Đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 57)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.3.4.Đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ

2.3.4.1. Mặt được

Nói một cách khái quát, các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đã tạo ra bộ mặt mới cho nền kinh tế và tạo ra khung cảnh mới cho bức tranh kiến trúc lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đã và sẽ là lực lƣợng nòng cốt cho tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm, hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ từ các thành phố khác trong vùng.

Nhìn chung, sự bền vững trong quá trình phát triển đƣợc đảm bảo tƣơng đối tốt. Điều đó thể hiện ở các điểm chủ yếu sau đây:

Tốc độ tăng trƣởng GDP những năm gần đây liên tục nằm trong top dẫn đầu cả nƣớc bất chấp khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái 2011 - 2012:

- Giai đoạn 2006 - 2010 GDP tăng trƣởng trung bình 15,3% đáng chú ý có năm 2010 tăng trƣởng tới 17.86% là tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc tới nay.

- Năm 2011 bất chấp những khó khăn của kinh tế trong nƣớc, kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt 16,2% - là tốc độ tăng trƣởng cao nhất cả nƣớc.

- Năm 2012, GDP Bắc Ninh vẫn tăng trƣởng khá, đạt 12,3% nằm trong các tỉnh thành dẫn đầu cả nƣớc, trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc suy giảm và khó khăn hơn cả năm 2011.

Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt trên 13.607 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa: Khu vực công

52

nghiệp và xây dựng chiếm 77,8%; dịch vụ 16,6%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,6%.

Công nghiệp là điểm sáng nhất và là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề. Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nƣớc, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao nhất cả nƣớc trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng (CĐ1994) bằng 60% công nghiệp Bình Dƣơng, là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 cả nƣớc. Động lực cho tăng trƣởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao nhƣ: SamSung, Canon ...

Xuất khẩu là điểm sáng trong sự phát triển vƣơt bậc của kinh tế Bắc Ninh và đã để lại những con số rất ấn tƣợng. Xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 tăng trung bình là 47,91%/năm cá biệt giai đoạn 2005 - 2010 tăng tới 90,92%/năm (trong khi cả nƣớc là 17,43%/năm). Năm 2011, Giá trị xuất khẩu Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD một con số kỷ lục và vƣơn lên vị trí số 2 miền Bắc sau Hà Nội. Tuy nhiên đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD đã đƣa Bắc Ninh trở thành địa phƣơng xuất khẩu lớn nhất miền Bắc, thứ 2 cả nƣớc sau TP.HCM , xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu của cả nƣớc.

Thu ngân sách của Bắc Ninh cũng liên tục tăng trƣởng ngoạn mục và đƣa Bắc Ninh trở thành tỉnh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nƣớc. Năm 2010, Bắc Ninh vào CLB 5000 tỷ và đến năm 2011 con số này là 6800 tỷ, đƣa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Năm 2012 Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng và là một trong số ít tỉnh vƣợt rất xa dự toán ngân sách TW giao.

- Năm 2012, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 67,4 triệu đồng/năm( 3200 USD) và năm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nƣớc.

53

Tổng mức bán lẻ hàng hóa liên tục tăng nhanh, năm 2012 đạt 26000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011, nếu so trên dân số thì đây là con số khá của cả nƣớc.

- Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút đƣợc hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nƣớc nhƣ Canon, SamSung, Nokia, ABB ...

Năm 2012, tỉnh Bắc Ninh đã cấp GCNĐT mới cho 55 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tƣ 249,23 triệu USD; cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ cho 23 dự án với mức vốn tăng thêm 994,87 triệu USD; cấp GCNĐT điều chỉnh giảm vốn cho 01 dự án với mức vốn giảm: 3,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tƣ đăng ký sau điều chỉnh trong năm 2012 là 1.240,6 triệu USD.

Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 377 đơn vị FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký sau điều chỉnh: 4.443,53 triệu USD.

Xã hội có nhiều chuyển biến theo hƣớng công nghiệp hóa,số ngƣời có thu nhập cao tăng đáng kể, số ngƣời nghèo giảm nhanh; số ngƣời thất nghiệp và chênh lệch giữa các huyện đƣợc giảm bớt, xã hội tƣơng đối ổn định, trật tự xã hội đƣợc giữ vững.

Môi trƣờng sinh thái đƣợc giữ vững, 4 khu công nghiệp đã có công trình sử lý chất thải (nƣớc thải và rác thải đã đƣợc thu gom và xử lý; hàng ngày khu công nghiệp thu gom đƣợc khoảng 4 tấn rác thải).

Trong rất nhiều nguyên nhân làm cho các hình thức tổ chức lãnh thổ đạt đƣợc những thành tựu to lớn nhƣ trên đối với tỉnh Bắc Ninh có nguyên do việc đầu tƣ phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đƣợc chú trọng.Vốn đầu tƣ dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tƣ xã hội.Vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng cho các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế luôn luôn chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội.Đây là mức rất cao của cả nƣớc trong suốt thời kỳ 2006 - 2012.Riêng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hình thức khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với đầu tƣ xã hội.Đây lại là điều

54

chứng minh quyết tâm rất cao trong việc xây dựng các hình thức tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.

2.3.4.2. Mặt hạn chế

Trƣớc hết, Tác giả muốn nhấn mạnh rằng các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế phát triển nhanh khi một số điều kiện chƣa chuẩn bị kỹ đã gây ra nhiều vấn đề, hiện tƣợng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, thiếu lao động có kỹ năng nghề nghiệp, một số nơi có hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, có nơi chất thải đƣợc xử lý không triệt để. Đồng thời, một số khu vực nông thôn xung quanh khu công nghiệp có tình trạng ngƣời lao động thiếu hay không có nhà ở, ở thuê, mức sống thấp, xuất hiện một số tệ nạn xã hội.

Thứ hai, có sự mất cân đối về cơ cấu vốn đầu tƣ theo địa bàn. Các dự án đầu tƣ chủ yếu tập trung tại địa bàn phía Bắc sông Đuống. Phía Nam sông Đuống, các huyện Gia Bình, Thuận Thành và Lƣơng Tài có số lƣợng dự án đầu tƣ không nhiều. Nguyên nhân do khu vực Bắc Đuống có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý cũng nhƣ hạ tầng so với khu vực Nam Đuống, trong khi tỉnh chƣa có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, ƣu tiên hỗ trợ các dự án đầu tƣ riêng cho khu vực Nam Đuống.

Thứ ba, vấn đề tác động đến môi trƣờng sinh thái: Ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của một số chủ đầu tƣ chƣa cao, đã xảy ra tình trạng xả thải ra môi trƣờng mà không qua xử lý. Điển hình là trƣờng hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LongTech Precision tại khu Công nghiệp Quế Võ đã xả thải trực tiếp nƣớc thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng. Nhiều chủ đầu tƣ trong nƣớc chƣa giành sự quan tâm và đầu tƣ thích đáng cho công tác bảo vệ môi trƣờng và ngăn chặn tác động xấu đến môi trƣờng.

Thứ tƣ, những mặt hạn chế về vấn đề lao động, việc làm: Tình trạng đình công, tranh chấp gây mất ổn định trật tự trong 1 số khu công nghiệp; Công tác tuyển dụng và cung ứng lao động cho các chủ đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn; Tỷ lệ lao động nữ trong các nhà máy chiếm tỷ trọng lớn (65%-

55

70%) nên phát sinh nhiều vấn đề nhƣ tình cảm nam - nữ, giới tính, xây dựng gia đình, sinh con, nhà ở, nhà trẻ, chợ, trạm y tế sẽ thiếu hụt trong thời gian tới, phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, về công nghệ: các nhà đầu tƣ trong nƣớc còn hạn chế về nguồn lực đầu tƣ cho công nghệ, hạn chế về năng lực công nghệ, nhiều dự án sử dụng công nghệ lạc hậu. Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu là các dự án gia công, lắp ráp, vì vậy không chuyển giao công nghệ nguồn vào Việt Nam. Mặt khác việc chuyển giao công nghệ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện chỉ là chuyển giao hàng dọc (từ công ty mẹ ở nƣớc ngoài cho công ty con ở Việt Nam), không có hoạt động chuyển giao công nghệ hàng ngang (giữa khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực trong nƣớc).

Thứ sáu, cả khu vực ĐTTN và ĐTNN có số nộp ngân sách chƣa tƣơng xứng với quy mô vốn đầu tƣ, suất đầu tƣ cũng nhƣ diện tích chiếm đất.

Thứ bảy, cả khu vực đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài có một số dự án hiệu quả đầu tƣ thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông và chƣa tạo ra giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ nội địa hóa giá trị sản phẩm của một số doanh nghiệp FDI sản xuất còn thấp. Đối với khu vực đầu tƣ trong nƣớc, nguyên nhân cơ bản là do sử dụng công nghệ lạc hậu, chƣa đủ nguồn lực để đầu tƣ đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất. Đối với khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài, nguyên nhân cơ bản là do các dự án đầu tƣ và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo phần lớn là các dự án gia công, lắp ráp, sử dụng nhiều lao động phổ thông và tận dụng lợi thế về mặt bằng giá rẻ.

Thứ tám, việc chấp hành chính sách pháp luật về đầu tƣ của một số Chủ đầu tƣ còn nhiều hạn chế: Đã xuất hiện tình trạng chuyển giá nhằm trốn thuế tại một số doanh nghiệp ĐTNN, gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc; Tình trạng “đầu tƣ chui” đã xuất hiện; Nhiều chủ đầu tƣ trong nƣớc luôn tìm cách lách luật, trốn tránh việc thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm giảm chi phí đầu tƣ, đây là khó khăn cơ bản cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với các

56

dự án đầu tƣ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một số nhà đầu tƣ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Một số dự án đầu tƣ trong nƣớc sau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ chậm triển khai, hoặc chuyển nhƣợng dự án, bán dự án ngay sau khi đƣợc cấp phép, giữ đất, chiếm đất trong một thời gian dài nhƣng không tiến hành đầu tƣ xây dựng.

2.3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ có giai đoạn định hƣớng chƣa rõ ràng (đặc biệt trong giai đoạn 2005 - 2008), coi trọng số lƣợng dự án và số vốn đăng ký đầu tƣ mà chƣa chú trọng đến chất lƣợng dự án. Công tác thu hút đầu tƣ giai đoạn trƣớc còn thiếu định hƣớng về quy hoạch không gian và ngành nghề, lĩnh vực thu hút.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát sau cấp phép đầu tƣ còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục.

- Cơ chế phối hợp tham mƣu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phƣơng tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa thực sự đồng bộ và hiệu quả.

- Công tác quy hoạch còn bất cập, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần, một số ngành, lĩnh vực trọng điểm chƣa có quy hoạch phát triển nhƣ: ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao...

- Công tác xúc tiến đầu tƣ phần nào còn bất cập và thụ động. Việc quản lý và điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Công tác xúc tiến đầu tƣ tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tƣ đang hoạt động) chƣa phát huy đƣợc hiệu quả.

b. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tƣ chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tƣ, luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành. Chính sách ƣu đãi đầu tƣ còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa pháp luật đầu tƣ với pháp luật về thuế, đất

57

đai,... chƣa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ nhƣ lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo dài cho đến hiện nay đã ảnh hƣởng đến dòng vốn đầu tƣ vào tỉnh, tác động tiêu cực đến hiệu quả của một số dự án đầu tƣ,…

- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, còn thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng lao động qua đào tạo tại các trƣờng dạy nghề của tỉnh tỷ lệ còn thấp.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhƣng cơ bản vẫn còn yếu kém, thiếu nhà ở công nhân, nên chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tƣ làm ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ. Một số khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, làm ảnh hƣởng đến tiến độ đi vào sản xuất của doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, các khu công nghiệp khu đô thị mới, công tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ khuân khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời nên đã gây ra một số biến động không tốt nhƣ giá đất tăng ảo, nhiều ngƣời vì động cơ đầu cơ mua lại đất xung quanh khu vực các khu công nghiệp, các khu công nghiệp giá đất tăng cao, gây lo lắng trong nhân dân.

Những mặt chƣa đƣợc vừa nói ở trên có thể khắc phục bằng những giải pháp hữu hiệu, mà Tác giả cho rằng nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc này. Việc tuyên truyền trong nhân dân đƣợc thực hiện tốt cùng với nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nƣớc sẽ giải quyết đƣợc vấn đề đó.

58

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 57)