Hoạt động kinh doanh của PGD Tôn Đức Thắng Ờ NHTMCP Á Châu trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Tôn Đức Thắng – Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 30)

trong thời gian qua

a. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và mở rộng các hoạt động của ngân hàng. Ý thức được tầm quan trọng đó, PGD Tôn Đức Thắng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn từ các nguồn như các doanh nghiệp, tiền trong dân cưẦ bằng các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạnẦ

Để thấy rõ được tình hình huy động vốn của PGD trên nhiều phương diện, theo nhiều cách phân loại nguồn vốn huy động như bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua 2009 Ờ 2011 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So với 2009 Số tiền Tỷ trọng So với 2010 Tổng VHĐ 142.385 100 % 162717 100% 114.3 % 174.068 100% 107% Theo tiền tệ -Nội tệ 112.046 79% 130.720 80% 116.7 % 151.412 87% 115,8 % -Ngoại tệ 30.339 21% 31.997 20% 105.5% 22.656 13% 70.8%

Theo loại tiền gửi

-Không kỳ hạn 16.964 11,9 % 17.811 10.95 % 105% 19.977 11.48 % 112.2 % -Có kỳ hạn 12.743 8,95 % 13.009 8% 102.1 % 26.524 15.24 % 203.9 % -TG Tiết kiệm 112.678 79,1 5% 131.897 81.05 % 117% 127.567 73.28 % 96.7% Theo thành phần vay vốn -TG doanh nghiệp 17.086 12% 20.340 12.5% 119% 19.147 11% 94% -TG dân cư 125.299 88% 142.377 88% 113.6 % 154.921 89% 108%

(Nguồn: BCKQHĐKD, BCLCTT của PGD Tôn Đức Thắng 2009 Ờ 2011)

Qua bảng số liệu trên, thấy rõ nguồn vốn huy động của PGD Tôn Đức Thắng tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011. Cũng tương tự, nguồn vốn huy động của PGD Tôn Đức Thắng trong 3 năm này đều vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, cụ thể lần lượt đạt 105%, 110% và 107% kế hoạch. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bị tác động

mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến ngành ngân hàng ngày càng khó khăn, đặc biệt là vấn đề huy động không đủ vốn đã xuất hiện tại nhiều ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết việc huy động vốn của toàn ngành chững lại chủ yếu là vì các tổ chức kinh tế rút vốn gửi từ ngân hàng ra phục vụ việc kinh doanh do lãi suất cho vay hiện quá cao, trong khi đó huy động vốn từ dân cư vẫn tăng tốt. Và trong năm 2011, do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố vĩ mô, tốc độ tăng huy động vốn có chậm lại. Tuy nhiên, PGD Tôn Đức Thắng vẫn duy trì được mức tăng huy động vốn cần thiết và ổn định. Cũng phải nói thêm rằng, NHTMCP ACB có hoạt động mạnh hơn hẳn tại TP Hồ Chắ Minh và các tỉnh lân cận; chắnh vì vậy mà tốc độ tăng huy động vốn tại PGD Tôn Đức Thắng thấp hơn tốc độ tăng tại khu vực phắa Nam và trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, đây không phải điều đáng lo ngại do nguyên nhân là ở các yếu tố khách quan như thói quen của người tiêu dùng, điều kiện kinh tế vùng,Ầ Và chỉ tiêu của PGD Tôn Đức Thắng cũng ở mức tương đối phù hợp Ờ giống như hầu hết các Chi nhánh và PGD tại miền Bắc Ờ thấp hơn các đơn vị tương tự ở miền Nam.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trên toàn hệ thống ACB và PGD Tôn Đức Thắng

Nếu như xét trên toàn ngành Ngân hàng, tại thời điểm tháng 06/2011, Theo công bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, huy động vốn của toàn ngành tăng 1,48% so cuối năm 2010, trong đó huy động vốn bằng tiền đồng giảm 2,75%. Trong khi đó, huy động vốn của PGD Tôn Đức Thắng, cũng trong khoảng thời gian này, tăng ở mức trên 7%, riêng huy động VNĐ tăng trên 8%.

Nhìn tổng thể về con số tuyệt đối, rõ ràng PGD Tôn Đức Thắng có được nguồn vốn huy động cao hơn mức trung bình ngành. Điều này thể hiện uy tắn của Ngân hàng ACB nói chung và sự hiệu quả của PGD Tôn Đức Thắng nói riêng.

Ta sẽ phân tắch cụ thể như sau:

 Về loại tiền huy động

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền huy động

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: BCTN của PGD Tôn Đức Thắng)

Dễ nhận thấy nhất đó là tiền gửi bằng nội tệ chiếm đa số và tăng đều hàng năm. Năm 2009 là 112 tỷ, năm 2010 là gần 131 tỷ, và đến năm 2011 là 151 tỷ. Điều đó có nghĩa là mỗi năm huy động VNĐ tăng đều 20 tỷ một năm. Nếu như tình hình kinh tế được cải thiện, sức khỏe của các doanh nghiệp tốt hơn và lòng tin của người dân đặt vào hệ thống

ngân hàng nhiều hơn, tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng huy động trên 200 tỷ/năm tại PGD Tôn Đức Thắng.

Tiền gửi ngoại tệ trong năm 2009 và 2010 dao động trên mức 30 tỷ đồng, và năm 2010 có số lượng tiền gửi ngoại tệ cao hơn chút ắt. Trong thời gian này, tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có xu hướng nhắch lên, và đặc biệt là sự kỳ vọng vào sự tăng giá đồng Đô la Mỹ đã tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ của người tiêu dùng, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng không muốn bán ngoại tệ mà có ý định chờ tỷ giá lên, điều này làm cho tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng tăng lên trong các năm 2009 và 2010.

Tuy nhiên, tiền gửi ngoại tệ trong năm 2011 giảm mạnh, chỉ còn bằng 70% so với 2010. Có thể lý giải điều này như sau: Thứ nhất, ngày 11/02/2011, lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Với cách làm như vậy, nhà điều hành đã xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Giá trị này đến nay đã đúng. Thứ hai, ngày 7-9-2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7-9) đến cuối năm không quá 1%. Thêm vào đó cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự doẦ Thêm vào đó, tắn dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trườngẦ

⇒ Sự điều hành của các cơ quan chức năng đã làm giảm nhiệt tỷ giá, giảm kỳ vọng phá giá Việt Nam Đồng của người dân cũng như doanh nghiệp. Kết quả là lượng Đô la Mỹ người dân và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng giảm, thay vào đó là sự chuyển đổi sang nội tệ, giúp cho nguồn vốn huy động bằng nội tệ của PGD Tôn Đức Thắng vẫn duy trì tăng đều trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn huy động theo loại tiền huy động

(Nguồn: BCTN của PGD Tôn Đức Thắng)

⇒ Như đã phân tắch ở trên, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ giảm do chắnh sách điều hành của Nhà nước, cùng với đó là sự chuyển đổi sang gửi tiền bằng đồng nội tệ của khách hàng, vậy nên tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm mạnh trong năm 2011, chỉ còn ở mức 13%.

⇒ Nhận xét: nếu không tắnh đến những yếu tố khách quan do sự điều hành tỷ giá của nhà nước, mức độ tăng huy động vốn của PGD Tôn Đức Thắng hoàn toàn đạt yêu cầu.

Cơ cấu vốn theo loại tiền gửi

Từ bảng cơ cấu nguồn vốn, ta có thể thấy một xu hướng chung đó là số lượng huy động vốn tăng đều qua các năm. Ngoại trừ loại TG tiết kiệm năm 2011 ghi nhận mức giảm nhẹ 3.3%, và TG có kỳ hạn năm 2011 tăng đến hơn 200% so với năm trước.

Cụ thể:

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn theo loại tiền gửi

(Nguồn: BCTN của PGD Tôn Đức Thắng)

Biểu đồ 2.5: tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền gửi

Thứ nhất, tiền gửi không kỳ hạn tăng chậm hàng năm, năm sau tăng 2% - 5% so với năm trước. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn còn thấp và không có sự biến động nào đáng kể. Điều này là do loại tiền huy động này có mức lãi suất thấp, và quan trọng nhất là do thói quen sử dụng tiền mặt quá nhiều của người Việt Nam, dẫn đến tình trạng các tài khoản thanh toán tại các ngân hàng nói chung và tại PGD Tôn Đức Thắng nói riêng trở nên Ộế ẩmỢ.

Thứ hai, tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 tăng mạnh lên 15.24% từ mức 8% của năm 2010. Mức tăng của loại tiền gửi này lên tới trên 200%. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối thì lượng tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng trên 13 tỷ. Thực tế mà nói, đây không phải là con số quá đột biến, vấn đề ở đây là tỷ trọng ban đầu của nó khá thấp nên chỉ với mức tăng trên 13 tỷ đã kéo tỷ trọng trong tổng vốn huy động lên cao như vậy. Có thể giải thắch cho sự tăng lên của tiền gửi có kỳ hạn là do tình hình kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp thay vì duy trì tài khoản thanh toán không kì hạn, một số người sẽ chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất. Mặt khác, cũng có thể hy vọng rằng con số đó tăng lên là do thói quen thanh toán không dùng tiền mặt dần được cải thiện.Chắnh vì thế mà tổng tỷ trọng của tiền gửi có và không có kỳ hạn đã tăng từ mức 20.85% năm 2008 lên 26.72% năm 2011.

Thứ ba, lượng TG tiết kiệm Ờ loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất Ờ có mức tăng ấn tượng trên 19 tỷ đồng trong năm 2010 (tương đương 17%). Tuy nhiên, bước sang năm 2011, TG tiết kiệm chứng kiến mức giảm nhẹ 4 tỷ đồng (tương đương 3%). Về mức giảm tuyệt đối 4 tỷ đồng, có thể nhận định rằng tình hình kinh tế khó khăn làm cho giảm số tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Mức giảm nhẹ như trên có thể coi là thành công nếu đặt trong bối cảnh chung của thị trường. Về mức giảm tỷ

trọng, sự tăng trưởng nhanh hơn mức tăng tổng vốn của TG có kỳ hạn và không có

kỳ hạn, cộng hưởng với sự sụt giảm 4 tỷ đồng của TG tiết kiệm.

Với đặc thù là một ngân hàng bán lẻ. NHTM Á Châu nói chung và PGD Tôn Đức Thắng nói riêng luôn có nguồn vốn huy động là TG tiết kiệm chiếm phần lớn. Với uy tắn của ACB, PGD Tôn Đức Thắng luôn có nguồn tiền gửi tiết kiệm ổn định; và nguồn tiền gửi thanh toán cũng tăng lên tỷ lệ với sự mở rộng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà ACB cung cấp.

Đúng như đã nhận định của Ngân hàng Nhà nước, TG doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại do tình hình kinh tế khó khăn, TG dân cư vẫn huy động tốt. Khi mà các doanh nghiệp không còn vốn nhàn rỗi gửi Ngân hàng, thậm chắ nhiều doanh nghiệp còn Ộđói vốnỢ thì người dân lại gửi tiền vào Ngân hàng khá nhiều do lãi suất hấp dẫn.

Có thể nói việc Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động 14%/năm từ đầu năm 2011 đã giúp cho những ngân hàng lớn và có uy tắn như ACB dễ dàng thu hút được người gửi tiền. Đó chắnh là lý do mà TG dân cư luôn ổn định và tăng trưởng cao hơn trung bình ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, TG doanh nghiệp giảm trên 1 tỷ đồng là không đáng lo ngại khi tỷ trọng của TG doanh nghiệp chỉ chiếm 11%. Hơn nữa, kỳ vọng nền kinh tế sớm phục hồi sẽ giúp nguồn TG này sớm tăng trở lại.

Cơ cấu vốn huy động theo thành phần tại PGD Tôn Đức Thắng phù hợp với tình hình chung của NHTM Á Châu và thể hiện đúng tắnh chất của một Ngân hàng bán lẻ.

b.Ầ..Hoạt động tắn dụng

Giống như nhiều NHTM khác tại Việt Nam, khi mà các dịch vụ Ngân hàng chưa phát triển và thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng còn hạn chế, hoạt động tắn dụng là một trong những hoạt động có quy mô lớn nhất và đem lại thu nhập chắnh cho NHTMCP Á Châu. Trong những năm qua, mở rộng hoạt động cho vay luôn là mục tiêu hoạt động của PGD Tôn Đức Thắng - NHTMCP Á Châu, điều này được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế qua các năm 2009 Ờ 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng dư nợ cho vay Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % 46.812 102.991 153.342 56.179 120 50.351 32,8 (Nguồn: BCKQHDKD PGD Tôn Đức Thắng 2009 Ờ 2011)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy dư nợ cho vay tại PGD Tôn Đức Thắng tăng liên tục, tăng nhanh và mạnh trong 3 năm vừa qua. Bước nhảy vọt xuất hiện vào năm

2010 khi dư nợ tăng đến 120% so với năm 2009, với mức tăng tuyệt đối 56 tỷ đồng. Năm 2011 cũng chứng kiến mức tăng trưởng dư nợ ấn tượng 32,8%, đưa tổng dư nợ cho vay lên trên 153 tỷ đồng. Nếu xét trong cả quá trình từ năm 2009 Ờ 2011, thì con số này đã gấp 3,23 lần (323%), tương đương mức tăng dư nợ 106,5 tỷ sau 3 năm. So sánh với mức dư nợ trung bình của một phòng giao dịch, PGD Tôn Đức Thắng có số dư nợ ở mức trung bình. Để biết được mức tăng dư nợ này có phù hợp với tình hình thực tế hay không, ta phải đặt nó trong sự tương quan với tổng vốn huy động.

Rõ ràng là Dư nợ năm 2009 quá thấp so với Tổng NV huy động. Tỷ lệ

Dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động của PGD là 32,87%; trong khi đó, tỷ lệ này trên toàn hệ thống của ACB là 70,56%. Vào thời điểm năm 2009, tức là PGD mới chỉ được thành lập chưa đến 1 năm, chắc chắn PGD Tôn Đức Thắng phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi chưa có được nhiều khách hàng gắn bó lâu dài và tin cậy, đặc biệt là số lượng khách hàng doanh nghiệp (thường có dư nợ lớn) vẫn còn hạn chế.

Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động 2009 Ờ 2011

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: BCTC của PGD Tôn Đức Thắng)

Bên cạnh đó, tại thời điểm sau thành lập năm 2009, số lượng Chuyên viên quan hệ khách hàng còn tương đối ắt so với thời điểm hiện tại. Cụ thể, năm 2009 chỉ có 1 Ờ 2 Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, và theo ghi nhận thực tế, nhiều thời điểm chỉ 1 nhân sự tìm kiếm và phát triển khách hàng doanh nghiệp là quá ắt so với tiềm năng của PGD cũng như khu vực trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học. Vào thời điểm giữa năm 2010 trở đi, luôn luôn có 3 Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp và 3 Chuyên viên khách hàng cá nhân làm việc tại PGD; kết quả là dư nợ cho vay được đẩy mạnh như được thấy ở hình trên. Mặt khác, sau 2 năm hoạt động, hình ảnh PGD Tôn Đức Thắng Ờ NHTMCP Á Châu đã quen thuộc không những trong dân cư mà còn tạo dựng được một mạng lưới rộng lớn các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Chắnh vì vậy, tỷ lệ

Dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động dần được nâng cao, và thậm chắ tỷ lệ này đã lên tới 88% so với mức 72 % trên toàn hệ thống ACB. Mặc dù tỷ lệ dư nợ trên huy động vốn của PGD cao hơn mức trung bình của hệ thống, con số này

NHTMCP cho vay trên 100% vốn huy động; vậy nên con số 88% của PGD Tôn Đức Thắng vẫn ở ngưỡng an toàn, không có nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Tôn Đức Thắng – Ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 30)