Quản lý nhà nƣớc về quảng cáo 1 Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm quản lý

Xã hội loài ngƣời xuất hiện, nhu cầu tổ chức, điều hành xã hội cũng hình thành nhƣ một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội phát triển từ thấp đến cao theo sự tiến bộ xã hội. Xã hội đƣợc quản lý bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngƣợc lại. Lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời từ thời kỳ mông muội đến nền văn minh hiện đại ngày nay có ba yếu tố cơ bản là tri thức, lao động và quản lý. Trong đó, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với sức lao động. Sự kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển; ngƣợc lại, kết hợp không tốt thì sự phát triển sẽ chậm lại hoặc làm cho xã hội rối ren. Sự kết hợp đó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở cơ chế, chế độ, chính sách, biện pháp quản lý của giai cấp thống trị và ở nhiều khía cạnh tâm lý- xã hội.

Quản lý là phải biết tác động bằng cách nào đó để ngƣời bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho mình, cho Nhà nƣớc và cho xã hội. Quản lý chứa đựng hai phƣơng diện cơ bản là chính trị- xã hội và tác động, điều khiển.

Trong thời đại ngày nay, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã và đang thay đổi mạnh mẽ vị trí, vai trò của nhà nƣớc trong đời sống kinh tế đất nƣớc. Quản lý là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội. Quản lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.

Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đƣa ra định nghĩa riêng về quản lý. Định nghĩa chung nhất về quản lý là định nghĩa của điều khiển học. Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển,

chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định nghĩa luật hay nguyên tắc tƣơng ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của ngƣời quản lý nhằm đạt đƣợc những mục đích đã định trƣớc.

Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trƣờng hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hoá đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nƣớc. Vấn đề quản lý mà chúng ta quan tâm nghiên cứu là quản lý xã hội, quản lý nhà nƣớc. C.Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động” [42, tr.27]. Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết: “tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung…Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng” [42,tr.145]. Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng với mọi hoạt động chung của con ngƣời trong xã hội.

Ở đâu có sự hiệp tác của nhiều ngƣời, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt động chung của nhiều ngƣời đòi hỏi phải đƣợc liên kết lại dƣới nhiều hình thức. Một trong những hình thức liên kết quan trọng là tổ chức. Xét về nội dung, tổ chức tức là phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều ngƣời để thực hiện mục tiêu đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lý, không có tổ chức thì không có quản lý.

Khẳng định vấn đề này, Lênin đã viết: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục thôi thì chƣa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”. Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con ngƣời, chúng ta cần có những phƣơng tiện buộc con ngƣời phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định. Cơ

sở của sự phục tùng hoặc là uy tín, hoặc là quyền uy. Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định uy tín đóng vai trò là cơ sở quan trọng của sự phục tùng nhƣng nhìn chung thì quyền uy vẫn là cơ sở chủ yếu. Quyền uy là sự áp đặt ý chí của ngƣời này đối với ngƣời khác buộc ngƣời đó phải phục tùng. Nhƣ vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đề. [41, tr.234].

Quyền uy là phƣơng tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tƣợng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý. Không có quyền uy thì hoạt động quản lý sẽ không đạt đƣợc hiệu quả.

Quyền uy - chí thống trị của ngƣời điều khiển - có thể đại diện cho lợi ích chung và nhằm phục vụ lợi ích chung của các thành viên trong tổ chức và ngƣợc lại, nó có thể chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm ngƣời hoặc một cá nhân nào đó.

Trong trƣờng hợp thứ nhất, sự thống trị ý chí và sự phục tùng đƣợc bảo đảm chủ yếu bằng bạo lực, cƣỡng chế và theo Lênin thì “sự điều khiển có thể mang những hình thức độc tài, nghiêm khắc”. [41, tr. 198].

Chủ thể quản lý là con ngƣời hay tổ chức của con ngƣời. Những cá nhân hay tổ chức của con ngƣời phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hƣớng tới mục tiêu chung nhằm đạt đƣợc kết quả nhất định trong quản lý. Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này đƣợc quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật…Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, phát triển phù hợp với luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của ngƣời quản lý. ”[1,tr. 27].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25)