Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thái Bình (Trang 43)

- Thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại, thu chi hộ cho các doanh nghiệp trong quan hệ

2.3.1Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân

2.3.1.1 Cơ chế chính sách của nhà nước

Ngân hàng Công thương Việt Nam là một Ngân hàng thương mại quốc

doanh, một loại hình kinh doanh đặc biệt. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bới các chủ

trương, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách tiền tệ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước sử dụng các công cụ như thuế (thuộc chính sách tài khoá), tỷ

giá hối đoái (thuộc chính sách kinh tế đối ngoại), chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương…

Để thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương dùng các công cụ như

lãi suất và mức cung tiền. Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi mức cung tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm làm tác độngđến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư, từđó

tác động tới nền kinh tế. Cụ thể như sau: * Lãi suất

Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất trần : tối đa cho tiền gửi và tối thiếu

cho tiền vay, hoặc quy định lãi suất cơ bản đối với tiền vay và tiền gửi. Việc điều

hành lãi suất tiền vay và tiền gửi như hiện nay còn nhiều bất cập song cũng tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng, ổn định thị trường tín dụng cũng như hạn chế ngăn ngừa lạm phát. Việc quy định lãi suất cơ bản ảnh

hưởngđến tính chủđộng sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng vì lãi suất là yếu tố cạnh tranh quyết liệt nhất giữa các Ngân hàng thương mại * Mức cung tiền

Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các công cụ sau để điều tiết mức cung tiền

:

- Dự trữ bắt buộc: Là phần dự trữ tối thiểu buộc các Ngân hàng thương mại phải

chấp hành theo quyếtđịnh của Ngân hàng trung ương.

Tất cả các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng bắt buộc phải duy trì “ mức dự trữ bắt buộc” tính theo tỷ lệ phần trăm trên nguồn vốn huy động

Khi Ngân hàng Trung ươngnâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại thì sẽ làm cho nguồn vốn cho vay của Ngân hàng giảm và ngược lại khi

Ngân hàng Trung ươnggiảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thương mại tăng

Chẳng hạn: Hiện nay mức dự trữ bắt buộc hiện nay được áp dụng là 10 % trên tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này ở mức trung bình nên khuyến khích các Ngân hàng tăng khả năng cho vay. Nhưng khi cần hạn chế tín dụng, Ngân hàng nhà nước

sẽ tăng mức dự trữ bắt buộc lên 15%-20%

- Tái chiết khấu: Là mức lãi suất mà các Ngân hàng thương mại phải trả cho các khoản tiền vay từ Ngân hàng trung ương

Tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cung cấp vốn tín dụng ) cho các Ngân hàng thương mại nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các Ngân hàng thương mại, hoặc khuyến khích họ mở rộng

tín dụng cho nền kinh tế trên cơ sở các hồ sơ tín dụng hoặc các chứng từđược Ngân hàng thương mại chiết khấu trướcđây. Nếu Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp

vụ tái chiết cho các Ngân hàng thương mại thì sẽ đáp ứng kịp thời lượng vốn tín dụng mà các Ngân hàng thương mại dùng để cho vay. Ngược lại nếu Ngân hàng Trung ương không thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu cho Ngân hàng thương mại

thì sẽ làm hạn chế nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thương mại và có thể xảy ra một vài rủi ro khác. Điều đó chứng tỏ nghiệp vụ tái chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn tín dụng cho các Ngân hàng thương mại

- Ấn định hạn mức tín dụng :

Ấn định hạn mức tín dụng cho các Ngân hàng thương mại là một phương pháp kiểm soát khối tín dụng về mặt định lượng. Theo đó Ngân hàng trung ương sẽ phân bố hạn mức tín dụng cho mỗi Ngân hàng thương mại trên cơ sở dư nợ tín dụng và vốn tự có của mỗi Ngân hàng

- Thị trường mở

Hoạt động của thị trường mở là hoạtđộng trong đó Ngân hàng trung ương thông qua việc mua, bán trái phiếu trên thị trường mở làm thay đổi trực tiếp đến thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường mở là công cụ điều tiết hành chính chính sách tiền tệ thông qua đó

Ngân hàng trung ương phát hành tiền hoặc thu hẹp khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, thông qua việc mua bán các trái phiếu ngắn hạn. Tức là thông qua nghiệp vụ thị trường mở mà Ngân hàng trung ương có thể làm cho dự trữ của các Ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống và vì vậy làm tác động đến khả

năng cung cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Bên cạnh chính sách tiền tệảnh hưởng tới hoạtđộng của Ngân hàng thì nhân tố

pháp luật cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng Ngân hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và tính thống nhất

của văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với nó là quá trình chấp hành luật pháp và trình độ dân trí trong xã hội.

Chi nhánh Ngân hàng công thương Thái Bình nói riêng cũng như các Ngân hàng thương mại khác đều hoạt động kinh doanh theo pháp luật. Các bộ luật hiện

nay được áp dụng như : Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, Luật

dân sự, Luật đất đai…Và các văn bản dưới luật như Nghị định của chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng… Nếu như các văn bản pháp luật này vừa đồng bộ vừa đầyđủ, thống nhất thì điều đó

sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng, ngược

lại sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi Ngân hàng không biết áp dụng theo văn bản luật nào, nhất là khi xử lý nợ vay cần có sự phối

hợp của các cấp các ngành thì lại gặp không ít khó khăn do không phối hợp chặt chẽ

hoặc không đồng bộ …

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thái Bình (Trang 43)