Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Tôn Đức Thắng – Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 59)

.a Hạn chế:

- Thứ nhất, số lượng khách hàng DNVVN chưa nhiều, chưa tương xứng với quy mô của PGD và tiềm năng của thị trường. Hiện nay hình ảnh thương hiệu ACB đã được đông đảo khách hàng biết đến, tuy nhiên, xét ở phương diện một PGD thì hình ảnh PGD Tôn Đức Thắng chưa thực sự tạo dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng so với các PGD của NHTM khác.

- Thứ hai, khối lượng cấp tắn dụng cho các DNVVN còn nhỏ bé, điều này làm cho quy mô cấp tắn dụng của PGD tăng chậm hơn, hiệu suất kém hơn và công tác chuẩn bị hồ sơ, làm hồ sơ, trình hồ sơ của các chuyên viên tắn dụng tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

- Thứ ba, khả năng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm cho vay mới còn hạn chế, chưa đa dạng hóa phương thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Các sản phẩm mới ưu việt hơn lại tương đối khó đến tay khách hàng vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

.b Nguyên nhân

Nguyên nhân đến từ nền kinh tế

- Năm 2009 Ờ 2011 là giai đoạn kinh tế vĩ mô tại Việt Nam biến động theo chiều hướng không có lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là với các đối tượng có sức đề kháng yếu như DNVVN. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh theo diễn biến nền kinh tế thế giới, do Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Hệ quả là tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức 5,32% năm 2009, 6,78% và 5,89% vào năm 2010 và 2011; thấp hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng trên 8% của các năm 2006 Ờ 2008.

- Nền kinh tế trì trệ kèm theo lạm phát phi mã càng tạo thêm khó khăn cho các DNVVN. Lạm phát các năm 2009, 2010 lần lượt là 6,52%; 11,75% đã vượt ra khỏi

tầm kiểm soát của chắnh phủ. Năm 2011, lạm phát mục tiêu được nới từ mức 7% lên 15 Ờ 17% theo yêu cầu của Quốc hội, nhưng cuối cùng vẫn Ộcán đắchỢ ở 18,13%.

Lãi suất vay vốn tăng cao, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng lên do lạm phát, đầu ra lại giảm sút do suy giảm kinh tế; làm cho các DNVVN phải hoạt động cầm chừng, thậm chắ giảm quy mô. Vậy nên nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh sụt giảm mạnh.

Nguyên nhân từ phắa doanh nghiệp

- Tình hình tài chắnh của DNVVN còn yếu kém, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế khiến cho ngân hàng thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cuãng không có thiện chắ cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chân thực cho ngân hàng về tình hình kinh doanh của họ; các báo cáo tài chắnh thiếu tắnh minh bạch làm cho công tác thẩm định của cán bộ tắn dụng gặp khó khăn.

- Các DNVVN chưa xây dựng được cho mình một dự án xin vay vốn mang tắnh khả thi. Họ không chỉ cho ngân hàng thấy được triển vọng của dự án mà họ sẽ đầu tư vào, những lợi ắch mà cả ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có được khi tài trợ cho dự án đó.

- Tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng là nguyên nhân khiến việc mở rộng tắn dụng gặp khó khăn. Đặc biệt trên địa bàn Hà Nội, không phải DNVVN nào cũng có tài sản bảo đảm Ờ chủ yếu là bất động sản Ờ có giá trị đủ lớn để thế chấp. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp có ý tưởng, có dự án kinh doanh khả thi, nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng vì không có bất động sản thế chấp.

Nếu như trong DNVVN vẫn còn những tồn tại về khả năng tài chắnh, khả năng quản lý, khả năng xây dựng dự án; và rào cản về tài sản bảo đảm chưa được gỡ bỏ thì khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNVVN vẫn còn khó khăn.

Nguyên nhân từ phắa ngân hàng

- Một là, điều kiện vay vốn của Ngân hàng TMCP còn quá chặt chẽ. Số lượng khách hàng DNVVN đáp ứng được những điều kiện đó không nhiều. Và thực tế là rất nhiều DNVVN tìm đến với PGD Tôn Đức Thắng nhưng không vay được vốn;

sau đó họ trở thành khách hàng của các ngân hàng có chắnh sách tắn dụng thông thoáng hơn. Cụ thể, PGD Tôn Đức Thắng hiện nay hầu hết chỉ chấp nhận các khoản vay có tài sản bảo đảm là bất động sản. Các hình thức tài sản bảo đảm khác như ô tô, hàng tồn khoẦ rất hiếm khi được chấp nhận.

- Hai là, PGD Tôn Đức Thắng thường chọn khách hàng truyền thống của họ, vậy nên nguồn vốn vay chưa thông thoáng đối với những doanh nghiệp khó khăn tìm đến ngân hàng.

- Ba là, trong nhiều trường hợp, Ngân hàng định giá tài sản bảo đảm có giá trị quá thấp, dẫn đến hạn mức tắn dụng không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Bốn là, lãi suất cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu tương đối cao so với mặt bằng chung, điều này vô hình chung đã trở thành một rào cản đối với các DNVVN.

- Vấn đề nguồn nhân lực, vẫn còn thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Do đặc thù số lượng DNVVN nhiều, quy mô nhỏ; trong khi đó PGD lại chưa bố trắ được số lượng cán bộ phục vụ đối tượng DNVVN một cách thỏa đáng. Mặt khác, các cán bộ tắn dụng doanh nghiệp hiện tại chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nên công việc chưa đạt hiệu suất cao. Bên cạnh đó, tắnh chủ động trong công việc của nhân viên PGD còn chưa cao, đây cũng là lý do dẫn tới việc khó áp dụng sản phẩm mới. Nhân viên tại PGD vẫn còn hiện tượng ỷ lại vào cấp trên, ngại áp dụng các hình thức bán hàng mới do họ chưa được hướng dẫn chi tiết phương pháp làm việc, và phần nào đó là do thiếu tắnh chủ động tìm hiểu sản phẩm mới.

- Việc triển khai, áp dụng những ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng còn chậm trễ. Hệ thống máy tắnh tại PGD hiện đã xuống cấp và nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong quá trình thực tập tại PGD Tôn Đức Thắng, tôi nhận thấy máy tắnh lạc hậu có thể làm tốn thêm 20% xử lý hồ sơ của các cán bộ tắn dụng.

Các nhân tố chủ yếu làm hạn chế mở rộng tắn dụng DNVVN từ phắa ngân hàng gồm có: điều kiện vay vốn khắt khe, định giá tài sản bảo đảm và lãi suất cho vay tương đối cao. Bên cạnh đó, vấn đề nhân lực và công nghệ cũng ảnh hưởng tới hoạt động tắn dụng DNVVN của PGD.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI PGD TÔN ĐỨC THẮNG Ờ CN HÀ NỘI Ờ NHTMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Tôn Đức Thắng – Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 59)