Thực trạng hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52)

Những kết quả đạt được

Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp quảng cáo thì hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo cũng có sự phát triển đáng khích lệ. Việc cụ thể hoá bằng các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo trên mỗi loại phƣơng tiện quảng cáo đã tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho

hoạt động quảng cáo phát triển.

Hiện nay, quảng cáo chủ yếu tập trung vào một số phƣơng tiện nhƣ Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet), bảng, biển, băng rông, áp phích, tờ rời. Mặc dù chi phí cho quảng cáo có hiệu quả trong chiến lƣợc quảng bá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ vì vậy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tiềm lực về tài chính đều chọn những phƣơng tiẹn này. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quảng cáo đã đƣợc thực hiện nghiêm túc. Doanh thu từ hoạt động quảng cáo đã góp phần không nhỏ vào phát triển, nâng cao chất lƣợng hoạt động của cơ quan báo chí, giảm bớt đƣợc gánh nặng của ngân sách nhà nƣớc, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần của nhân dân thông qua các chƣơng trình thể thao, vui chơi, giải trí.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều những phƣơng tiện quảng cáo mới cũng nhƣ doanh thu từ quảng cáo qua các năm (phụ lục số 02) chứng tỏ quảng cáo đã thực sự trở thành một ngành kinh tế và “mảnh đất” khai thác quảng cáo vẫn đang rất rộng mở đối với những ngƣời tham gia vào ngành kinh tế này. Bên cạnh những phƣơng tiện quảng cáo mới xuất hiện, địa điểm khai thác quảng cáo cũng đƣợc khai thác rất triệt để và hiệu quả. Mạng máy tính toàn cầu (Internet) mở ra hàng loạt cách thức quảng cáo khác nhau, từ những quảng cáo trên các Website đến những quảng cáo qua hộp thƣ điện tử (Email), từ những quảng cáo cố định đã có những quảng cáo di động hơn nhƣ trên các phƣơng tiện giao thông (xe bus và các phƣơng tiện tham gia giao thông khác) kể cả việc quảng cáo qua điện thoại di động cũng đang trở thành xu hƣớng mới và đƣợc các nhà quảng cáo tập trung khai thác.

Những vấn đề còn tồn tại

tiện vẫn còn nhiều những tồn tại, đó là những bức xúc chung của toàn xã hội. Nhƣ đối với hoạt động quảng cáo ở ngoài trời, do có sự quản lý tốt của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là công tác quy hoạch quảng cáo của địa phƣơng đã đƣợc quan tâm do đó hoạt động quảng cáo đã dần đi vào nề nếp, chất lƣợng hình thức các bảng, biển quảng cáo tấm lớn cũng đƣợc nâng cao, điều đó đã góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp cho các tuyến đƣờng, phố, các đô thị của Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực trên, hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo còn những hạn chế nhất định, nhƣ tình trạng mất mỹ quan đối với quảng cáo ở ngoài trời tại một số địa phƣơng, đặc biệt là quảng cáo trên bảng, biển tấm lớn. Hầu hết các bảng, biển quảng cáo ở ngoài trời đều đƣợc làm bằng chất liệu sắt, nhiều trụ, kích cỡ khác nhau và mặt bảng, biển đƣợc làm bằng chất liệu tôn sơn, do đó qua một thời gian ngắn mặt biển sẽ bị hoen ố, các trụ bị han gỉ dẫn tới mất mỹ quan. Các vi phạm về quảng cáo bằng tờ rời, tờ gấp, quảng cáo vặt trên tƣờng, cột điện rất phổ biến tại các đô thị mà chƣa đƣợc xử lý.

Tình trạng biến tƣớng, lách luật trong hoạt động quảng cáo có chiều hƣớng gia tăng nhƣ quảng cáo kèm biển hiệu, nội dung của biểu hiện không đúng với quy định của pháp luật (cụ thể của sản phẩm thì chữ viết rất to). Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quy hoạch quảng cáo của các địa phƣơng còn yếu và thiếu; công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm chƣa đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó các vi phạm về quảng cáo bằng tờ rời, tờ gấp, quảng cáo vặt trên tƣờng, cột điện rất khó kiểm tra và phát hiện; quy định của pháp luật về viết, đặt biển hiệu chƣa cụ thể.

Các vi phạm về quảng cáo trên truyền hình và báo in còn phổ biến nhƣ phát sang một số sản phẩm quảng cáo có nội dung, hình thức không phù hợp

với phong tục tập quán Việt Nam; không có dấu hiệu phân biệt chƣơng trình quảng cáo và các chƣơng trình khác; sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ treo quá số lƣợng trên phông theo các quy định (đối với truyền hình); số trang của phụ trang quảng cáo còn vƣợt quá số trang báo chính; quảng cáo lẫn trong tin bài, sử dụng quốc kỳ Việt Nam để quảng cáo, sử dụng bản đồ địa giới hành chính Việt Nam không có quần đảo Trƣờng sa và Hoàng Sa để quảng cáo, một số sản phẩm quảng cáo có nội dung và hình thức thiếu tính văn hoá gây phản cảm cho ngƣời đọc (đối với báo in). Hoạt động quảng cáo trên Internet chƣa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quảng cáo, các vi phạm chủ yếu nhƣ không đăng ký sản phẩm quảng cáo trƣớc khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo trên trang chủ, quảng cáo sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo (nhƣ quảng cáo rƣợu).

Thời gian gần đây chúng ta có thêm một hình thức quảng cáo hiện đại bằng các màn hình cỡ lớn. Tuy nhiên nó lại đƣợc đặt ở các nút giao thông quan trọng nhƣ: Kim Liên-Đại Cồ Việt-Giải Phóng, ngã tƣ Láng Hạ-La Thành - Giảng Võ hay mới đây là nút Cầu Giấy - Voi Phục làm ảnh hƣởng đến ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông, gây va quệt và ách tắc giao thông.

Không kể đến phƣơng tiện quảng cáo truyền hình và báo chí có diện phủ sóng toàn quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa bàn có hoạt động quảng cáo sôi động nhất cả nƣớc. Quảng cáo ngoài trời ở những địa bàn này đang có rất nhiều vấn đề cần chấn chỉnh. Thống kê của Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội cho thấy trên địa bàn Thủ đô có tới 143 biển quảng cáo có sai phạm, trong đó có 40 biển nằm trong khu vực nội thành. Theo đánh giá của thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin, trên những tuyến đƣờng vành đai III mặc dù đã có quy hoạch cụ thể, trong đó có qui hoạch về quảng cáo nhƣng

trên địa bàn Thành phố đƣợc quy định tại Quyết định số 10/2001 ngày 09/03/2001 của Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội. Việc sai phạm của các công ty quảng cáo trên địa bàn Hà Nội phần lớn là do vi phạm khi đối chiếu với những quy định mới của thành phố. Song cũng không ít biển quảng cáo do các công ty cố tình vi phạm. Ông Dƣơng Duy Dũng, Phó chánh Thanh tra Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội cho biết hiện ở thành phố đang có 2 điểm nóng về biển quảng cáo ngoài trời là ngã tƣ Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Kim Liên và Cầu Chui Gia Lâm. Lý giải cho quảng cáo không giấy phép là do thủ tục cấp phép quảng cáo - theo phản ánh của nhiều công ty, đơn vị tham gia quảng cáo - là khá phức tạp khi phải thông qua Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính, Văn phòng kiến trúc sƣ thành phố... mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Ngoài ra còn có khá nhiều bảng, biển quảng cáo mang những nội dung phản cảm, thậm chí là thiếu văn hóa.

Đơn cử nhƣ một trong những qui định cấm quảng cáo đƣợc đông đảo công chúng đón nhận đó là việc:

Không quảng cáo các loại sản phẩm hàng hoá mà nội dung, hình thức quảng cáo gây mất thẩm mỹ, không phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc (nhƣ băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da và các loại sản phẩm hàng hoá tƣơng tự) trên Đài phát thanh, Đài truyền hình từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày; trong chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí không treo, đặt, dán, dựng các sản phẩm quảng cáo cho loại hàng hoá này trên phông sân khấu; quảng cáo ở ngoài trời phải theo qui định của địa phƣơng về địa điểm, thời gian, kích thƣớc của sản phẩm quảng cáo loại hàng hoá này"[14,tr.34] (khoản 6 Mục II Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT).

Trong một hội nghị về hoạt động quảng cáo, Tổng thƣ ký Hiệp hội quảng cáo đã kiến nghị: “Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội nên có những quy hoạch thật cụ thể và chỉ nhƣ vậy mới có thể giảm bớt những “cửa” thủ tục rƣờm rà và mới có thể thực hiện đƣợc chính sách “một cửa” trong cấp phép mà đầu mối là Sở Văn hoá - Thông tin...” [44, tr.8]. Theo Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội, thời gian qua, Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, tiến hành lập lại trật tự trong hoạt động quảng cáo. Sở Văn hoá - Thông tin cƣơng quyết không cho phép treo biển quảng cáo tại các khu phố cổ, khu vực ngoại thành và các tuyến đƣờng vành đai để đảm bảo trật tự và mỹ quan đô thị. Một trong những biện pháp kiên quyết nhất là việc “vừa xử phạt vừa tiến hành tháo dỡ” với mức phạt khá cao, từ 12 đến 15 triệu đồng đối với mỗi biển vi phạm.

Quy định về quảng cáo ngoài trời, Nghị định 194/CP cấm những panô, biển, bảng... ảnh hƣởng đến giao thông, giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và cảnh quan môi trƣờng. Nghị định này đã đƣợc thay thế bởi Nghị định 24/2003/NĐ-CP với quy định chi tiết quảng cáo phải phù hợp với quy hoạch đô thị, an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan môi trƣờng. Tuy nhiên, thế nào là “phù hợp” thì chƣa văn bản nào giải thích cụ thể, mà đƣợc hiểu tuỳ theo quan điểm mỗi ngƣời, mỗi cơ quan hay mỗi doanh nghiệp. Do quy định không rõ ràng đã tạo kẽ hở cho thƣơng nhân "lách" luật, khiến cho việc quản lý nhà nƣớc về quảng cáo cũng khó khăn.

Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý quảng cáo của các nƣớc bạn nhƣ Thái Lan, Singapo, Hồng Kông...Pháp luật những nƣớc này thƣờng có các qui định rất chặt chẽ. Ví dụ, đối với quảng cáo ngoài trời, họ chỉ cho phép treo, dán các biển quảng cáo nhỏ tại các trạm xe điện ngầm, khu siêu thị, một số ít ở các khu vực ngoài trung tâm thành phố và không có băng

truyền hình, phim màn ảnh rộng ở các rạp chiếu phim.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52)