề cập đến phát triển vận tải biển là ngành kinh tế trọngđiểm của Thái Thụy. Và trên thực
tế những năm gần đây cho thấy ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ cũng là yếu tố tích cực kéo theo sự tăng trưởng ngành vận tải
biển. Nhiều bạn hàng lớn và khó tính cũng tìm đến Việt Nam đặt hàng. Điều đó đã khẳng định, vốn tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy cho ngành vận tải biển vốn là thế mạnh của Thái Thụy phát triển xứng với tiềm năng hiện có. Đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường đã làm thay đổi cuộc sốngđại bộ phận nông dân,…
Hơn nữa vấn đề phát triển công nghệ sau thu hoạch các sản phẩm thuỷ hải sản, nông nghiệp như : nước mắm, tôm, cua, mực đông lạnh, ớt,salat, tơ sợi… nhằm
nâng cao giá trị các mặt hàng, tạo thương hiệu và khẳngđịnh vị trí sản phẩm trên thị
trường trong nước và quốc tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay của Thái Bình. Tăng cường giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người dân
địa phương và giúp chuyển đổi cơ cấu lao động, thực hiện mục tiêu của tỉnh nhà là tăng lao động làm việc trong các ngành thương mại dịch vụ, giảm dần lao động
Đồng thời, tăng cường khai thác và phát triển ngành kinh tế biển tương xứng với
tiềm năng củađịa phương cũng là yêu cầuđang đặt ra cho Thái Bình.
Để giải quyết những vấnđề trên thì cần phải có nguồn vốn đầu tư cho nó, giúp nó tồn tại và phát triển. Và các tổ chức tín dụng chính là đầu mối có thể giúp giải
quyếtđược phần nào những vấnđề này
Ngoài ra, Ngân hàng còn là địa chỉ đáng tin cậy cho việc trao đổi, mua bán, chuyển tiền cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
Chi nhánh cho vay vốn trung và dài hạn tập trung vào các dự án sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ là chủ yếu. Đặc biệt là các dự án
đóng tàu biển, đã có hàng chục dự án đóng tàu đã hoàn thành và đi vào sử dụng có hiệu quả.
Nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2005- 2010 là rất lớn. Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình sẽ là một trong những Ngân hàng góp nguồn vốn nhằmđạtđược các mục tiêu chung. Vì thế, Chi nhánh đang phối hợp nhiều nghiệp vụ, tăng cường mở rộng tín dụng cho các ngành, các thành phần kinh tế, mở rộng mạng lưới giao dịch, hiện đại
hoá các nghiệp vụ thanh toán, dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của tỉnh.
2.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình thương Thái Bình
2.1.4.1 Huy động vốn :
- Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được phép huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức dân cư, các thành phần kinh tế dưới các hình thức : tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm,…) và không có kỳ hạn bằngđồng Việt Nam, ngoại tệđúng quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Phát hành các loại kỳ phiếu có mục đích tại các thời điểm, theo lãi suất do Tổng
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.1.4.2 Cho vay vốn
* Hoạtđộng cho vay vốn của Chi nhánh thông qua một số nghiệp vụ sau:
- Cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các chi phí sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình theo quyếtđịnh của ThốngĐốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Cho vay trung, dài hạn đối với các dự án khả thi, các nhu cầu trang thiết bị, tài sản
cốđịnh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, các dự án đóng tàu … - Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ cầm cố