Cách bố trí trên tàu.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa (Trang 32)

Ca bin điều khiển được bố trí sau lái, phía trên hầm máy, ca bin được tận dụng làm chỗ ăn ngủ cho thuyền viên trên tàu. Việc bố trí này nhằm tận dụng hết diện tích sử dụng trên tàu vốn dĩ rất chật hẹp tất cả phục vụ cho sản xuất. Viếc bố trí này cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của

thuyền viên trên tàu. Cụ thể là sàn ngủ chật hẹp được bố trí ngay trên buồng máy (Luôn bị tác động của tiếng ồn và rung động), hầu hết tàu cá không bố trí buồng vệ sinh.

Boong khai thác được bố trí phần mũi tàu. Trên mặt boong bố trí máy thu vàng câu. Máy thu câu dùng hệ thống thủy lực, máy được bố trí bên mạn trái gần mũi.(Tính từ lái đến mũi).

Trên mặt boong tàu còn bố trí máy xay đá ngay gần cabin bên mạn phải( tính từ lái qua mũi).

Bố trí hầm: các hầm bảo quản trên tàu đều được làm bằng gỗ. Hầm được bố trí trước ca bin, miệng của hầm bảo quản lên đến mặt boong, đáy của chúng được thiết kế sâu xuống đáy tàu. Các hầm bảo quản được thiết kế theo kiểu hình khối, chiều rộng lớn hơn chiều cao. Chiều rộng có kích thước từ 3-5m, chiều rộng từ 1,5- 2,5m tùy thuộc từng tàu. Mỗi hầm có thể chứa 6-8 tấn, số

lượng hầm từ 4-7 hầm tùy vào mỗi tàu. Hình 3.3. Bố trí hầm cá trên tàu KH 95716TS

Hình 3.2. Máy thu câu trên tàu KH95716TS

Đánh giá việc bố trí các hầm: Việc bố trí các hầm như vậy là hợp lý tiết kiệm diện tích. Dung lượng của các hầm bảo quản như hiện trạng là đáp ứng được yêu cấu của ngành nghề. Tuy nhiên để đảm bảo về mặt tiêu chuẩn bảo quản của các hầm như hiện nay là chưa đạt tiêu chuẩn. Do cấu tạo của các hầm là bằng gỗ, sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng xốp, nên việc giữ nhiệt đảm bảo nhiệt độ bảo quản sản phẩm là chưa đảm bảo. Hiện nay trên các tàu chủ yếu dùng nước đá xay để bảo quản sản phẩm nên các nước thải có thể gấm qua các lớp ngăn cách hầm làm băng gỗ này vào sản phẩm bảo quản làm giảm chất lượng của sản phẩm, gây thiệt hại cho sản xuất.

3.1.2. Kết quảđiu tra máy động lc.

Hầm máy: qua điều tra cho thấy đa số buồng máy của các tàu được bố trí phía đuôi tàu (từ sườn 10 đến sườn 32) ở gần phía lái việc bố trí như vậy nhằm giảm chiều dài đường trục chân vịt, đảm bảo quy trình lắp ráp dễ dàng và độ đồng tâm cao hơn, tiết kiệm được vật liệu làm trục, giảm giá thành con tàu.

Máy chính: máy chính của các tàu thường được bố trí một máy, đường tâm máy trùng với đường tâm của vỏ tàu nhằm

đảm bảo tính ổn định cho mỗi con tàu khi hoạt động không tạo momen xoay, lắc hay rung động. nhằm đảm bảo tính ổn định cho con tàu khi hoạt động khai thác. Máy chính trên các tàu được trang bị trên các tàu có công suất từ 39 – 140 cv, thường là các máy đã qua sử dụng, được mua về sau đó đại tu lại và đưa vào sử dụng, các hiệu máy thường được sử dụng như:

YANMAR, MITSUBISHI…

Bảng 3.5. Kết quả điều tra máy chính của các tàu câu cá ngừ.

Số đăng ký của

các tàu.

Hiệu máy Công suất(cv) Vòng quay(v/p) Tình trạng sử dụng Năm sử dụng KH 95716 TS MITSUBISHI 140 2400 Tốt 2003 KH 5271 TS MITSUBISHI 39 1600 Tốt 2000 KH 91189 TS 6 YANMAR 120 2300 Tốt 1990

Máy phụ: không được bố trí trên các tàu.

Đặc đim b trí h trc chân vt.

Do buồng máy được bố trí phía đuôi tàu, hệ trục chân vịt có chiều dài gắn nên hệ trục chân vịt chủ yếu gồm có trục chân vịt, chân vịt, các gối đỡ và trục chặn mà

Hình 3.5 : Máy 6MITSUBISHI trên tàu KH95716TS

không có trục trung gian. Hệ trục chân vịt được bố trí có đường tâm trùng với đường tâm của thân tàu và máy chính, đảm bảo cho tàu hoạt động giảm độ rung , lắc không bị nghiêng, không tạo ra momen xoay đảm bảo an toàn cho thủy thủ và trang bị trên tàu.

Bố trí các thiết bị phụ: Các thiết bị phụ được bố trí trong buồng máy, một số máy khai thác phục vụ quá trình đánh bắt, sinh hoạt thì được đặt trên mặt boong để quá trình thao tác được dễ dàng hơn. Hệ thống dự trữ nhiên liệu được đặt hai bên mạn và dưới sàn buồng máy tàu, két dầu được đặt dưới lớp sàn buồng máy. Hệ thống đường ống được lắp đặt trong buồng máy và đưa đi đến các khoang và các hệ thống khác trên tàu đảm bảo cho quá trình hoạt động khai thác được an toàn, liên tục và đạt năng suất cao.

3.1.3. Thiết b tàu:

Neo: đa số trên các tàu đều trang bị neo hải quân do việt nam sản xuất. Mỗi tàu trang bị 2 neo chính và một neo phụ. Một neo trang bị phía lái một trang bị phía mũi, còn neo dự phòng để dự phòng cho hai neo chính. Trọng lượng mỗi neo từ 35- 50 kg.

Xích neo: được dùng chủ yếu là dây thừng bởi vì giá thành hạ hơn trang bị neo bằng xích hay bằng vật liệu khác mà thao tác thu, thả neo bằng dây thừng thuận tiện dễ dàng hơn. Theo ông Nguyễn Thành Bỉ thuyền trưởng tàu KH 95716 TS thì “Giá thành trang b mt b dây neo vào khong 1,5 triu, nhưng cũng trang b tương

đương bng xích neo thì giá thành lên ti hơn 3 triu”. Nhược điểm của dây thừng là độ bền kém.

Bánh lái: Trên các tàu điều tra thì chủ yếu dùng một bánh lái. Bánh lái được trang bị phía sau lái trước chân vịt. Kích thước bánh lái chiều dài 1,2- chiều rộng 1m, trọng lượng từ 40 -70 kg tùy thuộc vào tàu lớn hay nhỏ.

Vô lăng: Được bố trí trong ca bin ngay chính giữa phía trước cabin. Việc bố trí này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát.

Truyền động lái: Truyền động lái chủ yếu bằng dây thừng để truyền động từ vô lăng xuống bánh lái.

Bảng 3.6. Kết quả điều tra thiết bị tàu. STT Số đăng ký tàu. Neo (sốlượng/

loại neo).

Xích neo Bánh lái Truyền động lái

1 KH5271TS 2/ hải quân Dây thừng 1 Dây thừng

2 KH95716TS 2/ hải quân Dây thừng 1 Dây thừng

3 KH91189TS 2/ hải quân Dây thừng 1 Dây thừng

3.1.4. Kết quảđiu tra trang b cu thng trên tàu.

Việc trang bị cứu thủng không chỉ riêng đối với các tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương mà đối với tất cả các nghề hoạt động khai thác hải sản hiện nay là không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định trang bị an toàn cứu thủng.

Trang bị bơm chuyên dụng cho việc hút khô chống thủng thì hầu hết các tàu không trang bị. Thay vào đó là dùng bơm hút khô chống thủng kết hợp với bơm dùng trong sinh hoạt. Loại bơm này có tên gọi là bơm JAPY do Thái Lan sản xuất vừa dùng đề hút khô khi có tai nạn xảy ra, vừa dùng sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh boong, vệ khi cá. Hoạt động của bơm nhờ trích lực từ máy chính ra. Bơm được bố trí gần máy chính để thuận tiện cho việc trích lực của máy chính.

Giẻ rách được trang bị trên tàu tương đối nhiều. ông Phạm Tấn Hải chủ tàu KH

5271 TS cho biết: “Gi rách thì nhiu, khi cn thiết có th ly qun áo ca anh em thuyn viên dùng để bt l thng”.

Về trang bị cát, sỏi, xi măng do tàu thuyền chủ yếu là tàu vỏ gỗ nên 100% các tàu không được trang bị.

Việc trang bị bạt chống thủng, nêm chốt đa số là không dùng khi hỏi thì nhận được lời giải thích là “Do din tích cht hp, chng khi nào dùng đến nên không trang b”.

Bảng 3.7. Trang bị cứu thủng:

Trang bị cứu thủng STT Số đăng ký

Bộ đồ mộc Bơm Nêm gỗ Đệm va Bạt cứu thủng

1 KH95716TS 0 2 0 4 1

2 KH5271TS 0 2 0 6 2

3 KH91189TS 1 2 4 4 1

3.1.4. Gii thiu nghcâu vàng trên c u câu cá ng. 3.1.4.1. Gii thiu vàng câu. 3.1.4.1. Gii thiu vàng câu.

- Vàng câu: Một vàng câu được liên kết giữa các loại dây: dây chính, thẻo câu và hệ thống dây phao.

Dây chính có 2 loại cơ bản: loại dùng dây PP tẩm dầu và loại dây cước sợi đơn. Dây thẻo câu được làm bằng hỗn hợp dây PP, dây cước đơn và cáp lụa, có khoá kẹp ở trên và có lưỡi câu ở dưới. Chiều dài mỗi thẻo trung bình 25 - 30m, toàn bộ vàng câu có 1.800 – 2.500 thẻo câu. Dây chính được giữ trong nước bằng hệ thống phao ganh và dây phao.

Hình 3.6. Bản vẽ minh họa vàng câu.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)