Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quảng cáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 66)

2.2.1.Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo

Nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về quảng cáo

Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thƣơng mại phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian qua, tác động của nó đối với đời sống kinh tế xã hội, cả tích cực lẫn tiêu cực là rất lớn. Vì vậy, pháp luật có những qui định rất chặt chẽ và chi tiết về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này.

Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1 Luận văn, nội dung quản lý nhà nƣớc về quảng cáo bao gồm: xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển quảng cáo; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo; cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo; giấy phép đặt văn phòng đại diện quảng cáo, chi nhánh quảng cáo của tổ

chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nƣớc ngoài tại Việt Nam; tổ chức, quản lý công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quảng cáo; thực hiện hợp tác quốc tế về quảng cáo; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quảng cáo.

Theo điều 29 Pháp lệnh Quảng cáo, thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về quảng cáo và cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo bao gồm:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

2. Bộ Văn hóa thông tin chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

3. Bộ Thƣơng mại, các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa thông tin thực hiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo tại địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ.

Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo thƣơng mại trong phạm vi cả nƣớc. Với trọng trách đó, Bộ Văn hoá Thông tin có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, chính sách về hoạt động quảng cáo;

2. Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo;

cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nƣớc ngoài; giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; giấy phép ra phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo đối với báo in; kênh hoặc chƣơng trình chuyên quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình;

4. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo;

5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo;

6. Tổ chức và hƣớng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo;

7. Tổ chức, quản lý về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;

8. Tham gia ý kiến trong việc thẩm định đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài về lĩnh vực quảng cáo.[14,tr.8]

Bên cạnh đó, do các sản phẩm dịch vụ đƣợc quảng cáo rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì thế cần phải có sự phối hợp quản lý của các Bộ chuyên ngành nhƣ Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoach Đầu tƣ…

Ngoài các Bộ chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp cũng tham gia quản lý hoạt động quảng cáo với các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nƣớc ngoài;

2. Chỉ đạo Sở Văn hóa - Thông tin thực hiện các nhiệm vụ quản lý hoạt động quảng cáo.

có thẩm quyền. Thanh tra Nhà nƣớc về văn hóa thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về Thanh tra, Pháp lệnh Quảng cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá- Thông tin, theo đó tại Mục 8, các hành vi vi phạm là:

- Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động quảng cáo (Điều 48); - Vi phạm các quy định về hình thức quảng cáo (Điều 49);

- Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo (Điều 50); - Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo (Điều 51);

- Vi phạm các quy định về quảng cáo trong lĩnh vực thông tin báo chí (Điều 52);

- Vi phạm các quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm (Điều 53); - Vi phạm các quy định về quảng cáo trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thời trang, hoạt động văn hoá, thi đấu thể dục thể thao (Điều 54);

- Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu (Điều 55)[23,tr.23].

Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra còn có thể kèm theo hình phạt bổ sung nhƣ: tịch thu hàng hóa, tƣớc quyền sử dụng giấy phép, buộc tháo dỡ các biển quảng cáo, bồi thƣờng thiệt hại nếu

quảng cáo có nội dung làm giảm uy tín, chất lƣợng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Về thẩm quyền xử phạt:

- Chủ tịch UBND các cấp có quyền xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.

- Bộ Văn hóa - Thông tin có quyền xử phạt theo Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm.

Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hoá...hoặc tố cáo những vi phạm của ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với ngƣời đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định.

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận đƣợc khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

Về thẩm quyền, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo:

Để đảm bảo cho hoạt động quảng cáo phát triển đúng hƣớng và lành mạnh, đồng thời có các qui định quản lý thông thoáng hơn, phù hợp với các qui định của Luật doanh nghiệp và một số luật, pháp lệnh mới đƣợc ban hành, Pháp lệnh quảng cáo chỉ qui định chế độ cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên một số phƣơng tiện, cụ thể: mạng thông tin máy tính; bảng, biển, pa-nô, băng- rôn, màn hình đặt nơi công cộng; vật phát quang, vật thể trên không,

dƣới nƣớc; phƣơng tiện giao thông, vật thể di động khác.

+ Thẩm quyền cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo

Với việc phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, cơ chế cấp Giấy phép hoạt động quảng cáo "một cửa" có điều kiện đƣợc áp dụng. Theo qui định tại Điều 16 Pháp lệnh quảng cáo thì: chỉ có hai cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo là: Bộ Văn hoá- Thông tin và Sở văn hoá - thông tin.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân muốn xin Giấy phép hoạt động quảng cáo, Điều 29 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP qui định rõ: Cục văn hoá- thông tin cơ sở giúp Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trong phạm vi cả nƣớc, ở địa phƣơng là Sở văn hoá-Thông tin. Theo Thông tƣ 43/2003/TT-BVHTT, các cơ quan đầu mối này có trách nhiệm liên hệ, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan khác của nhà nƣớc về các nội dung có liên quan trong quá trình xem xét hoàn chỉnh hồ sơ xin Giấy phép thực hiện quảng cáo.

Với các qui định này, các tổ chức, cá nhân khi muốn xin loại Giấy phép nào là họ biết đƣợc nơi họ cần đến, giảm thiểu sự phiền hà cho họ.

+ Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo

Trƣớc khi Pháp lệnh quảng cáo đƣợc ban hành, xung quanh việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cũng đã từng nảy sinh những tiêu cực xã hội nghiêm trọng nổi cộm hơn cả đó là hiện tƣợng “mua Giấy phép”. Theo qui định của pháp luật trƣớc đây, để thực hiện quảng cáo ngoài trời, các doanh nghiệp phải "xin" xác nhận ý kiến vào Đơn xin Giấy phép quảng cáo ở các quận, huyện có "cho" hay "không cho" thực hiện, sau đó hồ sơ này mới đƣợc đƣa lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét và quyết định việc cấp giấy

của xác nhận này nhiều khi trở thành “uy lực ghê gớm” với các doanh nghiệp, bởi lẽ, nếu không có nó thì "còn lâu mới đƣợc phép thực hiện". Theo qui định của pháp luật, ngƣời thực hiện quảng cáo chỉ phải nộp một khoản duy nhất cho cơ quan chức năng là 1% trên hợp đồng nhƣng để có Giấy phép, các doanh nghiệp phải "chạy" và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì họ càng phải "chạy tợn". Thế là lâu nay, việc "chung chi" đã trở thành lệ khắp các các nơi. Đã có ngƣời ví rằng nếu nhƣ trong lĩnh vực hải quan, nạn hối lộ đƣợc tính bằng đơn vị container thì giá của một chữ ký xác nhận thực hiện quảng cáo đƣợc tính bằng đơn vị m2 (diện tích pa-nô, bảng, biển... mà doanh nghiệp dự định thực hiện). Nhƣng mỗi nơi tính giá mỗi m2 này một khác nhau, rất tuỳ tiện, nhƣng có lẽ quan trọng hơn là tuỳ thuộc vào cách cƣ xử của ngƣời đi "xin". Việc "đƣa tiền" mua bán này đƣợc thực hiện có khi bí mật hoặc công khai; đôi khi nửa bí mật, nửa công khai; có nơi số tiền này rơi vào túi một vài cá nhân; có nơi lại trở thành nguồn quỹ của tập thể.

Với mong muốn khắc phục những bất cập trên, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP đã dành 6 điều qui định về trình tự, thủ tục, thời hạn cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo. Theo đó:

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện ở tỉnh, thành phố khác phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Sở Văn hoá- thông tin nơi đặt Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện biết. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo do Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện và cấp tƣơng đƣơng cấp chỉ đƣợc hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng sở tại.

Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo theo qui định của pháp luật phải có Giấy phép quảng cáo phải gửi Hồ sơ xin phép quảng cáo đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp Giấy phép trƣớc khi thực hiện quảng cáo ít nhất mƣời ngày làm việc.

Tối đa không quá mƣời ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá- thông tin hoặc Sở Văn hoá- thông tin phải cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Trong trƣờng hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do [14, tr.24].

Cụ thể hoá điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp phép thực hiện quảng cáo cho từng loại phƣơng tiện quảng cáo đƣợc qui định tại Mục III Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT.

Nhƣ vậy, với mục đích tạo ra môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào hoạt động quảng cáo và tham gia hoạt động quảng cáo, ngoài việc qui định thời gian tối đa mà cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo không quá mƣời ngày làm việc. Các văn bản pháp luật quảng cáo đã ban hành thể hiện sự đơn giản về thủ tục cấp Giấy phép và gia hạn cấp phép; bãi bỏ một số loại giấy tờ không phù hợp, cần thiết trong hồ sơ xin giấy phép thực hiện quảng cáo nhƣ: hợp đồng kinh tế, văn bản xác nhận của cấp huyện về vị trí đặt biển quảng cáo. Việc ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể, từ các mẫu đơn xin Giấy phép thực hiện quảng cáo đến trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ cũng tạo điều kiện dễ dàng, nhanh chóng hơn cho tổ chức, cá nhân trong việc hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo.

Phải thừa nhận rằng, việc cấp Giấy phép đã có nhiều cải cách. Nhƣng các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo vẫn không tuân thủ. Một trong những lý do quan trọng đó là để "lách luật" cho dễ. Vì nếu không có Giấy phép, cơ

hội quảng cáo ở đâu, diện tích bao nhiêu cũng "chiều" theo ý khách hàng. Và nhƣ vậy, các bên từ nhà quản lý cho đến ngƣời kinh doanh dịch vụ quảng cáo và ngƣời quảng cáo đều có cơ hội trục lợi từ đây. Qua số liệu các biển quảng cáo vi phạm cho thấy hầu hết vi phạm về diện tích, về nơi đặt biển quảng cáo. Các biển quảng cáo này đƣợc đặt ở cả khu vực Phố cổ mà theo Quyết định số 10/2001/QĐ-UB của UBND. Thành phố Hà Nội thì đây là nơi cấm quảng cáo tấm lớn.

Sau khi Pháp lệnh quảng cáo đƣợc thông qua, tình trạng kéo dài thời gian xem xét, thẩm định hồ sơ, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nƣớc đã dần đƣợc khắc phục, tạo niềm tin cho các nhà hoạt động quảng cáo.

Điều kiện quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ

Nhƣ đã trình bày, quảng cáo là giới thiệu đến ngƣời tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ. Song không phải mọi hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ đều đƣợc phép quảng cáo và đều đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng. Pháp luật có những qui định cấm một số hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ. Những qui định pháp luật này nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác nhau quản lý. Vì vậy để đƣợc phép quảng cáo, Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã đƣa ra những điều kiện nhất định đối với quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, chỉ những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật thì mới đƣợc tiến hành quảng cáo.

Những qui định này cũng không nằm ngoài việc tránh những quảng cáo không đủ tiêu chuẩn pháp luật cũng đƣợc quảng cáo. Điều đó, chắc chắn góp phần làm cho ngƣời tiêu dùng sẽ cảm thấy họ đƣợc bảo vệ bởi một hành lang

pháp lý. Chẳng hạn, muốn quảng cáo sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam thì phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam trƣớc khi thực hiện quảng cáo [14, tr.22].

Nội dung, hình thức, phương tiện, sản phẩm quảng cáo và những

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)