+ Ngư dân nên sử dụng các mẫu tàu khi đóng có sự tính toàn thiết kế phân khoang, sao cho đảm bảo an toàn. Các cơ quan nhà nước đặc biệt là cơ quan đăng kiểm tàu cá nên kiểm định kỹ vấn đề đảm bảo phân khoang chống chìm trước khi cấp giấy phép hoạt động.
+ Khuyến khích bà con ngư dân sử dụng các mẫu tàu đóng theo tính toán thiết kế kết hợp với kinh nghiệm đóng truyền thống quen thuộc với ngư dân. Khi kết hợp được các yếu tố này thì sẽ khai thác triệt để kinh nghiệm của nghề đóng tàu truyền thống, với tính chính xác của các phương pháp tính toán hiện đại. Từ đó vấn đề đảm bảo các tính năng hàng hải sẽ cho hiệu quả cao, đặc biệt là tính năng ổn định của con tàu sẽ được giải quyết triệt để.
+ Các cơ quan quản lý tàu thuyền ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức như: pháp luật; dự bảo ngư trường mùa vụ khai thác; công tác đảm bảo an toàn cho tàu thuyền… để nâng cao trình độ hiểu biết và từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ mình cho ngư dân. Các lực lượng như đăng kiểm, bộ đội biên phòng tăng cường công tác kiểm soát không cấp giấy phép và không cho các tàu không đảm bảo tình trạng an toàn ra khơi.
+ Để giảm thiểu tai nạn người rơi xuống biển thì cần thiết kế bố trí lại con tàu như: bố trí lan can, tay vịn ở những vị trí thuyền viên dễ bị rơi xuống biển; bố trí hầm vệ sinh trên tàu cá để giảm thiểu tai nạn khi thuyền viên đi về sinh bị rơi xuống biển.
- Khuyến nghị đối với máy động lực.
+ Thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu tính toàn thiết kế chọn công suất phù hợp giữa máy động lực và tàu thuyền. Đây sẽ là địa chỉ tin cậy để bà con ngư dân tìm đến để giúp họ lựa chọn được máy động lực phù hợp đảm bảo an toàn.
+ Nâng cao nghiệp vụ của đăng kiểm viên về công tác thẩm định máy động lực, trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ công tác kiểm định chất lượng máy động lực trước khi cấp giấy phép hoạt động cho tàu cá.
+ Nếu có điều kiện về kinh tế nên trang bị các loại máy động lực mới của các hãng có uy tín như Mitsubishi, Yanmar, Commin… của Nhật Bản hoặc Mỹ. Nếu không điều kiện kinh tế hạn hẹp không cho phép thì có thể sử dụng các loại máy đã qua sử dụng của Nhật Bản, nhưng chất lượng phải được kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Người vận hành sử dụng máy động lực phải được đào tạo kiến thức chuyên môn về máy động lực. Đảm bảo vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật, có khả năng khắc phục được những sự cố xảy ra trong quá trình tàu hoạt động.
Tài Liệu Tham Khảo.
1. Báo cáo về năng lực tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa – Chi cục BVNLTS tỉnh khánh Hòa tháng 03 năm 2007.
2. Chiến lược phát triển khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 – Định hướng phát triển đến năm 2020.
3. 600 nguyên nhân hư hỏng của động cơ đốt trong và biện pháp khắc phục,
NXB Khoa học & Kỹ Thuật.
4. Giáo trình xử lý các sự cố hàng hải, Trường đại học thủy sản, năm 2005 biên soạn Nguyễn Đức Sỹ.
5. Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng về an toàn sản xuất trên tàu thuyền câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Khánh Hòa, - Nguyễn Ngọc Dương lớp 43ATHH trường ĐH Thủy Sản Nha Trang – tháng 06 năm 2006.
6. Tổng kết về cá ngừđại dương, sách do Nhà Xuất bản Nông Nghiệp phát hành năm 2006.
7. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất đội tàu trên biển cho nghề câu cá ngừđại dương tại tỉnh Bình Định, Tác giả Trần Văn Vinh.
8. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90-91, ngày 1/1/1991 của Bộ Thủy Sản về trang bị an toàn cho tàu cá cỡ nhỏ.
9. Nghị định của Chính Phủ số 66/2005/NĐ – CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
10. TCVN 7111: 2002 Quy phạm phân cấp đóng tàu cá biển cỡ nhỏ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, năm 2003.
PHỤ LỤC. Các hình ảnh Các hình ảnh
Hình 1 – Cá ngừ vây vàng. Tên tiếng Anh: Yellowfin tuna
Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788)
Hình 2 – Cá ngừ mắt to. Tên tiếng Anh: Bigeye tuna
Tên khoa học: Thunnus obesus (Lowe, 1839)
Hình 3 – Cá ngừ vằn Tên tiếng Anh: Skipjack tuna