Quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 32)

Khái niệm quản lý nhà nước về quảng cáo

Nhƣ đã nêu trên, quản lý Nhà nƣớc là nói chung cho mọi quốc gia, nó mang nhiều yếu tố tác động nhƣ yếu tố xã hội, con ngƣời, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố uy quyền và yếu tố thông tin.

Lĩnh vực văn hóa - thông tin cũng là đối tƣợng đặc biệt trong quản lý Nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc về Văn hóa là hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Với vai trò là thiết chế trung tâm cho hệ thống chính trị, Nhà nƣớc đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mỗi công dân đều đƣợc thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền cơ bản của mình, trong đó có

các quyền về văn hoá nhƣ quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền học tập, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật Nhà nƣớc có trách nhiệm điều tiết để bảo đảm sự hài hoà giữa các thành tố văn hoá, điều tiết lợi ích văn hoá của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và thoả mãn nhu cầu văn hoá của toàn xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn phát triển kinh tế và văn hoá.

Để tiếp tục cụ thể hoá việc thực hiện cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đảng và Nhà nƣớc ta đã nhận định văn hoá vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội. Văn hoá là yếu tố góp phần hình thành tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam cần đƣợc giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp tục phát huy, tiếp thu các tinh hoa văn hoá nhân loại.Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam thể hiện ở những điểm sau:

1. Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;

2. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 3. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

4. Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng;

5. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. [1, tr.7,8].

Bảo tồn, phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới và làm cho những giá trị văn hóa ấy thấm sâu vào xã hội, vào con ngƣời và trở thanh tâm lí, tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình lâu dài và khó khăn. Quá trình đó không chỉ bao gồm những hoạt động tạo dựng những cái mới tốt đẹp mà đồng thời phải bao gồm cả những hoạt động đấu tranh phê phán những cái xấu, cái ác để hƣớng con ngƣời tới tính chân thiện mĩ. Bên cạnh việc bài trừ những thói hƣ, tật xấu, những thủ tục lạc hậu còn phải chống mọi mƣu toan của các thế lực thù địch lợi dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình”. Quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Trái lại phải mở rộng giao lƣu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ mãi hoặc phục hồi những gì đã lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ.

Các Văn kiện của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đều thể hiện quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hoá phục vụ con ngƣời, coi con ngƣời là trung tâm, là vốn quý nhất, bồi dƣỡng con ngƣời Việt Nam về trí tuệ, tâm hồn, lối sống đạo đức, tạo cho mỗi ngƣời một nhân cách có bản lĩnh vững vàng phù hợp với sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại ngày nay.

Qua các nội dung đã phân tích trên có thể thấy rằng hoạt động quảng cáo là một trong những nội dung của quản lý nhà nƣớc về văn hoá -thông tin. Chính sách của nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo thể hiện ở ba điểm sau:

Thứ nhất, Nhà nƣớc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời quảng cáo, ngƣời kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ngƣời phát hành quảng cáo và ngƣời tiêu dùng.

Thứ hai, Nhà nƣớc tạo điều kiện để ngƣời kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ngƣời phát hành quảng cáo phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lƣợng quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ ba, Nhà nƣớc khuyến khích ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức cá nhân nƣớc ngoài hợp tác, đầu tƣ phát triển dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam.

Để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển đúng hƣớng, trƣớc hết cần khẳng định vai trò và chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động này. Xuất phát từ đặc trƣng của hoạt động quảng cáo mà trách nhiệm, phạm vi, phƣơng thức, tác động của Nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo có đặc điểm riêng biệt. Vì vậy cần nhận thức rõ về vị trí, vai trò của hoạt động quảng cáo đối với đời sống kinh tế- xã hội và sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng đối tới quảng cáo để nhằm từng bƣớc tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển đúng hƣớng. Xuất phát từ đặc trƣng của hoạt động quảng cáo tác giả xin mạnh dạn đƣa ra quan điểm của mình về khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo nhƣ sau:

"Quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo đối với hành vi hoạt động quảng cáo của con ngƣời, duy trì và phát triển các mối quan hệ về hoạt động quảng cáo và trật tự pháp luật về quảng cáo, để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. "

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

Theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh quảng cáo, nội dung quản lý nhà nƣớc về quảng cáo bao gồm:

1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển quảng cáo;

2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo;

3. Cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo;

4. Giấy phép đặt văn phòng đại diện quảng cáo, chi nhánh quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nƣớc ngoài tại Việt Nam;

5. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quảng cáo;

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quảng cáo;

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quảng cáo. ”[14, tr. 24,25].

Việc tổ chức thực hiện tất cả các nội dung quản lý nhà nƣớc về quảng cáo nhƣ trên sẽ góp phần đẩy mạnh nền công nghiệp quảng cáo non trẻ của Việt Nam phát triển ổn định, hƣớng các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo đi đúng hành lang pháp lý. Công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi tiến hành đồng bộ các biện pháp, cách thức, trong đó vai trò của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định. Trên thực tế, vấn đề này không phải bao giờ cũng đƣợc hiểu và thực hiện một cách thống nhất. Sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về quảng cáo giữa các cơ quan ở Trung ƣơng với nhau, giữa cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng đã hạn chế đáng kể đến hiệu quả của công tác quản lý.

Quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo

Xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nƣớc, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo cần phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật. Điều này đƣợc đặt ra nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo diễn ra trong một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, ổn định; cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất, lợi ích của xã hội và của nhà nƣớc. Theo đó, pháp luật về quảng cáo là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động quảng cáo. Sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, vì thế hệ thống pháp luật quy định về hoạt động quảng cáo của nƣớc ta cũng trải qua những giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn trước năm 1994. Qua nghiên cứu cho thấy, trƣớc những năm 1970, ở Việt Nam chƣa có một văn bản pháp lý này có liên quan đến quảng cáo. Quảng cáo ở Việt Nam thời kỳ này chƣa phát triển, nói đúng hơn, chƣa có vấn đề gì để xã hội quan tâm, chính quyền phải vào cuộc. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Cũng dễ hiểu vì nền kinh tế Việt Nam bấy giờ là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Mọi hoạt động trong xã hội, từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu dùng nhất nhất đều thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch. Ngƣời bán chẳng cần tìm ngƣời mua vì cần phải bán cho ai, bao nhiêu, tất cả đã có kế hoạch. Ngƣợc lại, trong hoàn cảnh khan hiếm hàng hoá, ngƣời mua buộc phải tìm ngƣời bán và phải chờ đợi khi nào có hàng, ngƣời ta sẽ thông báo. Trong môi trƣờng nhƣ thế, quảng cáo không có đất sống, không ai cần đến nó. Vì thế, sự điều chỉnh của pháp luật về quảng cáo cũng không đƣợc đặt ra.

Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, quảng cáo có dấu hiệu phát triển, nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nƣớc cũng đƣợc đặt ra. Ngay từ năm 1990, nắm bắt đƣợc sự phát triển của quảng cáo, Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Chỉ thị số 738/VP ngày 10.8.1990 qui định về công tác quảng cáo. Tiếp đó, năm 1991, Uỷ ban Khoa học nhà nƣớc và Bộ Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Thông tƣ liên bộ số 1191-TT/LB ngày 29.6.1991 qui định về "Quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hoá". Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản cụ thể để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình: Quyết định số 3248/QĐ- UB (19.12.1991) của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội qui định về quảng cáo bằng biển, hiệu trên địa bàn Hà Nội là một ví dụ.

Giai đoạn từ năm 1994 đến 2001

Song phải thấy rằng từ năm 1990, với ý thức quản lý vĩ mô và cũng để tạo cho hoạt động quảng cáo có điều kiện phát triển, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hoá Thông tin soạn thảo Nghị định nhằm quản lý thống nhất hoạt động này. Sau 4 năm, qua 18 lần soạn thảo, sửa đổi, có sự góp ý xây dựng của nhiều Bộ, ngành có liên quan, ngày 31.12.1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/CP bao gồm 7 chƣơng, 27 điều. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã ban hành Thông tƣ số 37/VHTT- TT (01.07.1995) hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 194/CP. Nghị định số 194/CP và Thông tƣ số 37/VHTT-TT đƣợc xem là những văn bản pháp lý chủ yếu cho hoạt động quảng cáo và các cơ quan quản lý cũng nhƣ những ngƣời tham gia hoạt động quảng cáo.

Sau 1 năm triển khai Nghị định số 194/CP, ngày 12.12.1995, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 87/CP và Thủ tƣớng Chính phủ có Chỉ thị số 184/TTg về "tăng cƣờng quản lý thiết lập trật tự kỷ cƣơng trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng". Hỗ trợ cho Nghị định số 87/CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/CP ngày 14.12.1995 qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ du lịch và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

Năm 1997, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Thƣơng mại (10.05.1997) trong đó có dành Mục 13 quy định về quảng cáo thƣơng mại gồm 13 điều.

Ngày 05.05.1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/1999/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại và hội chợ, triển lãm thƣơng mại.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Ngày 16.11.2001, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 10 đã thông qua Pháp lệnh Quảng cáo gồm 7 chƣơng, 35 điều. Pháp lệnh quảng cáo thể chế hoá đƣờng lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các qui định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp lệnh quảng cáo ra đời đã điều chỉnh tất cả các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức, phƣơng tiện, điều kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.

Sau khi Pháp lệnh quảng cáo đƣợc thông qua, ngày 13.03.2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2003/NĐ- CP qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã ban hành Thông tƣ số 43/2003/TT- BVHTT ngày 16.07.2003 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Đây đƣợc xem là văn bản có ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần đƣa hoạt động quảng cáo đang có chiều hƣớng "thái quá" vào quỹ đạo cần thiết. Đó cũng đƣợc xem là bƣớc khởi đầu của quá trình triển khai thực hiện cụ thể Pháp lệnh quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ- CP.

Nhƣ vậy, việc ban hành Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, hoạt động quảng cáo đã đƣợc phát triển trong môi trƣờng pháp lý tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh các hoạt động quảng cáo ở nƣớc ta bao gồm những văn bản sau:

1. Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001.

2. Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.

3. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.

4. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá- thông tin.

5. Thông tƣ số 43/3003/TT-BTVTT ngày 16/7/2003 của Bộ VHTT hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 32)