Các trang trại

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 56)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.3.3.Các trang trại

Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía đông - bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có lợi thế về lƣu thông sản phẩm với các thị trƣờng lớn để phát triển nông nghiệp. Xác định đƣợc thế mạnh này, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa chất lƣợng cao. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp của tỉnh phát triển khá đồng bộ, phần lớn diện tích canh tác đƣợc tƣới tiêu chủ động, tạo tiền đề để triển khai các dự án, mô hình kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả.

Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2012, ngành trồng trọt chỉ còn 46,3% và chăn nuôi đã vƣơn lên chiếm 48,6% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỉnh có 2.679 trang trại, chiếm 11,4% tổng số trang trại toàn vùng đồng bằng sông Hồng, trong khi diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 5,5%. Chỉ tính riêng số trang trại có giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt trung bình từ 500 triệu đến một tỷ đồng/năm trở lên có 311 trang trại.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang dần hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, trong đó 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh... Một số vùng đạt giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm nhƣ vùng rau Hòa Đình (TP Bắc Ninh), vùng hoa, cây cảnh Phú Lâm (Tiên Du)... Riêng Hòa Đình có hơn 1.200 hộ thì gần 1.000 hộ tham gia trồng rau. Qua khảo sát, các hộ sản xuất rau hàng hóa ở đây mỗi năm cho thu hoạch 8-10 lứa rau,thu nhập hơn 20 triệu đồng/sào/năm, gấp nhiều lần so với trồng lúa. Nhiều chủ trang trại nói rằng, nhờ chuyển từ trồng rau ăn sang

51

trồng rau giống trong nhà lƣới, gia đình họ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.

Việc dồn điền đổi thửa cũng đƣợc triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng tỷ lệ cơ giới hóa tronghai khâu làm đất và thu hoạchlúa đạt tới 80% diện tích, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 56)