Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 39)

4. Cấu trúc đề tài

2.2.4.Tài nguyên khoáng sản

Theo các số liệu điều tra địa chất cho thấy: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng khá phong phú, đa dạng về chủng loại nên rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, bao gồm một số loại khoáng sản chủ yếu sau:

-Đá vôi, cát, cuội sỏi có hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và

đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.

-Than nâu ở Na Dương (Lộc Bình), trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn hiện

đang được khai thác cung cấp cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương.

-Than bùn ở Bình Gia, trữ lượng khoảng 100 ngàn tấn, chưa được khai

thác sử dụng.

-Photphorit ở Hữu Lũng, trữ lượng khoảng 73 ngàn tấn, đã được khai

-Boxit ở Văn Lãng, Cao Lộc, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, mới được thu gom và khai thác thủ công trong vài năm nay.

-Vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia), vùng Bản Trại, Đào Viên

(Tràng Định), chủ yếu là vàng sa khoáng.

-Thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình), trữ lượng khoảng 2 triệu tấn

chưa được khai thác.

-Có mỏ sét ở Lộc Bình trữ lượng khoảng 22,5 triệu tấn.

-Có mỏ sắt ở Chi Lăng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn.

-Nước khoáng tự nhiên ở Tràng Định, được đánh giá đạt tiêu chuẩn về

vệ sinh, có thể dùng làm nước giải khát.

Ngoài ra, còn một số loại khoáng sản khác như: mangan, đồng, chì, kẽm, thủy ngân, thiếc,…chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng. Với sự phân bố về trữ lượng khoáng sản như vậy, nhu cầu vận chuyển là rất cao để có thể đáp ứng cho phục vụ sản xuất. Hàng năm, khối lượng xe tải vận chuyển khoáng sản là rất lớn, Vì vậy, giao thông vận tải của tỉnh có phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển một cách linh hoạt.

Một phần của tài liệu phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn (Trang 39)