phơi ngoài mưa nắng nên rất dễ bị mục. Dây neo có thể bị đứt do dây neo là loại dây thừng sử dụng lâu ngày hoặc do chất lượng dây neo không tốt. Khi dây neo hoạt động lâu ngày thì do kéo lên thả xuống nhiều lần dây neo bị mòn, xuống cấp do nắng mưa nên dây rất dễ bị đứt. Khi dây neo bị đứt thì dẫn đến tàu bị trôi dạt do gió và dòng chảy. Khi tàu bị trôi dạt thi nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn.
3.2.4. Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do thiếu trang bị cứu thủng.
Trang bị cứu đắm, chống thủng trên các tàu câu ngừ sử dụng bao gồm:bơm điện; đệm va; nêm gỗ bộ đồ mộc, giẻ rách, xô, gầu, vít cứu thủng, sỏi, cát, xi măng…
Việc trang bị đầy đủ những trang thiết bị cứu đắm, chống thủng sẽ giảm được những nguy cơ gây chìm tàu và tăng thời gian tàu được trợ giúp khi gặp phải những sự cố về phần vỏ tàu như thủng vỏ do tai nạn đâm va hay tai nạn phá nước do sóng to, gió lớn gây ra.
Việc trang bị đệm va đủ số lượng, chất lượng và bố trí đúng nơi trên tàu làm hạn chế những nguy cơ gây nên rạn nứt vỏ tàu do va đập khi các tàu cập nhau trên biển để chuyển tải lương thực hay sản phẩm. Ngoài ra đệm va còn bảo vệ phần vỏ tàu khi neo đậu tại cảng.
Tuy nhiên, qua thực tế điều tra cho thấy đa số các tàu chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị cứu thủng theo tiêu chuẩn an toàn về trang bị cứu thủng trên tàu cá. Việc này dẫn đến nguy cơ chìm đắm là rất cao nếu vỏ tàu bị bục nước hay va chạm dẫn đến làm nước tràn vào tàu. Đây là do ý thức chủ quan của chủ phương tiện, họ chỉ trang bị những thứ cần thiết như: máy bơm dùng đẻ hút khô, chống thủng thì được tận dụng từ máy bơm để bơm nước dùng hàng ngày trong sản xuất sinh hoạt; tàu chủ yếu là tàu vỏ gỗ nhưng khi hỏi có trang bị bồ đồ mộc thì có tàu có có tàu không khi hỏi lý do tại sao không trang bị thì ông Nguyễn Thanh Bỉ thuyền trưởng tàu KH 957156 TS trả lời “ do kiêng cự”. Với ý thức chủ quan của các chủ phương tiện về ý thức phòng chống thủng trên các tàu như vậy thì nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn.