Các điểm du lịch, tuyến du lịch chính

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 54)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.3.2.Các điểm du lịch, tuyến du lịch chính

Lấy trọng điểm du lịch nhân văn làm thế mạnh để phát huy và khai thác, các hình thức tổ chức lãnh thổ Bắc Ninh đã và đang càng hoàn thiện hơn

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch của Bắc Ninh đã có những bƣớc khởi sắc đáng khích lệ. Tốc độ tăng trƣởng tổng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 đạt 17% năm, tƣơng ứng với 20% lƣợng khách tăng lên. Trong năm 2010, Bắc Ninh đón 196.000 lƣợt khách tham quan, đạt tổng thu 125 tỷ đồng; năm 2011, đón 250.000 lƣợt, đạt 162 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2012, lƣợng khách tới Bắc Ninh đã đạt 189.000 lƣợt, đạt tổng thu 120 tỷ đồng.

Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch của tỉnh không ngừng đƣợc phát triển. Số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô và chất lƣợng phục vụ, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, trên toàn tỉnh có trên 250 cơ sở lƣu trú, trong đó có 6 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 2 sao trở lên gồm 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 3 khách sạn 2 sao.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, đƣợc tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có sự gắn kết, quảng bá hình ảnh du lịch với việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch lớn của tỉnh.

Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Các dự án khu du lịch đƣợc coi là khâu đột phá cho du lịch, song tiến độ thực hiện theo dự án quy hoạch còn chậm, chƣa tạo đƣợc điểm hấp dẫn để thu hút và giữ chân khi khách đến; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn còn ít và yếu về năng lực tài chính, cạnh tranh; Lực lƣợng lao động du lịch còn yếu về năng lực và thiếu về số lƣợng, sau đây là một số các điểm, tuyến du lịch chính.

49

* Các điểm du lịch chính

Làng Diềm - “nôi” của Dân ca Quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa thế giới và các làng quan họ cổ gắn với cảnh quan sông Cầu; Thành cổ Bắc Ninh; Văn Miếu Bắc Ninh; Chùa Dạm - chùa Hàm Long gắn với cảnh quan núi Dạm; Đền Bà Chúa Kho gắn cảnh quan sông Cầu và hoạt động lễ hội tâm linh (TP. Bắc Ninh).

Đền Đô và khu lăng sơn cấm địa nhà Lý; đình, chùa Đồng Kỵ; đình Đình Bảng; chùa Tiêu; nhà lƣu niệm Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ; làng sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn); làng chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ Sơn);

Chùa Phật Tích gắn với cảnh quan núi Chè; Núi Lim - chùa Hồng Ân; chùa Bách Môn (Tiên Du);

Chùa Bút Tháp, chùa Dâu, Lăng - đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, làng tranh Đông Hồ; Lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp, thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành);

Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ);

Làng cổ Vạn Ninh, chùa Đại Bi, Làng tranh tre Xuân Lai, làng đúc đồng Đại Bái; Lăng, Đền thờ Cao Lỗ Vƣơng, di tích Lệ Chi Viên, Đền thờ Lê Văn Thịnh, cảnh quan núi Thiên Thai và sông Đuống (Gia Bình).

Hệ thống di tích gắn với chiến tuyến sông Nhƣ Nguyệt (Yên Phong).

* Các tuyến du lịch chính

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: gồm tuyến TP. Bắc Ninh - Từ Sơn; tuyến TP. Bắc Ninh - Thuận Thành; tuyến TP. Bắc Ninh - Hồ - Gia Bình; tuyến du lịch đƣờng sông (tuyến dọc sông Cầu từ TP. Bắc Ninh - ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong); tuyến dọc sông Đuống từ lăng Kinh Dƣơng Vƣơng đến đền thờ Cao Lỗ Vƣơng); tuyến du khảo bằng xe đạp; các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoại, cắm trại ở những địa hình núi thuộc núi Bàn Cờ (thuộc TP. Bắc Ninh) và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình)

- Các tuyến du lịch chuyên đề: tuyến du lịch chùa cổ Việt Nam; tuyến du lịch làng Quan họ; tuyến du lịch danh nhân và khoa bảng; tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp - nghỉ dƣỡng cuối tuần: theo dải sông Đuống, sông Cầu

50 và tuyến du lịch làng nghề.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh: tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Quảng Ninh; tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Phòng.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 54)