Khái quát về ngành giao thông vận tải vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 31)

4. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Khái quát về ngành giao thông vận tải vùng Đông Bắc

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc lại tiếp giáp với nhiều tỉnh trong vùng, vì vậy mạng lưới GTVT của vùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và mang tính liên vùng, liên quốc tế.

Vùng Đông Bắc bao gồm 10 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai với

diện tích rộng 57894km2 với gần 8,4 triệu dân. Đây là một trong những vùng

giàu tài nguyên để phát triển kinh tế đất nước ta. Vùng có đường biên giới dài với Trung Quốc nên giữ vai trò vô cùng quan trọng về mặt chính trị, an ninh quốc phòng.

Vì vậy, GTVT của vùng trong những năm gần đây được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng của vùng.

Mạng lưới GTVT hầu hết đã được phân bố khắp các tỉnh với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây gắn kết các tỉnh với nhau và với nước láng giềng Trung Quốc. Vùng có các loại hình GTVT chính như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển. Tuy nhiên, mật độ mạng lưới đường giao thông giữa các tỉnh là chưa đồng đều, không phải tỉnh nào cũng có đầy đủ các loại hình GTVT.

Hoạt động GTVT vùng Đông Bắc gần đây có nhiều tiến triển so với các vùng khác trong cả nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của cả vùng. Tính đến hết năm 2012, khối lượng vận chuyển hàng hóa của vùng Đông Bắc là 73325 nghìn tấn (chiếm 10,2% khối lượng vận chuyển hàng hóa của cả nước), khối lượng luân chuyển hàng hóa là 3911 triệu tấn.km (chiếm gần 2% cả nước); khối lượng hành khách vận chuyển là 61,4 triệu lượt người (chiếm 3,2% cả nước) và khối lượng hành khách luân chuyển là 4702 triệu lượt người.km (chiếm 5,5% cả nước).

1.2.2.1. Giao thông vận tải đường ô tô

Mạng lưới giao thông đường ô tô của vùng được phân bố tương đối hợp lí, đã hình thành nên các trục giao thông chính theo hướng Đông - Tây, Bắc - Nam và nan quạt để kết nối vùng với đồng bằng, vùng với quốc tế và kết nối các tỉnh trong vùng với nhau.

Các tuyến đường quan trọng của vùng hiện nay đã được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4.

1.2.2.2. Giao thông vận tải đường sắt

Các tuyến đường sắt hiện có phần lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tuy đã được đầu tư, nâng cấp nhưng nhìn chung còn lạc hậu, chưa đạt cấp kỹ thuật quy định.

tuyến đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh: Lạng Sơn (Đồng Đăng), Thái Nguyên, Lào Cai.

1.2.2.3. Giao thông vận tải đường sông

Đông Bắc do địa hình chủ yếu là miền núi nên mặc dù mạng lưới sông suối tương đối dày đặc nhưng GTVT đường sông không thực sự phát triển.

Như vậy, có thế thấy mạng lưới GTVT của vùng Đông Bắc trong thời gian qua đã có những bước phát triển tiến bộ đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Vùng đã xây dựng được các tuyến giao thông quan trọng kết nối các tỉnh đến với các cửa khẩu tạo điều kiện cho vùng thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế mở, đẩy nhanh sự hội nhập với kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, so với các vùng khác trong cả nước thì hoạt động vận tải giữa các tỉnh trong vùng còn thiếu đồng bộ, năng lực vận tải của vùng còn hạn chế, mật độ đường so với diện tích và dân số còn khiêm tốn, nhiều công trình đã xuống cấp nên khả năng kết nối nhất là với vùng sâu, vùng xa còn yếu.

CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)