Thực trạng về bộ máy quản lý nhà nƣớc về quảng cáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 95)

Công tác quản lý nhà nước ở Trung ương

Trong thời gian qua, bộ máy quản lý nhà nƣớc về quảng cáo ở cấp Trung ƣơng đã đƣợc củng cố và tăng cƣờng đáng kể. Nhằm đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trong tình hình hiện nay, ngày 21 tháng 11 năm 2002 Bộ trƣởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã ký quyết định số 29/2002/QĐ-BVHTT về việc thành lập Phòng Quảng cáo trực thuộc Cục Văn hoá thông tin cơ sở (trƣớc đây là tổ quảng cáo nằm trong Phòng Quản lý Thông tin – Triển lãm – Quảng cáo).

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo, Bộ Văn hoá - Thông tin đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, soạn thảo các văn bản quản lý nhà nƣớc, cụ thể nhƣ Thông tƣ só 43/2003/TT-BVHTT ngày 17 tháng 7 năm 2003 hƣớng dẫn Nghị định số 24/2003/NĐ-CP, Thông tƣ liên tịch với các Bộ, ngành hƣớng dẫn cụ thể về hoạt động quảng cáo trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thể dục thể thao, lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Có thể nói, cho tới nay hệ thống văn bản

pháp luật về quảng cáo đã tƣơng đối hoàn thiện, đáp ứng đƣợc với sự phát triển của hoạt động quảng cáo cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt đồng này.

Song song với công tác ban hành văn bản pháp luật về quảng cáo, Bộ văn hoá thông tin luôn phối hợp với các Bộ, ngành, cá cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo từ Trung ƣơng xuống cơ sở, Bộ Văn hoá - Thông tin luôn coi trọng việc hƣớng dẫn các Sở Văn hoá - Thông tin thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo nhƣ hội nghị, tập huấn để triển khai các văn bản pháp luật mới ban hành, hƣớng dẫn xây dựng và ban hành các văn bản quản lý tại địa phƣơng, tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với Sở Văn hoá - thông tin hƣớng dẫn về quy hoạch quảng cáo; cải cách thủ tục hành chính; theo dõi hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo đặc biệt là đối với báo, đài; đồng thời nghe các kiến nghị của địa phƣơng về công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các địa phƣơng, công tác thanh tra và xử lý vi phạm cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ văn hoá - Thông tin, Cục Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng tiến hành các đợt kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo ở ngoài trời, báo in, Đài phát thanh, truyền hình. Nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo, Bộ Văn hoá- Thông tin đã giao cho Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện phƣơng án quản lý quảng cáo trên truyên hình; báo in và mạng Internet. Hàng tháng hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo đƣợc Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở kiểm tra, theo dõi chặt chẽ, các vi phạm về quảng cáo đƣợc Cục Văn hoá- Thông tin cơ sở kiểm tra, theo dõi

hợp với Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan chức năng chấn chỉnh xử lý kịp thời, do đó hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện quảng cáo đã dần đi vào nề nếp .

Công tác quản lý nhà nước ở địa phương

Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên địa bàn các tỉnh, thành phố luôn đƣợc các Sở Văn hoá - Thông tin quan tâm đúng mức. Hiện này, hầu hết các Sở đều có bộ phận quản lý nhà nƣớc về quảng cáo nằm trong Phòng quản lý nghiệp vụ văn hóa – thông tin hoặc Phòng Thông tin. Hoạt động quảng cáo trên địa bàn cấp quận, huyện đều do Phòng văn hoá - Thông tin hoặc Phòng Văn hoá - Thông tin- Thể thao quản lý (sau đây gọi chung là Phòng Văn hoá - Thông tin quận huyện). Đây là một bộ phận góp phần quan trọng đáng kể vào việc quản lý tốt hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Công tác ban hành văn bản cũng đƣợc các Sở quan tâm, đặc biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Nhằm triển khai các văn bản pháp luật về quảng cáo, trong thời gian từ năm 2002 đền hết tháng 6 năm 2005, Sở Văn hoá - Thông tin 64 Tỉnh, thành đã ban hành 271 băn bản, tham mƣu cho Uỷ ban Nhân dân ban hanh hành 24 văn bản quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo. Điển hình nhƣ Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 10/2001/QĐ-UB ngày 9 tháng 03 năm 1999 cảu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quảng cáo bằng biển, bảng và băng-rôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Thông báo số 25/TB-VHTT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Sở Văn hoá - Thông tin Hải Phòng về quảng cáo rao vặt…Việc ban hành kịp thời các văn bản quản lý phù hợp với các quy định của pháp luật về quảng cáo cũng nhƣ đặc thù, tình hình

của địa phƣơng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển đúng hƣớng. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, tại một số địa phƣơng Sở Văn hoá - Thông tin đã ban hành hoặc tham mƣu cho Uỷ ban Nhân dân ban hành một số quy định chƣa phù hợp với các quy định của pháp luật nhƣ Quyết định số 102/2000/QĐ-UB ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức thu phí sử dụng đất công, bến, bãi, mặt nƣớc, khoảng không thuộc nhà nƣớc quản lý để quảng cáo. Quy định trên không phù hợp với chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính của Thủ tƣớng Chính phủ, mặt khác gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quảng cáo, dẫn đến hạn chế sự phát triển của hoạt động quảng cáo.

Công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Sở văn hoá - Thông tin trong thời gian vừa qua. Dựa trên những nguyên tắc về quy hoạch chung của thành phố, Sở Văn hoá - Thông tin đã chủ động đề nghị Phòng Văn hoá - Thông tin các quận, huyện phối hợp với các ngành nhƣ giao thông công chính, xây dựng, nhà đất … tiến hành xây dựng quy hoạch quảng cáo trên địa bàn, sau đó trên cơ sở quy hoạch quảng cáo của các quận, huyện, Sở Văn hoá - Thông tin tổng hợp trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố ban hành. Hiện nay một số địa phƣơng đã hoàn thành xong công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo nhƣ hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Phƣớc, Sóc Trăng, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng, Sơn la… Việc hoàn thành quy hoạch quảng cáo tại các địa phƣơng đã góp phần quan trọng tạo cảnh quan đẹp cho bộ mặt đô thị, tạo cảnh quan cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quảng cáo. Bên cạnh sự tích cực, chủ động trong công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo của một số địa phƣơng, hiện nay còn một số cơ sở lúng túng hoặc chƣa coi trọng đến

công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo. Để quy hoạch quảng cáo của cácđịa phƣơng đạt kết quả cao đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các lãnh đạo tỉnh; thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành có liên quan trong quá trình triển khai xây dựng quy hoạch quảng cáo.

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp phép thực hiện quảng cáo là một trong những khâu trọng yếu của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo. Hiện nay, hầu hết các Sở văn hoá - Thông tin đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhƣ niêm yết công khai thủ tục, hồ sơ xin cấp phép thực hiện quảng cáo, phân cấp cho Phòng Văn hoá - Thông tin quận, huyện cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên một số loại phƣơng tiện quảng cáo nhƣ băng-rôn, bảng quảng cáo tấm nhỏ (điển hình tại các địa phƣơng nhƣ Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An..). Tại một số địa phƣơng, Sở Văn hoá - Thông tin đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng một cửa nhƣ Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Bình Thuận, Bắc Giang, Hoà Bình, Kon Tum… Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép thực hiện quảng cáo đã từng bƣớc giảm các thủ tục phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi xin phép thực hiện quảng cáo. Nếu trƣớc đây thời gian từ khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hợp lệ đến khi nhận đƣợc giấy phép là 10 ngày thì hiện nay còn 7 ngày, có địa phƣơng thời gian cấp phép rút xuống từ 2 đến 3 ngày (nhƣ Bình Thuận). Bên cạnh đó, thực hiện cải cách thủ tục hành chính còn tạo nên sự chuyên nghiệp hoá cho đội ngũ cácn bộ quản lý, đồng thời từng bƣớc tinh giảm biên chế, một số địa phƣơng đã thực hiện tốt công tác này nhƣ Phú yên, Hà Tây, Vĩnh Long… Tuy nhiên, bên cạnh sự tích cực của một số địa phƣơng, hiện nay vẫn còn một số Sở thực hiện chƣa triệt để cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép, cụ thể nhƣ: yêu cầu xác nhận vị trí, địa điểm thực hiện quảng cáo của Phòng Văn hoá - Thông tin quận, huyện; xuất trình các giấy tờ liên quan phải

là bản gốc hoặc phải có công chứng của cơ quan có them quyền; thời gian giải quyết hồ sơ còn chậm trễ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình xin phép thực hiện quảng cáo. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số địa phƣơng chƣa thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính, nhận thức của một số cán bộ quản lý còn chậm và yếu; sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nƣớc giữa Sở và Phòng văn hoá - Thông tin các quận, huyên chƣa đƣợc chặt chẽ [34, tr.4].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 95)