Phương hướng phát triển và phân bố các khu, điểm du lịch

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 68)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

3.2.3.Phương hướng phát triển và phân bố các khu, điểm du lịch

3.2.3.1. Các trọng điểm phát triển du lịch

Phát triển 3 địa bàn trọng điểm tập trung nhất những giá trị tài nguyên; có thể hình thành các sản phẩm đặc thù và qua đó sẽ đóng vai trò động lực cho phát triển du lịch Bắc Ninh:

- Thành phố Bắc Ninh và phụ cận gồm khu du lịch làng quê miền quan họ (làng Diềm hay làng Viêm Xá); khu văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho; khu du lịch - vui chơi giải trí núi Dạm.

- Thị xã Từ Sơn và phụ cận gồm khu du lịch - vui chơi giải trí Đền Đầm gắn với Lăng sơn cấm địa nhà Lý và sông cảnh quan Tiêu Tƣơng; không gian lễ hội Lim; khu chiến tuyến lịch sử Nhƣ Nguyệt; khu du lịch sinh thái và tâm linh Phật Tích.

- Khu vực làng cổ Vạn Ninh (Gia Bình) và nối với khu vực Thuận Thành, tuyến du lịch dải sông Đuống gồm khu du lịch Làng quê Việt; du lịch làng nghề nhƣ làng tranh tre Xuân Lai, làng đúc đồng Đại Bái; tuyến du lịch

63

đƣờng sông (sông Đuống) từ đền Cao Lỗ Vƣơng (Gia Bình) đến lăng Kinh Dƣơng Vƣơng (Thuận Thành); khu du lịch - đô thị Rồng Việt; khu du lịch lâm viên Thiên Thai.

3.2.3.2. Các điểm du lịch chính

Làng Diềm - “nôi” của Dân ca Quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa thế giới và các làng quan họ cổ gắn với cảnh quan sông Cầu; Đây là cái nôi văn hóa của cả nƣớc và đƣợc thế giới công nhận, do đó nên tích cực phát triển nhân văn, vừa bảo tồn giá trị dân tộc vừa làm tăng thu nhập quốc gia

Chùa Bút Tháp, chùa Dâu, Lăng - đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, làng tranh Đông Hồ; Lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp, thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành); Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ); Tại đây vừa phát triển du lịch nhân văn, đồng thời nên tích cực phát triển các hình thức dịch vụ du lịch, đƣa làng gốm phát triển và đem lại lợi nhuận cao nhƣ Bát Tràng của Hà Nội.

Làng cổ Vạn Ninh, chùa Đại Bi, Làng tranh tre Xuân Lai, làng đúc đồng Đại Bái; Lăng, Đền thờ Cao Lỗ Vƣơng, di tích Lệ Chi Viên, Đền thờ Lê Văn Thịnh, cảnh quan núi Thiên Thai và sông Đuống (Gia Bình).

Hệ thống di tích gắn với chiến tuyến sông Nhƣ Nguyệt (Yên Phong). Đây là di tích lịch sử nổi tiếng, có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch cần đƣợc quan tâm đúng mực

3.2.3.3. Các tuyến du lịch

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: gồm tuyến TP. Bắc Ninh - Từ Sơn; tuyến TP. Bắc Ninh - Thuận Thành; tuyến TP. Bắc Ninh - Hồ - Gia Bình; tuyến du lịch đƣờng sông (tuyến dọc sông Cầu từ TP. Bắc Ninh - ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong); Đây đều là những tuyến du lịch chủ đạo cần phải đƣợc quan tâm đúng mực

- Các tuyến du lịch chuyên đề cần đƣợc quan tâm phát triển hơn nhƣ : tuyến du lịch chùa cổ Việt Nam; tuyến du lịch làng Quan họ; tuyến du lịch danh nhân và khoa bảng; tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp - nghỉ dƣỡng cuối tuần: theo dải sông Đuống, sông Cầu và tuyến du lịch làng nghề.

64

- Các tuyến du lịch liên tỉnh đã và đang cần chú trọng phát triển nhƣ : tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Quảng Ninh; tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Phòng.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 68)