4. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi là điều kiện có ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới giao thông đường của Lạng Sơn. Tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, trong mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam từ biển, tuy nhiên do nằm khuất sau cánh cung Đông Triều nên lượng mưa trung bình năm giảm sút nhiều, lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh khoảng 1400mm. Do vậy mạng lưới sông ngòi toàn tỉnh tương đối nhỏ và ít nước. Một số con sông chính trên địa bàn tỉnh như: sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Thương và một số sông suối nhỏ khác.
Bảng 2.2: Một số sông chính ở Lạng Sơn [21]
Tên sông Chiều dài (km) Diện tích lƣu vực (km2)
Kỳ Cùng 243 6660 Bản Thín 52 320 Bắc Giang 114 2670 Thương 157 6640 Hóa 47 385 Trung 65 1270
Hệ thống sông ngòi cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố và phát triển giao thông đường bộ, chủ yếu trong việc thi công, xây dựng các tuyến đường. Mạng lưới giao thông tại Lạng Sơn phân bố khá đồng đều, rộng khắp các tỉnh với 6 tuyến quốc lộ, 35 tuyến tỉnh lộ và 1861,48km đường huyện xã, giao thông nông thôn. Dọc các tuyến này gặp rất nhiều sông suối do vậy phải xây dựng nhiều cầu cống và ngầm vượt sông. Chỉ tính riêng hệ thống cầu tràn, ngầm trên mạng lưới đường quốc lộ là 150 chiếc. Còn mạng lưới đường tỉnh, huyện, xã phải vượt qua 322 tràn, ngầm và phà. Việc xây dựng ngầm và phà vượt sông đòi hỏi chi phí rất lớn đặc biệt là việc thiết kế, thi công, xây dựng cầu.
Chính vì thiếu vốn đầu tư mà rất nhiều vị trí qua sông thuộc các đường tỉnh, đường huyện và xã vẫn còn các cầu trần, ngầm, phà. Đa số các sông nhỏ và ngắn nên được xây dựng ở quy mô nhỏ, mức độ bán vĩnh cửu và cầu tạm, tải trọng trung bình hoặc thấp. Cộng thêm lưu lượng phương tiện vận tải càng ngày càng tăng nên lâm vào tình trạng xuống cấp nhanh chóng. Không những thế cầu có tải trọng thấp đã hạn chế qua lại của các xe lớn, vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là việc nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới hệ thống cầu vượt sông đáp ứng nhu cầu lưu thông xe ngày càng lớn.