4. Cấu trúc đề tài
2.3.6. Quan hệ đối ngoại với Trung Quốc
Tỉnh Lạng Sơn, cũng như các tỉnh biên giới phía Bắc, với đường biên giới dài, địa hình phức tạp, khu vực biên giới là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng là nơi có
nhiều cửa khẩu, lối mở quan trọng trong giao lưu, hội nhập quốc tế, vị trí đó đã đặt cho các tỉnh từ bao đời nay là “Phiên dậu Tổ quốc”, đồng thời là vị trí “mở cửa quan trọng” của đất nước trong thực hiện chính sách cải cách mở cửa và chủ trương hội nhập quốc tế hiện nay.
Điều đó đã được tỉnh Lạng Sơn xác định sâu sắc về nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ, xây dựng vùng biên giới ổn định, vững mạnh toàn diện song song với nhiệm vụ phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu đẩy mạnh giao lưu hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển nhanh, vững chắc. Trong đó, nhiệm vụ duy trì và đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với địa phương láng giềng Quảng Tây, Trung Quốc đã được tỉnh thường xuyên quan tâm quán triệt, đưa mối quan hệ đi vào chiều sâu, thiết thực với mục tiêu ổn định khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời quan hệ hợp tác phát triển đóng vai trò quan trọng cho tăng cường quan hệ hữu nghị hai bên, góp phần thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc hài hòa trong mối quan hệ với các đối tác truyền thống, với các nước lớn, các nước trong khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở thống nhất với Quảng Tây về việc mở mới, mở lại 7 cặp chợ biên giới, từ năm 2012 tỉnh đã quyết định mở 03 cửa khẩu phụ, công bố 05 lối mở biên giới, bố trí vốn cho đầu tư nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, lối mở, đường ra biên giới và bố trí các lực lượng quản lý cửa khẩu đến triển khai công tác tại đây. Những điều kiện trên, cùng với việc đổi mới công tác quản lý trong lưu thông hàng hóa trong nội địa, đẩy mạnh tiện lợi hóa thông quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua cặp chợ, lối mở biên giới, không còn tình trạng nhập siêu như những năm trước, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương, từ đó có điều kiện đầu tư trở lại cho khu vực biên giới. Những năm qua, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của tỉnh tăng lên khá nhanh. Cụ thể: năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập
đó xuất khẩu 1306 triệu USD, tăng 22,3%, nhập khẩu 1052 triệu USD, tăng 3,1%. Tuy nhiên sản xuất hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Các cửa khẩu hoạt động chủ yếu là xuất – nhập khẩu cho các tỉnh, thành phố thuộc các vùng khác. Các cửa khẩu quốc tế và quốc gia đã và đang được áp dụng chính sách nhằm tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm công nghiệp địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội vùng biên, tăng nguồn ngân sách cho tỉnh.
Tuy nhiên, với đặc điểm là một tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là tại khu vực biên giới, cơ sở hạ tầng cửa khẩu, giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong mối tương quan với khu vực biên giới đối diện là những điều kiện khó khăn cơ bản của tỉnh Lạng Sơn trong triển khai các hoạt động đối ngoại nói chung và đối với Quảng Tây, Trung Quốc nói riêng.