Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 41)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.2.5.Cơ chế chính sách

2.2.5.1. Cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh

Công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trƣờng kinh doanh đƣợc coi trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh, đầu tƣ, xây dựng... đƣa công tác cải cách hành chính có hiệu quả nhằm thu hút nhiều nhà đầu tƣ lớn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện tăng cƣờng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận các kết quả cùng thời gian và tại một địa điểm tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời gian hoàn thành thủ tục gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp chỉ còn 5 ngày theo quy định, giảm số lần đi lại của công dân trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần xuống còn 03 lần, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí, sớm gia nhập thị trƣờng…Triển khai rà soát các quy định về thủ tục hành chính của các ngành, các cấp; ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại hầu hết các sở ngành và 8 huyện, thị xã, thành phố; Quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ các dự án có sử dụng đất; Hƣớng dẫn quy trình giải quyết thủ tục đầu tƣ hoạt động khoáng sản; Quy trình giải quyết thủ tục đầu tƣ trong và ngoài khu công nghiệp…Từ những nỗ lực trên, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh ngày

36

càng đƣợc cải thiện, thứ tự xếp hạng năm sau tăng hơn năm trƣớc: xếp hạng 22 (năm 2006), thứ 16 (năm 2008) và năm 2009 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh tăng lên 6 bậc đứng thứ 10 , năm 2010 đứng thứ 6 so với toàn quốc và là một trong 3 tỉnh dẫn đầu chỉ số PCI của các tỉnh miền Bắc.

2.2.5.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đƣợc tỉnh chú trọng hơn. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề không ngừng nâng cao chất lƣợng tay nghề, ngành học cho các học viên; giúp học viên ra trƣờng thích ứng ngay các điều kiện làm việc của các thành phần kinh tế, nhất là các thành phần kinh tế tƣ nhân, trong các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Từ năm 2006 đến nay, bằng nguồn ngân sách của Trung ƣơng, Tỉnh, nguồn huy động và đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn đã tổ chức nhiều khoá học đào tạo cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 15 lớp khởi sự doanh nghiệp cho khoảng 600 lƣợt ngƣời.

2.2.5.3. Chính sách liên quan đến đất đai

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã và thành phố Bắc Ninh tổ chức việc cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạch xây dựng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp trong thủ tục giải phóng mặt bằng. Hợp tác với Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng thế giới thực hiện cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm mục đích đơn giản hóa và tăng cƣờng sự phối hợp các cơ quan chuyên môn trong giải quyết thủ tục đầu tƣ xây dựng cho doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh ra Quyết định số 165/2009/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục đầu tƣ xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Quyết định 165 đƣợc ban hành giúp doanh nghiệp nắm rõ, thực hiện đúng quy định khi đầu tƣ xây dựng ngoài KCN trên địa bàn tỉnh; giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tƣ từ trên 111 - 151 ngày xuống còn

37

83 - 110 ngày và rút gọn các loại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tƣ từ trên 62 loại trƣớc đây xuống còn từ 27 - 33 loại, từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí về thời gian và tài chính.

Các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đƣợc tạo mọi điều kiện thuận lợi thuê đất (mặt bằng) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã xây dựng các qui hoạch về đất đai.

Việc giao đất cho các nhà đầu tƣ để xây dựng các khu công nghiệp tập trung; các khu cụm công nghiệp đa nghề và làng nghề; đất cho các tổ chức kinh tế thuê rời đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất cho các nhà đầu tƣ thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung; các khu công nghiệp đa nghề và làng nghề đã định hƣớng cho việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch; sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề đƣợc hình thành tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tƣ nhân đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng, đầu tƣ vốn và công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo bƣớc tăng trƣởng kinh tế của tỉnh và tạo nên diện mạo mới trong khu vực nông thôn theo xu hƣớng phát triển đô thị và công nghiệp. Đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do việc chuyển các cơ sở sản xuất nằm trong các khu dân cƣ ra sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.

2.2.5.4. Những chính sách về vốn, khoa học công nghệ h trợ phát triển doanh nghiệp

Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách chung phát triển doanh nghiệp: chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng nông thôn, chính sách hỗ trợ ra đời sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu,…. Các chính sách đƣợc rà soát đảm bảo phù hợp với các cam kết của WTO; xử lý các tồn tại về chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ trƣớc khi Luật Đầu tƣ đƣợc ban hành.

Ngày 25/02/2008 UBND tỉnh ra Quyết định số 267/QĐ-UBND thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đến nay hoạt

38

động của Quỹ đi vào ổn định, đã bảo lãnh cho trên 40 dự án với số tiền hơn 43 tỷ đồng.

Hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc tăng cƣờng; năng lực và trình độ công nghệ đƣợc nâng cao một bƣớc trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp làng nghề đã nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nhất là trong sản xuất giấy. Đã hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, cổng giao tiếp điện tử, xây dựng trang Website giới thiệu tiềm năng của tỉnh, của các doanh nghiệp và của các làng nghề và đang tiến hành thành lập Trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện quảng bá sản phẩm và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của các thành phần kinh tế.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 20/5/2009 về việc hỗ trợ xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh ban hành Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và khen thƣởng đối với làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đƣa nghề mới về các địa phƣơng trong tỉnh.

Ngoài ra công tác tƣ vấn, hƣớng dẫn doanh nghiệp về sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến, công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý đo lƣờng chất lƣợng hàng hoá đƣợc quan tâm.

2.2.5.5. Chính sách phát triển nông nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2012, tỉnh Bắc Ninh đã dành hơn 1.200 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giúp ngƣời dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng, khuyến khích nông dân đầu tƣ thâm canh, tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh, ngân sách địa phƣơng đã hỗ trợ trực tiếp hơn 187 tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp.

39

Chính sách hỗ trợ nông nghiệp tập trung chủ yếu vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; phát triển lâm nghiệp; hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản và hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ; ƣu đãi khuyến khích sản xuất.

Các chính sách hỗ trợ đã góp phần đƣa giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 2.635 tỷ đồng trong năm 2012; giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha đất trồng trọt và mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tăng từ 82 triệu đồng (năm 2010) lên 89 triệu đồng (năm 2012).

Tỉnh Bắc Ninh cũng đã đầu tƣ hơn 1.032 tỷ đồng hỗ trợ hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tỉnh dành 486 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng trƣờng học; 403,9 tỷ đồng cho giao thông nông thôn; hơn 99 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã, chợ nông thôn và hơn 31 tỷ đồng kiên cố hóa kênh mƣơng; 11,7 tỷ đồng đầu tƣ lĩnh vực y tế.

Để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh đang xây dựng dự thảo “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014-2020.” Trong đó, nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung vào các lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, chuyển giao khoa học công nghệ, ƣu đãi khuyến khích sản xuất.

Đối với chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn sẽ đƣợc tập trung vào các lĩnh vực nhƣ cải tạo trụ sở xã, xây dựng mới nhà văn hóa thôn; xây mới trƣờng học, trạm y tế; xây dựng chợ nông thôn; đầu tƣ xây dựng kênh mƣơng, xây bể biogas để xử lý nƣớc thải với tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung cơ chế chính sách của tỉnh hoàn toàn ƣu tiên cho công cuộc phát triển kinh tế,đồng thời điều đó làm thu hút đầu tƣ, điều kiện cần và đủ để

40

tiến hành phát triển các loại hình thức tổ chức lãnh thổ, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc ninh (Trang 41)