0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải pháp phát triển giao thông vận tải

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN (Trang 78 -78 )

4. Cấu trúc đề tài

3.5.2. Giải pháp phát triển giao thông vận tải

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn được xây dựng và phân bố khá hợp lý trên toàn lãnh thổ. Nhưng hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông ngoại trừ một số quốc lộ và các tuyến đường ra cửa khẩu quan trọng, chất lượng còn yếu kém và lạc hậu.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn đang ngày càng được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới từ quốc lộ đến tỉnh lộ cũng như đường giao thông nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã cơ bản phục vụ được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là phát triển nông thôn miền núi và hoạt động thương mại - du lịch, góp phần nâng cao vật chất và tinh thần người dân. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp xây dựng cơ bản và hoạt động thương mại - du lịch, sớm hòa nhập vào trình độ phát triển trung của cả nước và khu vực, giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn cần được quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng hơn nữa.

Trên con đường đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân Đảng, Nhà nước và tỉnh luôn xác định giao thông vận tải là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là trung tâm của kết cấu hạ tầng.

“Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác…tạo

điều kiện thúc đẩy và đảm bảo cho các ngành kinh tế - xã hội miền núi phát triển và an ninh quốc phòng được giữ vững”.

Với quan điểm “kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước”, nhất là giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo liên kết với các vùng và cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Trên cơ sở điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ, các chương trình, các dự án của trung ương; đồng thời, tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức theo quy định của pháp luật, nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch, đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá mạnh mẽ làm tiền đề cho các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển. Trong đó, tập trung cho đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, hệ thống đường tuần tra, đường ra biên giới và đường giao thông nông thôn. Điều mấu chốt là phải xác định được quy mô phát triển cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Đây thực sự là một cố gắng rất lớn đối với một tỉnh miền núi vùng cao như Lạng Sơn, nhờ vậy mà mạng lưới giao thông vận tải Lạng Sơn đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân cư.

3.5.2.1. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Theo phương án quy hoạch đã nêu, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển ngành GTVT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 là 4695,40 tỷ đồng, của giai đoạn 2011 - 2020 là 6626,66 tỷ đồng. Trong khi đó khả năng tích lũy từ

nội bộ nền kinh tế rất hạn hẹp. Để huy động được nguồn vốn cần phát huy tối đa mọi nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

Huy động vốn trong nước để đầu tư cho các công trình đầu tư chiều sâu, cải tạo công nghệ, mở rộng sản xuất tại cơ sở hiện có và đầu tư mới có nhu cầu vốn đầu tư không lớn.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp bằng các biện pháp khuyến khích tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và tăng cường hợp tác liên doanh với doanh nghiệp các doanh nghiệp ở tỉnh khác để cùng hợp tác đầu tư. Có thể huy động vốn bằng cách vay của cán bộ công nhân để thực hiện đầu tư theo chiều sâu, cải thiện công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để huy động được vốn trong các doanh nghiệp, các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho vay nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho phát triển ngành GTVT tỉnh Lạng Sơn.

Huy động các nguồn vốn trong dân cư bằng cách khuyến khích tư nhân lập doanh nghiệp sản xuất các vật liệu phục vụ cho các công trình giao thông như: đá hộc, đá dăm, nhựa đường,...

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức hợp tác, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Khuyến khích hình thức hợp tác liên doanh dưới dạng góp vốn bằng tài nguyên, đất đai, lao động và vay vốn nước ngoài để nhập thiết bị đối với các công trình giao thông đang thi công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cải thiện môi trường đầu tư 1 cách thuận lợi, thông thoáng, thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách TW hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT.

3.5.2.2. Chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi đầu tư và điều tra cơ bản

Công tác chuẩn bị đầu tư và điều tra cơ bản là rất cần thiết và cấp bách cho việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT. Hiện tại Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo, khả năng huy động vốn nội bộ tỉnh cho đầu tư rất khó khăn, vì vậy yếu

tố đầu tư từ bên ngoài rất quan trọng. Để thu hút đầu tư bên ngoài, trước mắt tỉnh cần chủ động chuẩn bi báo cáo đầu tư, trong đó đánh giá tài nguyên, lựa chọn địa điểm để khai thác vật liệu cho việc xây dựng công trình giao thông... có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư: Đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho việc tiến hành thi công công trình kịp tiến độ. Đồng thời cần tìm và sớm xác định các chủ đầu tư để họ đứng ra khảo sát thị trường, khảo sát thăm dò tài nguyên và những công việc cần thiết ban đầu.

3.5.2.3. Phát triển nguồn nhân lực kết hợp kết hợp với phát triển khoa học công nghệ

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngành tiến hành nhập và sử dụng hàng loạt các loại máy móc tối tân, các loại xe ô tô chuyên dùng cho việc phục vụ thi công các tuyến đường giao thông. Để sử dụng các loại máy móc này thì đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng để nhanh chóng tiếp thu và làm chủ được các công nghệ tiên tiến này.

Hiện tại đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc ngành GTVT tỉnh Lạng Sơn còn rất nhiều người có trình độ từ cao đẳng trở xuống, họ chủ yếu là công nhân đi làm cho các tuyến đường thi công công trình. Vì vậy đòi hỏi phải có những kỹ sư chuyên ngành để thiết kế và giám sát công trình đảm bảo công trình giao thông được thi công một cách chính xác và đúng tiến độ.

3.5.2.4. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Để đảm bảo an toàn giao thông cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ kết cấu hạ tầng đến tổ chức vận tải, đào tạo, sát hạch, tuyên truyền, cứu hộ, tăng cường sự lãnh đạo của Nhà nước…

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức về luật giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông.

Tăng cường công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông, cương quyết xử lý những vi phạm về hành lang và các công trình giao thông cũng như xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông.

Rà soát, xác định để tiếp tục xử lý các điểm đen trên các tuyến đường đang khai thác, đối với các tuyến đường mới phải được thẩm định về an toàn giao thông, phát triển các nút giao thông tại các điểm trọng yếu với xây dựng các cầu vượt, hầm cho người đi bộ.

Nâng cao chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy…kiên quyết đình chỉ các phương tiện hết niên hạn sử dụng trong lưu hành theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe và quản lí người điều khiển phương tiện vận tải.

KẾT LUẬN

Với vị trí là một tỉnh miền núi, có đường biên giới với Trung Quốc, cùng với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, kinh tế ngày càng phát triển vững chắc, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho Lạng Sơn có nhiều điều kiện để phát triển GTVT phục vụ cho quá rình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong thời gian qua GTVT của tỉnh cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ: hệ thống đường quốc lộ được nâng cấp, mạng lưới đường tỉnh huyện và xã đã phát triển kết nối tốt hơn với các vùng lãnh thổ trong và ngoài nước…góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, giảm dần khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các khu vực. Vận tải hàng hóa ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cũng như hàng hóa qua lại giữa các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Vận tải hành khách được nâng cao về chất lượng, đảm bảo an toàn, tiện nghi cho người tham gia.

Tuy nhiên, mạng lưới GTVT Lạng Sơn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: nhiều tuyến đường giao thông trong tỉnh đã xuống cấp nghiêm trọng nên chưa kịp thời đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhất là qua các cửa khẩu, việc nâng cấp các tuyến đường giao thông còn chậm trễ, chưa đồng bộ nên hạn chế khả năng cạnh tranh, thu húy đầu tư để phát triển kinh tế. Để khắc phục những hạn chế trên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như đảm bảo mối liên kết giữa các vùng trong nước và quốc tế thì Lạng Sơn cũng có những kế hoạch quy hoạch lâu dài phù hợp với từng tiểu vùng, huyện nhằm phát triển mạng lưới GTVT đường bộ theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao thông vận tải (2000). Chiến lược quốc gia phát triển GTVT

đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.

2. Bộ Giao thông vận tải (2001). Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải năm

2000 (tập 1, 2, 3) NXB Giao thông vận tải.

3. Bộ Giao thông vận tải (2008). Quy hoạch phát triển đường cao tốc

Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020.

4. Bộ Giao thông vận tải (2009). Cơ sở lý luận tổ chức lãnh thổ giao

thông vận tải.

5. Bộ Giao thông vận tải (2009). Chiến lược phát triển giao thông vận

tải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

6. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2005- 2012). Niên giám thống kê Lạng

Sơn từ các năm 2005 đến 2012.

7. Cục đường bộ Việt Nam (2009). Quy hoạch phát triển GTVT đường

bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển (Báo cáo tóm tắt)

8. Cục đường sắt Việt Nam (2008). Quy hoạch và định hướng phát

triển đường sắt Việt Nam.

9. Cục hàng không Việt Nam (2008). Quy hoạch phát triển GTVT hàng

không Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển.

10. Học viện chính trị - hành chính quốc gia khu vực I (2010). Kinh tế

phát triển. NXB Thống kê

11. Nguyễn Thị Khánh (2010). Địa lý tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Hoàng Phúc Lâm (2002). Tác động của những biến đổi kinh tế - xã

13. Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn (2011). Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

14. Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn (2010). Quy hoạch phát triển

giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 15. Tập Bản đồ giao thông vận tải đường bộ Việt Nam (2004). NXB GTVT Hà Nội.

16. GS.TS Lê Thông và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2011). Địa lý dịch

vụ (Tập 1- Địa lý GTVT). NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hoài Thu (2009). Địa lý GTVT đường bộ Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Vinh (2007). Phát triển kết cấu hạ tầng vùng kinh tế

trọng điểm phía Bắc. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

19. Bùi Thị Hải Yến (2011). Nghiên cứu KCHT GTVT tỉnh Quảng

Ninh. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

Tài liệu internet

20. http://www. langson.gov.vn

21. http://www. epv.org.vn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN (Trang 78 -78 )

×