0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Địa hình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35 -35 )

4. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Địa hình

Địa hình là một trong những nhân tố chính và ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bó và hoạt động của ngành giao thông vận tải đường bộ mà chủ yếu

tác động đến khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của việc phân bố và khai thác mạng lưới giao thông vận tải.

Bảng 2.1: Diện tích các đơn vị hành chính và các dạng địa hình tỉnh Lạng Sơn [12]

Tên huyện Diện tích (km2) Địa hình

Thành phố Lạng Sơn 79,18 Đồi, thung lũng

Tràng Định 1011,98 Núi

Văn Lãng 584,11 Núi

Cao Lộc 610,11 Núi

Lộc Bình 986,52 Núi

Đình Lập 1186,67 Vùng núi cao

Văn Quan 557,46 Núi

Bình Gia 1025,96 Vùng núi cao

Bắc Sơn 698,66 Núi

Chi Lăng 653,90 Núi

Hữu Lũng 910,66 Núi

Tương tự như các đặc điểm tự nhiên chung của cả nước, lãnh thổ Lạng Sơn chủ yếu là miền núi, địa hình dốc và chia cắt khá mạnh (độ cao trung bình 300 - 500m so với mặt nước biển). Trong số 11 huyện và thành phố thì có tới 8 huyện là miền núi, đặc biệt là có 2 huyện vùng cao, duy chỉ có thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng đồi, thung lũng nhưng chiếm diện tích nhỏ.

Với đặc điểm địa hình như vậy nên phần lớn các tuyến đường của tỉnh đều quanh co, men theo các sườn núi, độ dốc lớn và nhiều đèo. Ngoại trừ quốc lộ 1A thì các quốc lộ còn lại nhất là đường tỉnh độ dốc nhiều đoạn rất cao, độ ngoặt lớn nhiều khúc uốn. Với đa phần các tuyến đường cả quốc lộ và tỉnh lộ có độ dốc cao, nhiều khúc ngoặt, nhiều đèo nên tốc độ của các phương tiện thuộc loại thấp, hơn nữa nguy cơ tai nạn giao thông là rất lớn. Địa hình cao, dốc kết hợp với điều kiện thủ công khó khăn, tác động của nước lũ và lưu lượng hoạt động của các phương tiện ngày càng tăng khiến cho chất lượng mạng lưới đường đã thấp lại càng xuống cấp nhanh chóng.

Ngoài ra việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trên những vùng địa hình núi cao, có độ dốc lớn và chia cắt mạnh đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Chỉ tính riêng đầu tư cho sửa chữa đường bộ Trung ương trong đó có cả việc đầu tư sửa chữa, khắc phục địa hình của tỉnh Lạng Sơn trong hai năm 1995 và 1996 là 14,9 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường của tỉnh Lạng Sơn từ năm 1996 đến năm 2000 khoảng 13 tỷ đồng, năm 2012 vào khoảng 17 tỷ đồng.

Đây thực sự là khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn. Việc nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới đường giao thông, khắc phục trở ngại của địa hình là nhiệm vụ không thật dễ dàng và đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của nhà nước cũng như tỉnh Lạng Sơn. Có như vậy ngành giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn mới thực sự phát triển, mới là động lực tạo nền tảng cơ sở thúc đẩy nền kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35 -35 )

×