Kết Luận và Khuyến Nghị 4.1 Kết Luận.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa (Trang 73)

- Nhược điểm:

Kết Luận và Khuyến Nghị 4.1 Kết Luận.

4.1. Kết Lun.

1- Qua kết quả phân tích, điều tra về thực trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng nghề câu cá ngừ đại dương tại phương Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh Tp Nha Trang và huyện Vạn Ninh của tỉnh Khánh Hòa nổi lên những vấn đề cần quan tâm, xem xét sau :

- Tàu thuyền tham gia đánh bắt cá ngừ của địa phương là tàu vỏ gỗ, các mẫu tàu đóng theo kinh nghiệm dân gian, kích thước vỏ tàu: chiều dài (13,8 ÷15,6)m; chiều rộng (3,8 ÷ 4,2 )m; chiều cao (1,6 ÷1,96 )m. Kết cấu và bố trí của tàu rất khó bố trí các thiết bị lạnh và các máy móc khai thác theo kiểu đánh bắt hiện đại. Hầm bảo quản chưa đáp ứng các điều kiện nhiệt độ bảo quản và vệ sinh an tòan thực phẩm thủy sản.

- Máy chính tàu: 100% Trang bị máy cũ đã qua sử dụng của nhật các hãng như YANMAR; MITSUBISHI, 100% trên các tàu được điều tra trên địa bàn không trang bị máy phụ. Công suất tàu câu thấp, có một tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 90 mã lực họat động ngư trường xa bờ là không đúng với vùng và tuyến theo quy định của Bộ Thủy sản.

- Các trang thiết bị an tòan: có trang bị nhưng không đầy đủ với lượng thuyền viên họat động trên tàu; tín hiệu; phòng cháy chữa cháy; cứu đắm chống thủng chưa đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo an tòan cho người và phương tiện họat động trên vùng biển xa bờ.

- Thời gian họat động trên biển từ 25 đến 30 ngày, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của thuyền viên. Thời gian sản phẩm cá ngừ đại dương khai thác được bảo quản là 21 ngày bằng phương pháp ướp đá, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giá thành thấp.

2- Các nguy cơ tai nạn. - Tàu thuyền:

+ Do tuổi thọ của tàu đã quá lớn.

+ Vật liệu đóng tàu không đảm bảo chất lượng. + Kỹ thuật thi công vỏ tàu không tốt.

+ Do nghề câu cá ngừ đại dương là một nghề nguy hiểm làm việc trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn nguy hiểm.

+ Nguy cơ từ ý thức chủ quan và trình độ hiểu biết của người điều khiển phương tiện còn hạn chế.

+ Nguy cơ tàu bị nước ngoài bắt giữ. + Nguy cơ xảy ra tranh chấp với tàu lạ. - Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn từ máy động lực.

+ Máy chính bị quá tải.

+ Sự không đồng bộ giữa máy chính và thân tàu.

+ Chất lượng máy chính không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Nguy cơ tai nạn có thể xảy ra do thiết bị tàu:

+ Nguy cơ từ neo: Nguy cơ tàu bị rê neo Nguy cơ bị đứt dây neo.

+ Nguy cơ bị hỏng hệ thống truyền động lái.

+ Nguy cơ do chất lượng bánh lái không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. 3- Mô hình tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương khánh hòa được lựa chọn.

Tàu thuyền

Vỏ tàu: vật liệu bằng composite Kích thước L: 18÷22m. Chiều rộng B: 4,5÷5,5m. Chiều cao D: 2÷2,5m. Hầm hàng: Dung tích tổng cộng: 30÷50 tấn. Hầm nước: 10÷15 tấn.

Sức chứa nhiên liệu: 18.000- 50.000 lít. Biên chế thuyền viên: 9-13 người/ tàu. Chu kỳ chuyến biển: 18- 35 ngày.

Tốc độ hàng hải trung bình: 6÷8 hải lý/ giờ. Tàu có khả năng hoạt động ngoài khơi trong điều kiện sóng gió cấp 7- 8, dự trữ an toàn cấp 9-10.

Máy tàu:

Máy chính: công suất 140÷230 cv. Máy phụ: công suất 18÷30 cv.

Lắp máy mới hoặc máy đã qua sử dụng của Nhật Bản hoặc của Mỹ. Máy đã qua sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định

Hiệu máy: YANMAR, MITSUBISHI của Nhật Bản. Vùng hoạt động: tuyến khơi

Trang thiết bị khai thác: máy thu câu, máy tời.

Trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh cứu hỏa theo TCVN 7111: 2002.

Trang bị cứu thủng theo TCVN 90- 91.

4.2. Mt skhuyến nghị da trên kết quả nghiên cu.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)