Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 47)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.3.1.Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy Tỉnh Bắc Ninh, coi trọng phát triển công nghiệp, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tranh thủ thu hút đầu tƣ, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên con ngƣời và các nhân tố kinh tế- xã hội khác nhằm phát

42

triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bắc Ninh đã tiến hành lập quy hoạch và xây dựng các KCNT tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

Cho đến nay, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt và đƣa vào danh mục các KCN Việt Nam, các KCN tập trung chủ yếu ở các huyện là : Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong , Thuận Thành và Gia Bình.

Hình 2.4. Bản đồ các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012.

Trong tổng số 15 KCN đã đƣợc phê duyệt: Tiên Sơn, Đại Đồng-Hoàn Sơn, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Yên Phong 1, VSIP Bắc Ninh, Quế Võ 1, Quế Võ 2, Thuận Thành 3; với tổng diện tích đất làm quy hoạch là 1.630 ha. Tính đến thời điểm này, diện tích đất cho các doanh nghiệp thuê trong các KCN là hơn 1.300 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 79,8%. Các KCN đã và đang góp phần quan trọng đấy nhanh sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân, thực sự là hạt nhân tăng trƣởng kinh tế công nghiệp của tỉnh. Còn lại 7 KCN

43

đang tiến hành triển khai: đo đạc, khảo sát, cắm mốc và giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích của cả 15 KCN là 6.847 ha.

* Tác động của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:

Việc hình thành các KCN, KCX, CCN… đã tạo ra một bƣớc ngoặt lớn trong quá trình phát triển kinh tế của cả nƣớc. Các KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ, có giá trị lâu dàì, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng và cả nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ ngƣời lao động.

Tác động của các KCN đến sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh cũng giống nhƣ xu hƣớng nói trên.

- Tác động đến kinh tế

Sau 15 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh gặt hái nhiều thành quả cao nhất bứt phá để tăng trƣởng trở thành hạt nhân tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Với kết quả đáng tự hào, đứng trong top 5 toàn quốc về vốn đầu tƣ (sau Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bình Thuận, Hải Phòng) và đứng thứ 3 về số lƣợng dự án (sau thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa) với 113 dự án đầu tƣ mới, trong đó 90% dự án FDI, tổng vốn đầu tƣ cấp mới và điều chỉnh là hơn 1,54 tỷ USD, doanh thu xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, nhập khẩu 21 tỷ USD. Giá trị sản xuất đạt kỷ lục 510 nghìn tỷ đồng. Tổng số nộp ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng thu nội địa và thu qua hải quan. Sử dụng hơn 144 nghìn lao động (tăng hơn 28 nghìn lao động so cùng kỳ)…. Đây thực sự là các con số rất ấn tƣợng, đặc biệt trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.

+ Tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Mặc dù là tỉnh nông nghiệp khi mới tái thành lập, song từ khi KCN đầu tiên đƣợc thành lập ở Bắc Ninh (năm 1997) đến nay, Bắc Ninh đang dần chạm tới đích trở thành tỉnh công nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm hơn 70%, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng ở mức cao hai con số, bình

44

quân thời kỳ 1997 - 2011 đạt 14,1 %. Nếu nhƣ vào năm 1997, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1 % dịch vụ 31,1 % công nghiệp - xây dựng 23, 8%, thu ngân sách 164 tỉ đồng thì đến năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức 2 con số giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 13,9%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng 15,1%/năm; giai đoạn 2001 - 2010 bình quân tăng 14,5%; năm 2012, kinh tế tăng trƣởng là 12,3% so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh liên tục chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, hài hòa và hiện đại. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên vƣợt bậc từ 35,7% năm 2000 lên 45,9% năm 2005 đạt khoảng 68,4% năm và năm 2012 là 77,1%. Mặc dù dịch vụ vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá và mở rộng về quy mô nhƣng do đóng góp rất lớn của công nghiệp nên cơ cấu ngành dịch vụ có hƣớng chuyển dịch giảm tƣơng ứng, năm 2005 đạt 27,8%, năm 2010 đạt 21%, năm 2012 là 16,3%. Riêng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh từ 37,9% năm 2000 xuống còn 26,2% năm 2005; còn 10,% vào năm 2010 và còn 6,7% năm 2012.

Nếu nhƣ trƣớc đây, Bắc Ninh còn là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp chủ yếu dựa vào các làng nghề và các ngành dịch vụ còn chƣa phát triển thì hiện tài, đây là địa phƣơng thuộc top đầu trong cả nƣớc về phát triển công nghiệp và định hƣớng công nghiệp là xu hƣớng chính trong tƣơng lai.Sự phát triển của các KCN khiến cho việc sản xuất công nghiệp trở lên tập trung hơn, có tổ chức hơn, các ngành dịch vụ cũng theo đó mà phát triển, nông nghiệp dần đƣợc thu hẹp. Vì vậy, có thể khẳng định sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

45

- Tác động tới đầu tƣ và gia tăng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 15 KCN tập trung đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tƣ hạ tầng đạt 865 triệu USD. 8 KCN đã đi vào hoạt động, 5KCN đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc, có công nghệ hiện đại nhƣ : Samsung, Canon, ABB

Theo thống kê, tính đến 30/06/2008 các KCN đi vào hoạt động nhƣ KCN Yên Sơn, KCN Quế Võ I, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn và Yên Phong I đã thu hút đƣợc 310 dự án với tổng vốn đăng ký 2.433,19 tr USD, thuê 759,78 ha đất công nghiệp, suất đầu tƣ trung bình là 3,2 tr USD/ ha và 7,85 tr.USD/ dự án, hình thức vốn đầu tƣ chủ yếu là các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (121 dự án với tổng vốn đăng ký 1.715,5tr USD, chiếm 39% số dự án và 70,5 vốn đăng ký). Tỷ lệ vốn đầu thực hiện bình quân đạt trên 40%. Đến năm 2012, khi cả tỉnh có thêm khu công nghiệp khác đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh gần 5.900 triệu USD.

- Tác động đến sự phát triển xã hội + Tác động tới việc làm

Khi các KCN đi vào hoạt động đã giải quyết đƣợc vấn đề lớn về lao động trong tỉnh. Ngƣời lao động tại tỉnh có thể có cơ hội việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp từ các KCN. Khi hình thành các khu công nghiệp, vấn đề mất đất nông nghiệp là chuyện tất yếu xảy ra. Mặc dù bị mất đi diện tích canh tác nhƣng bì lại, những ngƣời nông dân trong độ tuổi lao động hay các lao động phổ thong có cơ hội làm công nhân tại các khu công nghiệp. Bên cạnh đó các lao động không đủ điều kiện làm việc trong các khu công nghiệp thì nhu cầu lƣơng thực thực phẩm và nhà ở của các công nhân trong KCN đã tạo cơ hội cho nông dân chuyển dịch cơ cấu, chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu có hiệu quả hơn. Những ngƣời ngoài độ tuổi lao động cũng tạo đƣợc các công việc mới khi các KCN đi vào hoạt động trong tỉnh. Các cửa hàng ăn, cắt tóc, gội đầu… đƣợc mở ra mang lại đời sống mới cho ngƣời dân ở gần các KCN

46

nhƣ ngƣời dân huyện Thuận Thành, Từ Sơn… Từ đó, thúc đẩy sự phát triển, trao đổi hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Các KCN đi vào hoạt động đã thu hút đƣợc số lƣợng lớn lao động trong và ngoài tỉnh.Điều này có thể nhận thấy thong qua 1 vài số liệu trên biểu đồ về lao động trong các KCN dƣới đây.

Hình 2.5. Số lượng lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2012.

Từ khi KCN đầu tiên đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 2.931 lao động. Con số này tiếp tục tăng trong giai đoạn 2003 - 2005 và đến nay 2007 số lƣợng lao động làm việc là 19.476 ngƣời. Tính đến năm 2008, số lƣợng lao động địa phƣơng tham gia vào các khu công nghiệp khoảng 11.000 ngƣời chiếm 42% lao động của các KCN. Đến năm 2009-2011, các KCN đã tạo ra việc làm cho 116.000 lao động trực tiếp trong đó lao động tại tỉnh chiếm 41%. Năm 2012, có tới 144.000 ngƣời làm việc trong các KCN. Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng lao động bình quân tăng qua các giai đoạn: Từ 2003 - 2007 (64,68%), từ 2008 - 2012 (40,4%). Sở dĩ giai đoạn 2008-2012 tăng trƣởng thấp hơn giai đoạn 2003 - 2007 nhƣng xét về con số lại lớn hơn do quy mô lao động ở các KCN ngày một lớn hơn và số lƣợng các KCN ngày càng tăng. Theo dự báo, đến năm 2015, số lao động trong các khu công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 40000 80000 120000 160000 2003-2005 2006-2008 2009-2011 2011-2012 3920 26049 116000 144000

47

nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đạt 180.000 ngƣời. Từ những con số thống kê trên có thể thấy đƣợc sức hút về lao động từ các KCN trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Không chỉ tạo việc làm cho lao động trong tỉnh mà việc thành lập và đi vào hoạt động của các KCN còn tạo cơ hội việc làm cho cả thành phần lao động ngoại tỉnh. Từ đó gián tiếp tạo việc làm, dịch vụ cho những lao động ở thành phần còn lại.

+ Tác động đến thu nhập và mức sống của ngƣời dân

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân.

Khi xây dựng các KCN, việc đƣợc đền bù, hỗ trợ đã mang về số tiền không nhỏ cho những hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất cho chính quyền hoặc chủ đầu tƣ xây dựng KCN. Hầu hết các trƣờng hợp đƣợc đền bù, số tiền ngƣời dân nhận đƣợc thƣờng có giá trị hơn việc canh tác lúa mang lại. Ngƣời dân sử dụng số tiền vào những mục đích sinh lời khác nhau. Một bộ phận dung tiền đó để sửa sang nhà cửa, mua sắm phƣơng tiện…tạo bộ mặt mới cho nông thôn. Bộ phận khác khi nhận đƣợc số tiền bồi thƣờng đã đem gửi tiết kiệm tại các ngân hàng hoặc cho vay…để hƣởng lợi tức. Mặt khác có nhiều hộ gia đình nhận thức đƣợc tầm ảnh hƣởng của KCN về nhu cầu nhà ở, lƣơng thực,… Vì thế họ dùng số tiền này để cho thuê, thay đổi phƣơng thức canh tác, chuyển sang trồng hoa màu hay mở cửa hàng buôn bán và các dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, những lao động đủ điều kiện trở thành công nhân trong

các KCN thƣờng có thu nhập ổn định. Với mức lƣơng trung bình 3,5 triệu/tháng đƣợc cho là mức lƣơng tƣơng đối hợp lý với các công nhân,

đảm bảo cho đời sống của ngƣời lao động. Cùng với sự quan tâm của các lãnh đạo các KCN, đời sống của công nhân ngày càng đƣợc nâng cao.

Có thể thấy đƣợc sự góp mặt của các KCN trên địa bàn tỉnh đã từng bƣớc thay da đổi thịt một tỉnh thuần nông nhƣ Bắc Ninh. Thu nhập bình quân

48

đầu ngƣời toàn tỉnh năm 2012 đạt gần 70 triệu/ năm, nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nƣớc.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 47)