Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 42)

4. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Những năm gần đây cùng với cả nước, kinh tế Lạng Sơn đang từng bước phát triển nhanh chóng, vượt trội. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước khai thác được tiềm năng lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 43,6% năm 2010 xuống còn 39,7% năm 2012; tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cũng có xu hướng tăng từ 19,6% (2010) lên 20,9% (2012); tỷ trọng của khu vực dịch vụ - thương mại cũng có xu hướng tăng chậm.

Hình 2.1: GDP theo các năm của tỉnh Lạng Sơn [6]

Như vậy, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội Lạng Sơn, tiếp đến là ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Điều này cũng quy định những đặc điểm riêng của giao thông đường bộ Lạng Sơn: mạng lưới giao thông phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn và kinh tế thương mại – du lịch.

2.1.1.1. Sự phát triển nông nghiệp

Mặc dù Lạng Sơn nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình nên Lạng Sơn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, do đó khí hậu mang đậm nét á nhiệt đới. Mùa đông đến sớm và kéo dài nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm khoảng 1400mm với hơn 135 ngày mưa trong năm. Với một chế độ khí hậu độc đáo như vậy, nông nghiệp Lạng Sơn cũng rất có điều kiện phát triển nhiều chủng loại cây trồng vừa mang tính chất nhiệt đới vừa mang tính chất ôn đới và á nhiệt đới. Đặc biệt là các cây trồng có giá trị cao, nhu cầu tiêu thụ trong thị trường nội địa và cả trên thế giới.

Cam, chanh, hồng là các cây ăn quả rất thích hợp với điều kiện khí hậu Lạng Sơn đặc biệt với các huyện phía bắc của tỉnh như: Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng…Diện tích trồng cam, chanh, quýt năm 2012 là 1250 ha và tổng sản lượng đạt 1600 tấn. Chè, cà phê cũng rất thích hợp với điều kiện đất đai Lạng Sơn. Diện tích đất thích hợp với cà phê, chè khoảng 52800 ha, hiện tại đã trồng hơn 1600 ha chè với sản lượng hơn 2000 tấn. Một số loại cây ăn quả mang tính chất nhiệt đới và á nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện đất đai Lạng Sơn. Diện tích đất phù hợp cho sự phát triển cây ăn quả là 52100 ha, trong đó diện tích đã trồng 15000 ha. Hiện nay, cam, chanh, hồng, nhãn, vải là các loại hoa quả có nhu cầu tiêu dùng lớn trong địa bàn tỉnh, các địa phương khác và một phần xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc). Điều này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động vận tải đường bộ Lạng Sơn. Trước tiên, hoa quả và các sản phẩm khác được chuyên chở bằng phương tiện thô sơ như công nông, xe máy…từ nơi thu hoạch đến các đầu mối giao thông lớn hơn, từ đây sản phẩm được vận chuyển đến các địa phương khác có nhu cầu hoặc trung tâm các huyện của tỉnh bằng các phương tiện có tải trọng lớn.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi vùng cao, đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đây là một tiềm năng hết sức to lớn của tỉnh vì cây hồi ngày càng có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc nên có thể xuất khẩu dễ dàng bằng đường bộ.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên Lạng Sơn khá thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp đa dạng và phong phú. Nếu như trong những năm tới ngành nông nghiệp xác định rõ các loại cây trồng chính mang tính chủ lực để đầu tư tập trung phát triển, tạo ra sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thành các vùng sản xuất tập trung, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu thì đây sẽ là cơ sở tạo điều kiện thúc đẩy và tạo ra nhu cầu trực tiếp cho ngành giao thông đường bộ phát triển đa dạng, rộng khắp.

2.1.1.2. Hoạt động thương mại - du lịch

-Hoạt động thương mại

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký kết hiệp định thương mại, mở cửa khẩu biên giới (7/11/1991), cùng với những ưu thế quan trọng về

vị trí đã biến Lạng Sơn thành một thị trường sôi động trên tuyến biên giới Việt- Trung, là cầu nối quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa giữa nước ta với các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời gian trước đây.

Việc mở lại các cửa khẩu và khôi phục lại các cặp chợ đường biên giới hai quốc gia, hai tỉnh đã có tác dụng thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó hoạt động thương mại cũng tạo ra một nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn đối với ngành giao thông vận tải đường bộ của tỉnh. Nhu cầu này bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc cho các tỉnh khác và của địa phương, cả việc vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư địa phương.

Điều kiện tự nhiên Lạng Sơn rất thích hợp cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Đặc biệt hiện nay nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Để đạt được hiệu quả cao nhất chúng đòi hỏi sự đáp ứng đầy đủ về giống, phân bón, thuốc hóa học, thức ăn chăn nuôi…Do vậy, hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc sẽ phát triển. Điều này tạo ra nhu cầu vận chuyển vật tư, máy móc, giống…rất lớn cho vận tải đường bộ của tỉnh, mà hướng vận chuyển chủ yếu từ các trung tâm dịch vụ buôn bán địa phương đến nơi sản xuất. Ngược lại, nền sản xuất hàng hóa này cũng tạo ra nhu cầu vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu dùng mà trước hết là các trung tâm dịch vụ địa phương, tiếp đó là các tỉnh lân cận và xuất khẩu. Trong những năm gần đây sản lượng các loại cây trồng như lúa, ngô, vải, nhãn, hồi…đạt giá trị khá cao. Trong mối quan hệ này hướng vận chuyển hàng hóa chủ yếu từ nông thôn miền núi ra các trị trấn, thị tứ.

Với nước ta, nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều ngành, nhiều tỉnh đạt tốc đọ phát triển cao. Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng. Trước tiên, để thúc đẩy kinh tế của địa phương, các tỉnh phải đáp ứng nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ phát

triển công nghiệp, nông nghiệp và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị phụ tùng, thiết bị toàn bộ, hàng tiêu dùng,…Điều này thúc đẩy rất lớn đến sự phát triển giao thông vận tải đường bộ Lạng Sơn. Trong năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ Lạng Sơn là 212,57 nghìn USD, không những thế, từ khi mở lại cửa khẩu và các chợ biên giới, việc xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh bạn qua các cửa khẩu trên đường bộ Lạng Sơn ngày càng tăng mạnh cả về lượng chuyên chở và giá trị. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh gồm: hàng rau quả, gạo, dầu thực vật, hải sản, thực phẩm chế biến khác, sản phẩm bằng gỗ. Năm 2012, giá trị hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 7924 nghìn USD, nông sản đạt 49,404 nghìn USD và các mặt hàng khác đạt 28,351 nghìn USD.

-Du lịch

Những năm gần đây, Lạng Sơn đã thu hút khá đông khách du lịch cả trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các du khách Trung Quốc. Hơn nữa, đời sống dân cư tỉnh đang ngày càng được cải thiện, nhu cầu tham quan, giao lưu, tìm hiểu du lịch của một bộ phận dân cư đặc biệt là dân cư thành thị ngày càng tăng.

Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc với đặc điểm văn hóa riêng biệt, tạo thành một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Một số dân tộc có những tập tục, nét sinh hoạt văn hóa vô cùng độc đáo có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch. Không những vậy, tỉnh còn nhiều di tích lích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Đây là những cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho Lạng Sơn phát triển ngành du lịch đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngành du lịch có phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của giao thông vận tải đường bộ Lạng Sơn, chủ yếu là vận tải hành khách. Đây là loại hình vận tải gọn nhẹ, nhanh chóng, có giá trị cao.

2.3.3. Nguồn vốn đầu tư

Vốn là giải pháp quan trọng để triển khai các quy hoạch phát triển GTVT, là đòn bẩy để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát huy được hết các tiềm năng của tỉnh Lạng Sơn.

Hình 2.2: Nguồn vốn đầu tƣ cho giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005-2012 [13, 14]

Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho Lạng Sơn trong những năm qua để phát triển GTVT liên tục tăng. Thời kỳ 2005 – 2012 tổng mức đầu tư được duyệt cho kết cấu hạ tầng giao thông là 1074,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn để thực hiện quy hoạch giai đoạn 2010- 2015.

Do nguồn vốn bố trí chưa đủ nên khối lượng thực hiện chưa đạt so với kế hoạch, còn nhiều công trình còn giảm quy mô hoặc dãn tiến độ thực hiện. Việc phân bố nguồn đầu tư này cũng chưa tối ưu và đồng đều.

Vấn đề xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, tiến độ thực hiện nhiều dự án còn chậm.

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)