5. Cấu trúc của đề tài khóa luận
3.2.4. Phương hướng phát triển các hình thức TCLT nông nghiệp, lâm
lâm nghiệp, thủy sản.
3.2.4.1. TCLT nông nghiệp
a. Về trồng trọt
- Vùng trồng lúa năng suất cao (từ 30 ha trở lên): Diện tích đến năm 2020 đạt 21.000 ha, năng suất đạt từ 70 đến 73 tạ/ha/vụ, tập trung tại huyện Quế Võ, Thuận Thành, Lƣơng Tài, Gia Bình, Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du.
- Vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao (từ 20 ha trở lên): diện tích là 21.000 ha, năng suất đạt từ 55 đến 60 tạ/ha/vụ, tập trung tại huyện Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn.
- Vùng trồng rau: diện tích 11.000 ha, sản lƣợng đạt 242 ngàn tấn, trong đó vùng sản xuất khoai tây 3.000 ha, sản lƣợng đạt 54.000 tấn, tập trung quy mô từ 10 ha trở lên, tại TP Bắc Ninh, Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Lƣơng Tài, Thuận Thành.
- Vùng cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích 3.500 ha (lạc 1.000 ha, đậu tƣơng 2.500 ha), tập trung tại huyện Quế Võ, Thuận Thành, Lƣơng Tài, Tiên Du, Gia Bình.
- Vùng hoa, cây cảnh: Diện tích 1.000 ha tại Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong, thị xã Từ Sơn, TP Bắc Ninh.
b. Về chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn: Quy hoạch, phát triển chăn nuôi gia trại theo hƣớng công nghiệp ngoài khu dân cƣ, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chủ yếu ở xã thuần nông và những xã quy hoạch diện tích đất cho phát triển chăn nuôi với quy mô đàn mỗi xã đạt từ 4.000 con trở lên, tại tất cả các huyện.
65
- Chăn nuôi bò: Phát triển các vùng chăn nuôi đàn bò thịt, tập trung ở những xã có điều kiện về diện tích đất trồng cỏ, bãi bồi ven đê, có tổng đàn mỗi xã từ 700 con trở lên, tại tất cả các huyện. Phát triển đàn bò sữa tại các xã có kinh nghiệm và điều kiện canh tác nhƣ xã Cảnh Hƣng, Tri Phƣơng, Việt Đoàn, huyện Tiên Du.
- Chăn nuôi gia cầm: Duy trì phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, tại
những xã có kinh nghiệm nuôi lớn và có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, với quy mô tổng đàn mỗi xã đạt từ 30.000 con trở lên, tại tất cả các huyện.
3.2.4.2. TCLT Lâm nghiệp
Giữ vững, xây dựng ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 625 ha, với kết cấu rừng bền vững, nhiều tầng tán; Đồng thời phát triển cây trồng phân tán trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vực nông thôn, cơ quan, công sở… nhằm mục tiêu bảo vệ cảnh quan môi trƣờng gắn với phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, nâng cao mức sống của ngƣời dân vùng đồi rừng, đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Giữ vững độ che phủ rừng 2,8% vào năm 2020 (tính cả diện tích cây phân tán là 4 triệu cây tƣơng đƣơng 1.600 ha); trồng 22,27 ha rừng mới trên đất chƣa có rừng; bảo vệ 625 ha đất trồng rừng.
- Trồng 4 triệu cây phân tán trên các diện tích vƣờn hộ gia đình, đất công cộng, công sở, trƣờng học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cƣ, đƣờng giao thông nông thôn, kênh, mƣơng…
- Xây dựng mới các trạm bảo vệ rừng; chòi canh rừng tại các xã có rừng; đƣờng băng xanh cản lửa tại những khu vực trồng rừng tập trung từ 10 ha trở lên; cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp.
66
3.2.4.3. TCLT Thủy sản
Tập trung chỉ đạo nuôi cá thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên diện tích hiện có. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 là 5.500 ha. Xây dựng vùng nuôi cá tập trung có quy mô từ 10 ha trở lên.
Sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất giống thủy sản hiện có nhằm đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lƣợng góp phần cho sự phát triển bền vững, tăng giá trị kinh tế của ngành thủy sản và có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm giống thủy sản ngoài tỉnh.
Hoàn thiện xây dựng cơ bản và đƣợc đầu tƣ đầy đủ trang thiết bị, các cơ sở sản xuất giống thủy sản hiện có, không phát triển thêm các trang trại sản xuất giống. Mở rộng việc ƣơm nuôi cá giống tại các hộ nông dân để có giống cá lớn cung cấp phong trào nuôi cá thâm canh của tỉnh.